Cha mẹ và trách nhiệm với con cái
CHA MẸ VÀ TRÁCH NHIỆM VỚI CON CÁI
Tất cả chúng ta đều biết rằng hôn nhân Công giáo có hai mục đích, một là vợ chồng yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, hai là cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản và giáo dục con cái. Vậy thì đã rõ, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái là một bổn phận tối quan trọng, luôn bao gồm ba nhiệm vụ chính, đó là sinh đẻ, dưỡng nuôi và giáo dục.
Giáo dục con cái cho nên người luôn là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn, phức tạp và nặng nề đối với các bậc cha mẹ. Đó là một công trình quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm hơn cả. Như một danh nhân đã nói: “Đứa con sẽ là phần thưởng hay hình phạt cho cha mẹ tùy theo sự giáo dục của mình”. Và trên hết cha mẹ luôn là tấm gương sáng cho con cái noi theo đồng thời nắm giữ vai trò quyết định trong việc giáo dục trong gia đình mình.
Giáo lý hôn nhân Công giáo cũng đã nêu rõ là đôi bạn một khi đã kết hôn với nhau thì phải ý thức rằng con cái là ân huệ cao quý nhất của hôn nhân và rằng khi một đứa con sinh ra trong sự mong đợi của vợ chồng thì đó quả là một niềm vui lớn lao cho gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui bao giờ cũng kèm nhiều nỗi lo lắng. Vì trên thực tế, hai vợ chồng phải gồng gá nh, bươn chải để làm sao có đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc con cái một cách tốt nhất, trong khi xã hội từng ngày phải đối phó với nhiều khó khăn về kinh tế, dân số, lương thực, y tế, giáo dục vv.
Dẫu biết như vậy nhưng con người thường dễ phủi tay cho khỏi trách nhiệm của mình.
Một đôi hôn nhân Công Giáo cũng khá thân đã gãy sau vài năm chung sống. Không còn cách nào khác họ đã dẫn nhau ra tòa. Kết quả tòa đồng ý ly hôn và trách nhiệm nuôi con thuộc về người mẹ. Phần người cha thì đóng góp cho bé đến khi bé 18 tuổi như luật định.
Đóng góp chi phí là một chuyện nhưng để nuôi dưỡng một đứa bé đâu hẳn chỉ là tiền hay vật chất. Sự hiện dện của người cha và người mẹ trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đứa bé.
Giới trẻ ngày nay dường như xem nhẹ hay có khi vô trách nhiệm của mình ngay khi đứa trẻ còn ở trong trứng nước.
Mới đây, tiếp xúc và thấy có 2 trường hợp dễ thương của 2 đôi vợ chồng (một già và một trẻ).
Ngoài hai mươi, yêu nhau, tìm hiểu nhau và đến với nhau cũng như đã đi xa quá ! Nếu như bình thường, đôi bạn trẻ có thể xử lý hậu quả như nhiều người khác đã xử lý. Đôi bạn trẻ này đón nhận trách nhiệm của mình và thưa với cha mẹ hai bên để tiến hành cưới hỏi theo như luật đời và luật đạo.
Ghé tai chú rể, tôi nói : “Tớ cảm phục cậu vì cậu can đảm lãnh trách nhiệm của mình. Cố lên để hoành thành trách nhiệm của người chồng và người cha nhé !”
Thật vậy, nhiều người ví cái tôi, vì ích kỷ đề rôi giài quyết hậu quà của mình một cách không gớm tay. Tỷ lệ phá thai ngày hôm nay ở mức nào chắc nhiều người biết.
Một đôi nữa có với nhau 3 mặt con. Cả 3 đứa đều tới tuổi trưởng thành để cha mẹ có thể thong dong trong cuộc sống. Thế nhưng người cha không can đảm để quyết định rời xa 3 đứa như ước nguyện cuối đời của anh.
65 tuổi ! Thành đạt và thành công trong cuộc sống. Giờ đây Anh muốn về quê mua mảnh đất có vườn rau và ao cá an yên để nghỉ tuổi già. Nhưng vướng 3 đứa con nên Anh không đành đoạn quyết định.
Hẳn nhiên theo nhiều người thì con cái khi 18 tuổi đủ thì để tụi nhỏ tự lo. Thế nhưng rồi lại có những bậc làm cha làm mẹ dù con của mình đã khôn lớn nhưng vẫn cứ canh cánh bên lòng chuyện lo cho con của mình.
Trong tình thân Anh nói : “Cha biết mà ! Con giờ đâu còn ham muốn gì. Ăn uống cũng không bao nhiêu. Con muốn về quê sống cho thanh tịnh. Ngặt nỗi còn mấy đứa nhỏ. Xa nó không được. Làm gì làm phải ở cạnh tụi nó chứ đâu phải có tiền bung cho tụi nó là xong đâu Cha ! Nhiều khi mình muốn nhưng còn trách nhiệm làm cha mẹ của mình nữa ...”
Tôi giật mình với chia sẻ của Anh. Thật dễ thương và rất trân trọng với suy nghĩ của Anh về con cái. Không vì ý muốn riêng tư của mình để rồi bỏ con cái bơ vơ dù tiền thì gia đình Anh không thiếu.
Vậy đó ! Trong cuộc đời, mỗi người đều có tự do suy nghĩ cũng như tự do lựa chọn cung cách sống của mình. Có người ý thức trách nhiệm làm cha làm mẹ của mình để rồi cố gắng hoàn thành trách nhiệm đó.
Nếu tự do và phủi trách nhiệm thì chắc sẽ thảnh thơi cho cả cha lẫn mẹ trong câu chuyện của 2 gia đình kia. Thế nhưng rồi vì thương con cũng như ý thức trách nhiệm nên họ đã quyết định giữ con cũng như sống gần con của mình.
Những ước mong có nhiều gia đình ý thức như thế để đừng bỏ con của mình cũng như đừng phủi trách nhiệm khi con cái của mình chưa yên bề gia thất.
Lm. Anmai, CSsR
- Tổng Hơp: