Người vô duyên
NGƯỜI VÔ DUYÊN
Cuộc sông, có khi vì hời hợt, quá nhanh và quá vội để ta không thấy ta.
Sáng đi chợ, mua mão mớ măng bên vệ đường. Cứ ngỡ như mình nghĩ khi mua mão nghĩa là mua hết nghĩa là mình sẽ được người ta cho luôn cả cái bao để đựng măng.
Khi nghe mình đề nghị như thế, chị bán măng bảo : "Ơ ! Cái bao này là của mình lên núi mà !"
Thì ra vốn liếng con người ta có cái bao đựng măng mà mình không biết để mình hỏi như thế. Nếu biết đó là vật dụng theo người ta để kiếm sống thì chả bao giờ mình đòi. Và như vậy mới thấy mình vô duyên !
Mà, mình còn vô duyên nhiều cái lắm chứ không phải dạng vừa.
Về đến nhà, 1 chiếc xe dựng sẵn với cái bao rau. Thì ra ai nào đó đến để cho rau đến khu cách ly như lời mời gọi.
2 con xe đặt cạnh nhau. Xe mình sao mà mới quá, còn xe người bên cạnh sao nát quá !
Giật mình ra để thấy mình cũng vô duyên. Lại so sánh khập khiễng. Dù con xe của mình đi cũng chỉ là con xe bình thường như bao con xe khác nhưng rồi nó vẫn là mơ ước của nhiều người. Ấy vậy mà nhiều lần nhiều lúc mình không nhận ra là mình may mắn hơn họ.
Nhớ đến con xe, nhiều con xe khác ở trong làng cùng chung số phận với con xe dựng cạnh xe mình sáng hôm nay. Nhiều con xe trong làng chắc cũng không khá hơn gì so với con xe đậu ở trên đỉnh đèo Hải Vân lịch sử.
Gia đình nghèo, dắt díu nhau về quên trên con xế nát. Tuổi già sức yếu đến độ không thể nào "lê bước" cùng chủ nên nó nằm bẹp giữa đèo. Thấy vậy, nhiều người thương đóng góp để san sẽ vài chiếc xe khác nữa tốt hơn cho những di dân nghèo.
Nhìn chiếc xe như là kỳ tích lịch sử và thật là ám ảnh. Họ nghèo đến độ như thế nhưng ít có ai thấy. Chỉ vào những dịp như thế này mới lộ ra thân phận của họ.
Với tất cả những điều đó, mỗi khi nhớ đến thấy sao mà mình vô duyên quá ! Mình được may mắn hơn nhiều người khác đó chứ ! Mình hạnh phúc hơn nhiều người đó chứ ! Thế nhưng rồi do cuộc sống ồn ào và náo nhiệt cũng như bon chen để mình đánh mất bản thân mình cũng như không nhận ra rằng mình may mắn hơn bao người khác.
Mãi xem tới xem lui hành trình về quê của nhiều gia cảnh trong giai đoạn này để thấu hiểu được phận người. Thương sao mà thương quá với quá nhiểu cảnh tượng xem mà nhói cả lòng.
Khi xem những cảnh vật vã trên con đường về đó, lòng tự hỏi nếu như mình là một trong dòng người như vậy đó thì mình sẽ ra sao ? Cuộc sống của mình như thế nào khi mình là người trong dòng người đó.
Càng xem càng thấy chạnh lòng cho phận người nghèo khổ. Họ cũng chả muốn rời cái nơi quê hương của họ, nơi chôn nhau cắt rốn của họ đâu. Thế nhưng vì hoàn cảnh của cuộc sống làm cho họ phải tha phương và khi tha phương cầu không có thực thì họ đành quay bước trở về quê cũ.
Những ngày này có lẽ là những ngày làm cho con người có nhiều cảm xúc nhất về phận người. Có nhiều người phải rơi vào cảnh tận cùng của cuộc sống : "Hai tháng nay em ăn cơm với muối. Không còn cách nào khác nên em phải về nhà thôi". Giọng một chàng trai dân miền Tây sông nước chân thật ngỏ ra những lời như thế.
Và rồi hết cách, họ cứ dẫn nhau về dù hành trình về nhà ôi xa quá !
Vậy đó, có khi nào mình đặt mình vào hoàn cảnh của người nghèo thì mình mới cảm thấu được thân phận của họ.
Vệ đường có lẽ là nơi để tìm kế sinh nhai của một số người ở cái vùng nghèo này. Nải chuối, bó rau, ít ký măng hái được cứ bày ra vệ đường để bán. Có khi cả cái mẹt của họ cũng chỉ là vài bó xả cộng với vài bó rau. Cả cái mẹt của họ đôi khi không đủ bữa tiền chợ của người giàu.
Ra đường có đụng, có thấy, có nhìn, có gặp như thế để thấy mình vô duyên tệ. Mình vẫn còn đó chút gì đó để sinh nhai, mình vẫn còn chút gì đó để đắp đổi qua ngày nhưng đôi khi mình không biết hay không thấy để mình cứ mãi than van.
Mình vô duyên thật và thật đáng trách khi không nhớ, không thương và không nghĩ đến người nghèo.
Lm. Anmai, CSsR.
- Tổng Hơp: