Lắng nghe chọn lựa của mỗi người
LẮNG NGHE : CHỌN LỰA CỦA MỖI NGƯỜI
Sinh ra, trừ những người bị bệnh hay tai nạn để rồi bị mất khả năng thính giác. Và dĩ nhiên những người bị mất khả năng thính giác thì sẽ rất thiệt thòi. Còn phần người nghe, không khéo sẽ bị thiệt thòi hay có khi bị họa bởi cái khả năng nghe của mình.
Mở mắt dậy là ta đã nghe được biết bao điều trong cuộc sống. Rồi trải qua bao giờ phút trong một ngày ta cũng được nghe biết bao nhiêu âm thanh phát ra từ chung quanh.
Những âm thanh phát ra từ chung quanh đóng vai trò phát. Nhận và thu là quyền của mỗi người. Có những người muốn tránh những tạp âm thì họ tìm cách gắn tai nghe vào để không nghe những điều chói tai hay nghe những gì họ thích. Như vậy, chuyện nghe lại là tự do và chọn lựa của mỗi người.
Gần đây, với bản tính hiếu kỳ, nhiều người đã đổ xô đi nghe những âm thanh xem chừng ra chát chúa, những cung giọng xem chừng ra hừng hực sự căm thù người đồng loại cũng như muốn ăn tươi nuốt sống người khác. Với khả năng hùng biện cùng với tài chính, con người đó đãc hút được rất nhiều người.
Để ý một chút, từ cung giọng đến ngôn từ cho đến nội dung những câu chuyện xem chừng ra cuốn hút thính giả đó thì chả có chất cũng như chả có lượng. Có chăng là những câu chuyện bươi móc, những ngôn từ tố tụng, những giọng điệu trịch thượng của một kẻ có quyền không hơn không kém. Nội dung của những câu chuyện mà người ta đang bị hút vào xem chừng ra chả có gì gọi là nhân văn đó là chưa nói đến nhân cách của người cuốn hút.
Văn là người ! Dù anh muốn gọi là truy xét một ai đó thì cũng cần có cung giọng là người chứ không thể nào dùng những ngôn từ xem chừng ra không hợp với nhân cách con người.
Trước sự cuốn hút này, nhiều người đã nghe và rồi có người đồng tình và có kẻ lại bức xúc. Nguyên nhân đầu tiên để rơi vào vòng luẩn quẩn này đó chính là sự chọn lựa nghe của mỗi người.
Đó là một ví dụ điển hình minh họa cho sự chọn lựa kênh nghe của mỗi người.
Bản thân tôi, tôi chả để tâm cũng như nghe cung cách của thể loại ấy. Trước hết là không có thời gian cũng như quan trọng nhất đối với tôi vẫn là chọn lựa kênh để mình tiếp nhận.
Đơn giản cách chọn nghe của tôi là dòng nhạc Bolero, dòng nhạc nhẹ. Kèm theo đó là những bài giảng của các đức cha, của các cha và thậm chí của những vị giảng sư khác nữa. Dù các giảng sư khác tôn giáo nhưng những gì hay, những gì bổ ích, những gì có giá trị là tôi nghe. Nghe để mình học, mình sống theo. Đơn giản là mỗi người có cách giảng cũng như nội dung bài giảng chất lượng tùy theo lượng định, cân nhắc và chọn lựa của mình.
Có lẽ khá cẩn trọng khi chọn lựa kênh để mình nghe nên rồi thời gian cũng như chất lượng những gì mình nghe xem chừng ra hữu ích cho mình hơn là những câu chuyện xem chừng đậm máu của hận thù.
Tôi có cách chọn lựa của tôi ! Đường vinh quang tôi chọn đó là con đường khiêm hạ, nhẹ nhàng chứ không có cái kiểu theo cung cách đại loại như là : "đường vinh quang xây xác quân thù !"
