Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ

Tác giả: 
Thuỳ Linh

Mùa Chay 2023

ThùyLinh

 

XIN CHỚ ĐỂ CHÚNG CON SA CHƯỚC CÁM DỖ

NHƯNG CỨU CHÚNG CON KHỎI MỌI SỰ DỮ...

 

Câu Kinh Lạy Cha quen thuộc mà tôi đã đọc không biết mấy trăm ngàn lần trên môi, nhưng nếu ai hỏi tôi hiểu gì về câu này thì có lẽ tôi vẫn chưa thấu hết nội dung, chưa thật sự hiểu sâu sắc của ý nghĩa....

Nhớ lúc nhỏ mỗi lần tôi chạy nhảy leo cây, lủi hầm, chui cống chui hang...mẹ thấy mặt lem luốc chỉ quở trách:

"Con gái mà cứ leo trèo chạy nhảy, té nhào đầu là chết đó nghe.."

 

Cách la mắng đó trở nên nhàm chán, thừa thãi và quen thuộc cho đến khi tôi và thằng cousin cùng tuổi té từ cây ổi, nó gãy tay lòi xương khỉu đau đớn hét la, tui không bị gì hêt...

 

Chứng kiến tận mắt ba tôi lấy 2 chiếc dép kẹp vào tay nó, kéo tay nó thẳng ra trước sự quằng quại đau đớn hét la của 1 đứa con nít 8,9 tuổi..ba vẫn mặc kệ sự la hét chửi bới của nó mà cứ chú tâm bó xong tay nó mới vác nó đi bịnh viện khi ba mẹ nó không có ai ở nhà lúc đó, từ đó tôi tự hiểu chạy nhảy leo trèo là cái cớ cho trượt chân té ngã. Trượt chân là lúc vô ý làm chân mất thăng bằng trượt ngã. Nhưng trượt ngã không nguy hiểm bằng sa ngã; tôi nhớ rất rõ tôi và một đứa bạn nghịch đã một lần rớt hầm bởi một chút tò mò sa chân đi dọc theo 1 dòng suốt nhỏ dưói thác. Trước giây phút sa chân rớt hầm là giây phút thần tiên mà hai đứa nhỏ hết trầm trồ tới thích thú. Vì giây phút đó là giây phút riêng tư trốn khỏi ánh mắt người khác, được khám phá thế giới mới, đựoc cảm nghiệm và hơn cả là được tận hưỡng sự thích thú mà người khác không có đươc.(Sự khám phá này tôi đặt tên là sự cám dỗ mới vì ai cũng sẽ bị thu hút bất kể tuổi đời lớn hay nhỏ). Và sau giây phút đuổi bướm hái hoa men theo khẻ đá dưới cái thác nước, tôi và cô bạn sa chân rớt bỏm xuống 1 khe, và tiếp tục tuột thẳng cái hầm sâu thẳm mà phải mất 4, 5 tiếng cả trường mới tìm ra và kéo hai đứa "khùng" lên.

 

Giây phút sa chân chỉ có tôi với cô bạn hiểu và biết mình đã làm gì sau những tra khảo la mắng của người lớn; họ tội nghiệp thuơng hại hai đứa và cho rằng hai đứa bé "không may" bị rớt tỏm xuông hầm. Hiêu trưởng trách cô giáo không tìm hiểu nơi thăm quan đầy nguy hiểm cho con trẻ, nhóm cha mẹ phụ huynh trách giáo chức vô trách nhiệm và la trách 2 đứa nhỏ không được tách nhóm đi riêng....

 

Ai cũng có lý do để trách người khác, nhưng riêng tôi hiểu rõ ,nhưng không đủ dũng khí nhận lỗi (mà dại gì nhân lỗi khi ai cũng đang tội nghiệp mình mà !). Lỗi là bởi sự thích thú thúc đẩy tôi đi xuống con rãnh nhỏ tối thui dưới thác đá. Tôi tự cho mình bản lãnh và nghĩ mình sẽ không sao, vừa có được cảm nghiệm khoe với đời mà người khác không có cơ hội như mình, vừa quay lại bình an.

 

Trước giây phút sa chân trượt ngã là giây phút thần tiên hạnh phúc mà Kinh Thánh gọi là sa chước cám dỗ. Sự cám dỗ nào cũng ngọt ngào hạnh phúc! Sự cám dỗ không phải như leo lên cây để té xuống. Nếu tôi nhìn cây cao không nhành, không chổ bám thì tôi sẽ không leo. Cây càng cao, nhành khô cứng hay cây đứng trơ trọi chót vót nơi võm đá thì tôi cảm nhận ngay sự nguy hiểm sẽ không leo lên. Nhưng bước đi trên lối mòn êm dịu hay men theo một lối đi đầy thích thú, mắt đăm đăm dán vào những lấp lóe chập chờn chờ đợi, đầu óc choáng ngợp điều ký thú dẫn dắt bước chân. Sa chân vào rồi thì ở đó mới thâm thía và sợ hải vì nghiệm ra là mình đang “được” hay “mất”, “có” hay “còn”, “đúng” hay “sai”. Có còn giây phút chấn tỉnh để tìm vể nơi xuất phát kịp không? đó mới gọi là cảm nhận sau sự sa ngã, sa chước cám dỗ.

 

Và điều này chỉ có Chúa mới ngăn cản đựợc "Chớ đừng-- chớ để" điều mưu chước cám dỗ, dụ dỗ đến chúng ta mà thôi.

 

Cám dỗ nào có cũng ma lực để dẫn dắt chúng ta đi theo!

Ba sự cám dỗ Chúa Giêsu chịu trong Kinh Thánh chúng ta vẫn nghe mỗi năm:

- Cám dỗ ăn uống --tham vọng của cải

- Cám dỗ danh vọng, địa vị --- tham vọng quyền lực

- Cám dỗ uy quyền huyền bí -- tham vọng thống trị cả sự sống và sự chết

 

Nhưng cám dỗ thời đại chúng ta còn có thêm 1 cám dỗ nguy hiểm hơn cả đó là sự cám dỗ mới, sự cám dỗ tự nhận ra mình "rất" công tâm nên đang tìm ra điều lý thú, phê phán, nén đá 1 người đạo đức bên cạnh, nói tóm gọn là cám dỗ "đạo đức”. Sự cám dỗ thời đại mà ai cũng có thể sa chân.

 

Thời internet ai cũng nhẹ nhàng phô trương công đức thầm kín và chiêm niệm đời sống ăn chay cầu nguyện đến nổi ai cũng cho mình có thể tin rắng họ là người công chính thánh thiện cho đến khi báo chí rình rang tìm ra họ là kẻ giả tạo hay là một người pháp luật đang ráo riết truy nã. Tệ hơn, một linh mục, mục sư được giáo xứ mời vể để giảng thuyết cấm phòng mùa chay 5,7 năm trước mà ai cũng mê say múc lấy những lời giảng thuyết đầy ý nhị yêu thuơng nay lại đang thụ án vì rơi vào vòng lao lý ...

 

Chúa ơi con biết tin vào ai?

 

Nhưng con luôn tin vào những lời kinh Chúa dạy bảo: xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ. Con tin rằng trước giây phút bị cám dỗ, ai cũng là người có thể mang hình ảnh Chúa Giesu trên mình đẹp đẽ và đầy yêu thuơng, điều mà con sợ rằng những lời báo chí, những phân tích truyền thông, nhưng môi miệng truyền khẩu không làm hại ai nhưng nó đang âm thầm làm hại con, làm con sa chước cám dỗ vì chính sự suy diễn, suy luận lệch lạc và đánh giá một ai đó không đúng. Con cũng đang âm thầm tự mang chiếc áo "đạo đức" để lên án ai đó dựa vào suy nghĩ khiếm khuyết nhân danh sự đạo đức Công Giáo vốn có của mình, thì con cũng đang dần sa chân vào hố sâu cơn cám dỗ thời đại, cho mình được quyền tự do phê phán, cầm cân rảy mực trước sự đúng sai của dư luận. Và cám dỗ là sự dữ !

 

Xin Chúa cứu con khỏi mọi sự dữ ! Amen.