Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Cẩn trọng với những câu chuyện đặt lời vào miệng người khác

Tác giả: 
Lm Anmai, CSsR

 

 

CẨN TRỌNG VỚI NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐẶT LỜI VÀO MIỆNG NGƯỜI KHÁC

 

          Ở đời, để được danh thơm tiếng tốt hay để cho bài viết của mình được nhiều người biết đến, người ta hay dở cái thói đặt lời vào miệng người khác. Với tất cả những điều đặt điều đặt lời vào miệng người khác đó, khi người đọc và nghe phát hiện ra họ sẽ cảm thấy khó chịu vô cùng vì đã bị lừa bịp.

 

          Cách đây không lâu, một bài viết được người ta lan truyền một cách nhanh như điện dưới bút ký là của một vị giám mục. Vì không phải là tác giả nên có một văn thư đính chính có nội dung :

 

          Kính thưa quý Đọc giả.

 

          Thời gian gần đây, trên mạng xã hội có đăng bài viết với nội dung thật ý nghĩa, có tựa đề: “CỬA ĐÃ ĐÓNG – HẾT VỘI RỒI NHÉ!”; và cuối bài viết có ghi: “+ Giuse Nguyễn Tấn Tước” (Giám mục Giáo phận Phú Cường), như là tác giả, cùng với việc đăng tải hình của ngài.

 

          Qua thông tin này, Ban Truyền thông Giáo phận Phú Cường xin được đính chính: BÀI VIẾT NÀY KHÔNG PHẢI CỦA ĐỨC CHA GIUSE. Vì thế, xin những ai đã đăng hay chia sẻ bài viết này, vui lòng đừng đính kèm tên và hình của Đức cha Giuse trong bài viết.

 

          Xin chân thành cảm ơn.

 

          Mới đây, sau cái chết đau đớn của Cha Giuse Trần Ngọc Thanh, nhiều người cũng được đọc được bài viết với nội dung là trước khi chết Cha Giuse Thanh nói lời tha thứ : "Giúp việc của anh Thanh cho hay, cho tới khi rơi vào hôn mê, anh chỉ nói có một câu duy nhất: Hãy tha thứ cho họ".

 

          Khi đọc những lời này, một giáo dân tìm hiểu thì được bác sĩ cho biết vế nứt sọ như của Cha Thanh thì không thể nào có thể nói được lời gì trước khi chết. Như vậy, đã rõ rằng người ta đã đặt lời vào miệng của Cha. Dĩ nhiên rằng với lòng mến cũng như đức ái, Cha cũng sẽ thầm thì với Chúa rằng xin tha cho kẻ sát hại Cha.

 

          Điều đáng nói là có nững người canh xem có lời nào phát ngôn từ các đấng vị vọng trong Giáo Hội là có thể đem đi làm thành một bài viết hay một video với mục đích không phải mang lợi ích cho Giáo Hội cũng như cộng đồng dân Chúa. Cũng mới đây, một câu chuyện được người ta xào nấu cũng như lấy hình của một linh mục để đưa lên cộng đồng mạng như là câu chuyện từ Cha để cho nhiều người vào xem. Dĩ nhiên là họ kiếm lợi cho bản thân chứ cũng chả có lợi gì cho ai.

 

          Kế đến, có những trang cá nhân đã lấy tên của Đức Cha này, linh mục kia để trục lợi. Rất dễ hiểu là khi xem nội dung cần cẩn thận một chút là có thể nhận ra trang đó là giả hay là thật.

 

          Các website cũng vậy. Những website gọi là của Giáo Hội như là các giáo phận hay dòng tu chính thống thì dường như không có phần quảng cáo. Trang nào có đặt vào phần quảng cáo là ta thấy trang đó có vấn đề.

 

          Trước cơn bão của truyền thông để rồi ta thấy không chỉ các đấng các bậc mà nhiều người khác nữa cũng rất cẩn ngôn. Chỉ cần vui vẻ nói một câu nào đó hay phát biểu lời nào đó là sẽ bị đem ra công chúng với ý nghĩa không như ban đầu.

 

          Tiếc thay rằng do tính hiếu kỳ cũng như thích làm nổi giữa thiên hạ nên nhiều người có khi chưa xem kỹ nội dung hay chưa biết kênh truyền thông đó là của ai để rồi vui vẻ like và share cho nhiều người khác nữa mà không hề biết rằng chính bản thân mình tiếp tay cho hành động xem chừng ra không tốt của những người đó. Có những trang Vlog dùng những ngôn từ thật đep cũng như mị dân với những ý nghĩa tốt cho trang của mình như dường như họ chỉ câu like, câu view và trục lợi cho chính mình.

 

          Với tất cả những điều đó, ta hết sức cẩn trọng trước những bài viết hay video câu like câu view bằng cách đặt lời vào miệng người khác mà ngày mỗi ngày vẫn diễn ra trước mắt chúng ta. Trên hết những điều ấy, điều cần thiết và cẩn trọng để xem nguồn tin cũng như tin đó do kênh nào phụ trách.

 

Lm. Anmai, CSsR