Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

“Lạy chúa, xin hãy phán... Vì con đang lắng tai nghe!” - Đến mà xem, học mà sống

Tác giả: 
Lm Xuân Hy Vọng

“LẠY CHÚA, XIN HÃY PHÁN... VÌ CON ĐANG LẮNG TAI NGHE!”

 

Ngày kia, có một chị giáo dân rất năng động, đầy nhiệt huyết đến gặp Cha xứ sau giờ lễ sáng. Vừa thấy Cha, chị liền chào và đi ngay vào điều chị ấy muốn hỏi.

  • Thưa Cha, con cầu nguyện biết bao nhiêu lần, nhưng con chưa bao giờ cảm nghiệm được việc Chúa đáp lời con!?

Cha xứ mỉm cười, hỏi lại chị:

  • Thế chị cầu nguyện thế nào?
  • Dạ, sau khi cảm tạ Chúa, con đi ngay vào vấn đề...và cứ thế con cứ nói chuyện với Chúa thao thao bất tuyệt, hàn thuyên với Ngài như chưa bao giờ được hàn thuyên, đại loại là vậy đấy Cha!!!

 

Dĩ nhiên, câu chuyện trên chưa kết thúc, và có thể còn dài lê thê, vài trường thiên đoạn tình nữa cơ. Thế nhưng, thưa quý ông bà anh chị em, chúng ta có thể dừng câu chuyện ấy, và hướng nhìn về gương cầu nguyện, đáp lời và lắng nghe của tiên tri Sa-mu-en trong bài đọc I hôm nay. Sa-mu-en cảm nghiệm, nghe lời Chúa gọi ông ít nhất ba lần. Làm sao Sa-mu-en lại nghe được tiếng đáp lời của Chúa, mà chị giáo dân trẻ kia lại không thể nghe dù chỉ một lần Chúa nói chuyện với chị? Thiết nghĩ, đây cũng là câu trả lời của vị linh mục trong câu chuyện trên: chị nói chuyện với Chúa thao thao bất tuyệt, thế thì làm gì mà chị có thời giờ để nghe Chúa nói chuyện, mặc dù Chúa cũng tha thiết ước mong hàn thuyên đôi điều với chị!

 

Và khi nghe được tiếng Chúa mời gọi trong cung lòng sâu thẳm tâm hồn, Sa-mu-en đã không chút do dự, dâng toàn tâm trí của ông cho Chúa, và hướng cả con người mọn hèn của ông lên cùng Chúa, hầu chú tâm lắng nghe điều Chúa muốn nhắn gửi ông “Lạy Chúa, xin hãy nói, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe” (1Sm 3, 10). Kinh nghiệm từ đời sống cầu nguyện cho chúng ta biết rằng: Thiên Chúa nói chuyện và lắng nghe chúng ta, tương ứng với hành động của chúng ta: lắng nghe và nói chuyện với Người. Một cuộc đàm thoại thân tình, một cuộc hội ngộ, đối thoại của hai con tim!

 

Thứ đến, tiên tri Sa-mu-en cũng để lại cho ta gương sống tín thác khi cầu nguyện, lắng nghe Lời Chúa “Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang nghe” (1Sm 3, 10). Ông không van nài, xin Chúa hãy nói những điều mà ông muốn nghe, những điều làm thoả trí toại lòng của ông, nhưng ông xin Chúa cứ phán bảo những gì Chúa muốn thổ lộ và thực hiện nơi ông. Trong khi cầu nguyện, mỗi lúc tham dự Thánh lễ, lắng nghe bài giảng của vị chủ tế, chúng ta thường có xu hướng chỉ thích nghe những điều chúng ta muốn, những điều thuận với ý riêng, kế hoạch, đề án của chúng ta; mà chúng ta quên một điều tối quan trọng, đó là: Lời Chúa sống động như con dao hai lưỡi, đánh động tâm can chúng ta dẫu rằng chúng ta không muốn mở đôi tai, mở tâm hồn để đón nhận!!! Chỉ có tâm hồn luôn mở rộng, mới có thể vui tươi đón nhận bất cứ điều gì mà Chúa muốn nhắn bảo, gửi đến cho chúng ta. Và chỉ trong tâm tình tin tưởng và tín thác như vậy, chúng ta mới có thể ‘ở lại với Chúa’ (x. Ga 1, 39) như các môn đệ của Gio-an Tẩy Giả đã làm trong bài Tin Mừng ngày hôm nay. Được Gio-an Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giê-su ‘Đây Chiên Thiên Chúa’ (x. Ga 1, 36), các ông ước ao muốn biết, tận mắt chứng kiến chỗ của Chúa Giê-su, và sau khi đến xem thì các ông đã ở lại với Người. Thái độ, hành vi ‘ở lại’ trong Tin Mừng Gio-an có một ý nghĩa rất sâu sắc. Không chỉ đơn thuần là cử chỉ ở cùng, hàn thuyên, tâm sự với ai đó thôi, mà con ước ao kết hiệp mật thiết, trở nên đồng hình đồng dạng với người đó nữa. Trong trường hợp này, các môn đệ ước ao được trở nên một với Chúa Giê-su qua cách ăn ở, cách sống, lối suy nghĩ, cách đối nhân xử thế, v.v...Như thế, nơi các ông luôn chan chứa niềm vui bất tận vì cũng được Người ở cùng, và Chúa Cha đồng hành với các ông như câu khẳng định của Chúa Giê-su ‘ai ở trong Thầy, thì Thầy ở trong người ấy, và Cha Thầy cũng ở trong người ấy’ (x. Ga 14, 23). Điều này cũng xác thực nơi tiên tri Sa-mu-en. Sau khi, ông tín thác, dâng hiến hoàn toàn cho Chúa và lắng nghe làm theo Lời Người, thì ông ‘ở lại’ và ‘lớn lên’ trong Chúa “...Sa-mu-en ngày càng lớn lên. Chúa hằng ở cùng cậu, và cậu không để rơi mất lời nào của Chúa” (1Sm 3, 19).