Và tưởng nghĩ chuyện giáo dục cho con cái, cho chính bản thân mỗi người rất quan trọng từ chuyện nghe.
Mọi người chắc còn nhớ câu chuyện giáo dục của mẹ Mạnh Tử :
Mạnh Tử mồ côi cha và chịu sự giáo dục nghiêm túc của mẹ là Chương Thị, sau này được gọi là Mạnh Mẫu. Bà nổi tiếng với câu chuyện 3 lần chuyển nhà để cho con trai mình được sống, học tập trong ngôi trường và môi trường giáo dục tốt nhất.
Chuyện kể rằng, mẹ con Mạnh Tử sống gần bãi tha ma. Hàng ngày, Mạnh Tử vẫn thường ra đây nô đùa, ông thường diễn lại những cảnh nhìn thấy ở bãi tha ma. Mạnh Mẫu nhận thấy đây không phải là chỗ ở tốt cho con trai mình, bà liền chuyển nhà sang một khu phố mua bán sầm uất nhưng tình hình không khả quan cho lắm. Ông học cách cân, đong, đo, đếm của những kẻ mua bán, hay khoe khoang đồ của mình.
Lần này, Mạnh Mẫu chuyển nhà đến gần một ngôi trường, Mạnh Tử sống gần đây nên học những khuôn mẫu lễ giáo, học hành chăm chỉ, lúc bấy giờ Mạnh Mẫu mới thở phào: “Đây mới là chỗ ở của con ta”.
Từng có lần, nhà hàng xóm giết lợn, Mạnh Tử thấy vậy hỏi mẹ giết lợn để làm gì, bà lỡ miệng nói đùa:“Để cho con ăn”. Sau đó, bà đi mua thịt lợn về cho con ăn vì bà nghĩ nếu mình nói dối con chẳng khác nào dạy con nói dối. Một câu chuyện nổi tiếng khác về Mạnh Mẫu dạy con đó là khi đang dệt vải, thấy con trốn học đi về. Bà kêu Mạnh Tử đến gần rồi cầm dao chặt đứt tấm vải và mắng: “Con đi học mà bỏ học chẳng khác nào mẹ dệt vải mà chặt đứt nó vậy”. Thấm thía lời mẹ dạy, ông chăm học, dần trở thành học sinh giỏi nhất lớp và bậc đại hiền triết sau này.
Mạnh Mẫu dạy Mạnh Tử rất nghiêm túc khiến ông thấm thía được những tư tưởng và đạo lý
Mạnh Mẫu nổi tiếng là một bà mẹ có cách giáo dục con nghiêm khắc và chu đáo nhất trong lịch sử. Bà có những cách dạy con hiệu quả như chấp nhận chuyển nhà để chọn môi trường sống thích hợp với con để tránh những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài đem lại. Đồng thời, bà gieo vào tiềm thức con cái đức tính chân thật để tạo cho con nếp sống đạo đức sau này, dạy con tính cần cù, chăm chỉ, siêng năng, không biếng nhác, có một thái độ kiên trì nhẫn nại, khắc phục khó khăn, gian khổ.
Câu chuyện giáo dục từ mẹ của Mạnh Tử phải chăng là câu chuyện ý nghĩa cho sự nghiệp giáo dục của mỗi chúng ta.
Mỗi chúng ta bớt nghe những lời vô bổ, những lời phỉ báng lẫn nhau cũng như những lời gây bất hòa chia rẽ. Chúng ta bớt đi những kênh thị phi hay những lời bất lợi cho mình và người khác.
Chúng ta có sự tự do chọn lựa cung cách sống cho mình. Chúng ta tự do chọn lựa kênh nghe của mình. Tưởng nghĩ chũng ta nên nghe Lời Chúa, nghe những huấn giáo để ngày mỗi ngày ta trở nên tốt và là người hữu ích cho mọi người hơn.
Lm. Anmai, CSsR
- Tổng Hơp: