Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Chúa Kitô giảng như đấng có uy quyền

Tác giả: 
Lm Nguyễn Hùng Oánh

 

CHÚA KYTÔ GIẢNG NHƯ  ĐẤNG CÓ UY QUYỀN ??

    

Đây là lời dân chúng đánh gía về Chúa Kytô rao giảng (Marco  I,21-28)  khi họ so sánh Chúa Kytô giảng với các thầy dạy của họ.

 

Thật vậy, các thầy ký lục của Do Thái thường phải thụ huấn một ông thầy, nhập môn một phái để học Kinh Thánh và cách giải thích Kinh Thánh. Khi giảng cho dân, các thầy đọc một đoạn Kinh Thánh, rồi theo đó giải nghĩa  nếu câu nào thuộc vấn nạn thì đành nói rõ cho dân biết « chưa ai giải thích được ».

 

Chúa Kitô không thụ huấn, không gia nhập một môn phái nào cả. Dầu lúc nhỏ, Ngài có tới hội trường học Kinh Thánh như những trẻ em khác : nghĩa là học thuộc lòng những câu Kinh Thánh trong Ngũ Thư của thánh Môisen, nhưng không là môn sinh của một thầy nào. Người học đạo lý, thụ huấn nơi Chúa Cha, nhận tất cả mạc khải nơi Chúa Cha, tất cả chân lý nơi Chúa Cha và được Chúa Cha sai đến để dạy dỗ nhân loại, mạc khải cho nhân loại biết Ý định của Chúa Cha. Kinh Thánh Cựu Ước gồm luật Môisen, sách các Tiên tri và các sách khác tiên báo về Ngài, mô tả ngày Ngài đến sẽ làm trọn mọi điều Thiên Chúa hứa. Có thể nói Ngài là chủ Kinh Thánh.

 

Vì thế, khi giải thích Kinh Thánh, cắt nghĩa Kinh Thánh, Ngài với tư cách là chủ, là tác giả Kinh Thánh, Ngài giảng dạy như người chủ, như Đấng có quyền. Điều nầy cũng dễ hiểu thôi : tác giả của một bài văn, một bản nhạc, họ hiểu biết tư tưởng của họ, ý tứ của họ đã gửi vào lời văn, nốt nhạc của họ, họ diễn ra đúng như ý họ, còn người nghiên cứu, nhìn vào tác giả qua bài văn, khúc nhạc của tác giả, tức là nhìn vào một người khác, họ phải dựa vào so sánh các tài liệu, rồi đưa ra những giả thuyết, cách trình bày có thể là của tác giả. Người Ký lục, Biệt phái giải nghĩa Kinh Thánh như là những người nghiên cứu vậy khác với chính tác giả ; cách thức trình bày, lời giải thích khác Chúa Kitô là chuyện tự nhiên. Khi giải thích, họ còn phải có tâm trạng làm sao đúng lời Chúa, tốt nhất là giữ tất cả mọi cắt nghĩa, tuy nhiên cũng có người cắt nghĩa rộng và họ chỉ giữ theo cách giải thích  rộng. Do đó, có nhiều trường phái. Nhóm Sađốc gồm các Tư tế không tin có  sống lại, không tin có thiên thần. Nhóm Biệt phái tin có sống lại, có thiên thần, giữ nghiêm nhặt và tỉ mỉ từng chi tiết Luật lệ, những tập tục của tiền nhân tạo gánh nặng cho dân chúng còn họ thì ‘lánh’ luật vì dựa vào tục lệ .

 

Phúc âm cho biết Ngài dạy như Đấng có quyền :

- Tuyên bố câu Kinh Thánh nầy ứng nghiệm về Ngài.

- Khiển trách người biệt phái chất gánh nặng trên vai người dân bằng cách bắt giữ tỉ mỉ tập tục, bỏ quên Luật Chúa…

- Giải thích những vấn nạn.

- Trừ quỷ, chữa lành bệnh tật.

Bài Phúc âm hôm nay cho biết ma quỷ nói tên Ngài ra là : Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Ngài cấm nó nói và đuổi nó đi.

 

Trừ quỷ, trừ tà ma, tôn giáo nào cũng có. Nơi dân ngoại, các pháp sư đồng bóng dùng thần chú, nói cho được tên ma quỷ, vì tin rằng biết được tên ma quỷ, ma quỷ đó sẽ nghe, sẽ bị khuất phục. Các Tư tế Do Thái cũng trừ quỷ nhờ những lời cầu nguyện xin Thiên Chúa giải thoát. Còn Chúa Kitô trừ quỷ bằng cách truyền lệnh « đuổi quỷ » ,  cấm quỷ nói rõ tên Ngài  .

 

Tại sao Chúa cấm quỷ tiết lộ tên Ngài ? Vì theo chương trình của Chúa Cha, địa vị của Chúa Kitô chỉ mạc khải sau khi Chúa Kitô sống lại, nói trước có hại  vì làm cho dân chúng hiểu lầm. Quỷ nói trước địa vị của Chúa tức là phá chương trình của Chúa, muốn cho dân chúng tôn Chúa làm Đức Kitô theo quan niệm trần thế. Đó là lý do Chúa dặn rất cẩn thận các môn đệ đừng nói ra những gì Chúa đã làm.

 

Chúng ta đang sống trong thời gian Chúa phục sinh lên trời và đang đợi Chúa trở lại. Không còn là giai đoạn Chúa bảo đừng nói ra, trái lại là phải nói ra, phải công bố cho mọi người biết. Và như thánh trinh nữ Angela Merici đã sống :  cầu và hãm mình trườc khi nói hoặc làm việc gì . Linh mục giảng hoặc giáo dân đọc bài giảng của linh mục là đưa « ơn Chúa » đến cho thính già dầu có đạo hay không . Người  đưa Lời Chúa đến phải cầu nguyện và hãm mình để đón nhân ơn Chua và biết khiêm nhường  lúc đó mới có thể đưa ơn Chúa đến cho người nghe  đúng như nguyên tắc triết học «  không có thì không thể cho » . Đáng lẽ người nghe cũng phải chuẩn bị để có ơn Chúa trước nhưng Thiên Chúa cũng thương mở lòng cho người nghe đón nhận ơn Chúa khi nghe , biến đổi lòng dạ cứng cõi của họ theo thời gian.

 

Còn  đối với tà thần ,  bây giờ thì tà thần thật yên lặng  để  cho tà thần  dối trá  hoạt động  , người  ta có thể trở nên tà thần khi chỉ biết thờ tiền bạc ? !  Người rao giảng phải  can đảm nói ra để biến đổi lòng mình trước và giúp người khác biến đổi . Tông Huấn  Evanggelii Nuntiandi  đã viết : «  Homo nostrae huius aetatis  libentius testes quam magistros audit ; quodsi  suas bisce praebet aures, ita facit ,  quoniam testes sunt » ( Modern man listens  more willingly  to witnesses  than to teachers , and if he does  listen  to teachers  , it is because they  are witnesses) (L’ homme  contemporain   écoute  plus volontiers les témoins que les maitres – disons-Nous récemment  à un groupe  de laics – ou s’ il écoute  les maitres , c’ est  parce qu’ ils sont  des  témoins  ,  Evangelii Nuntiandi, 41 ) : Người thời nay sẵn sàng nghe những chứng nhân hơn là nghe thầy dạy, nếu  họ nghe thầy dạy thì vì thầy dạy cũng là  chứng nhân .

 

Linh mục Fx Nguyễn hùng Oánh