 

Trong đời sống đức tin, và cuộc sống thường nhật của chúng ta, Thiên Chúa cũng ước mong ta chuyện trò với Người, và Ngài mong mỏi chúng ta biết lắng nghe Lời của Ngài, một sứ điệp tình yêu mang lại niềm hạnh phúc vô biên, và giải thoát chúng ta khỏi những lo toan, mệt nhọc chán chường của tâm thể thần lực con người; để rồi chúng ta có thể ‘ở lại trong Chúa’ và ‘ở lại với anh chị em’.

 

Lạy Chúa giàu lòng xót thương, xin đoái đến chúng con là những kẻ yếu đuối, dễ ngã xa, tách lìa khỏi tình yêu bao dung của Người và lòng yêu thương của anh chị em. Xin ban cho chúng con một trái tim luôn biết rộng mở, lắng nghe thấu đáo, chấp nhận hoàn toàn chương trình của Chúa trong cuộc đời của mỗi người chúng con.

 

Đáp tiếng Chúa gọi mời

Sa-mu-en cất lời:

“Xin Ngài hãy phán dạy,

Con chú tâm nghe Lời”

Khi con còn trong nôi

Nghe tiếng ru à ơi

Đến lúc con thành người

Ghi tạc Lời Hằng Sống. Amen!

 

                             Lm. Xuân Hy Vọng

 

ĐN mà XEM, HC mà SNG

 

Trong cuộc đời, không ai trong chúng ta chưa từng trải qua việc đi đến đâu đó để xem một kỳ thú, một chuyện rợn rùng, lạ lùng nào! Cụ thể nhất là chúng ta thường hay nói “đến nhà thờ xem lễ” như thể tương đồng với hành vi ‘đến rạp chiếu bóng xem phim’ hay ‘đến quán cà phê (phòng trà) xem ca nhạc’! Tuy nhiên, ở đây chúng ta không bàn luận chi tiết về ngôn từ, cho bằng chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc từ lời mời của Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng hôm nay ‘đến xem’ (x. Ga 1, 39), và như bài trình thuật hôm nay Thánh Gio-an viết rõ ràng ‘h đã đến xem chỗ Người ở, li với Người ngày hôm ấy. Lúc đó vào khoảng bốn giờ chiều’ (Ga 1, 39).

 

Thật ra, thời đại hôm nay với những tiến bộ vượt bậc của phương tiện truyền thông, thiết bị dụng cụ thông tin tân tiến một mặt đưa chúng ta xích lại gần nhau, xoá tan khoảng cách địa lý, nhưng mặt khác cũng đẩy đưa chúng ta xa lìa với thực tại, với những anh chị em đang hiện diện một cách thể lý bên ta hằng ngày! Và với cách thức nào đó, khoa học kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ ngày nay giúp chúng ta đến xem những gì chúng ta muốn, tuy rằng chúng xa xôi tận phương trời, cách biệt khỏi chúng ta! Dù vậy chăng nữa, ‘trăm lần đến xem trên mạng không bằng một lần đến xem tận mắt mình’. Sau khi được Gio-an Tẩy Giả giới thiệu ‘đây là Chiên Thiên Chúa’ (Ga 1, 36), một trong hai môn đệ, đó là An-rê (anh của Si-mon Phê-rô) bước theo Chúa Giê-su; hơn nữa, khi Chúa Giê-su mời gọi một câu quá đơn giản, nhưng lại thâm sâu ‘đến mà xem’, thì hai môn đệ ấy ‘đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy’ (x. Ga 1, 39). Khác với ba Thánh sử kia, trong Phúc Âm theo thánh Gio-an, động từ ‘đến’, ‘xem’, ‘ở lại’ có ý nghĩa rất đặc biệt mà chúng ta cần phải suy ngẫm.

 

Đến mà Xem: ơn gọi của người Ki-tô hữu chúng ta là năng đến với Chúa qua lời kinh nguyện, qua việc lắng nghe, qua việc học hỏi Lời Chúa, qua việc bái ái, mến Chúa yêu người, qua việc nhận ra và đáp lời theo Thánh ý Chúa (x. 1Sm 3, 9. 19 ‘ly Chúa, xin hãy phán vì tôi t Chúa đang lng tai nghe’, ‘Phn Sa-mu-en ngày càng ln lên. Chúa hng cùng cu, và Ngưi không đ cho mt li nào ca Ngưi ra vô hiu’). Khi hai môn đệ của Thánh Gio-an Tẩy Giả đến với Chúa Giê-su, họ ước muốn và mong mỏi chân thành, đến chỗ cư ngụ, nơi sinh hoạt của Chúa Giê-su như Tin Mừng Nhất Lãm miêu tả ‘con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu’ (x. Lc 9, 58). Chỗ như vậy thì có gì để xem! Nói cách khác, Chúa Giê-su không có một chỗ cố định, an vị, thư giãn sau một ngày sinh hoạt, mà nơi Người lưu trú thật sự ở khắp nơi, nơi đâu có lòng thiện chí, nơi đâu có tâm hồn rộng mở, nơi đâu có yêu thương, nơi đầu khao khát tìm kiếm Thiên Chúa…Khi chúng ta đến nơi đâu, hoặc đến với một người nào đó thì điều hiển nhiên, đầu tiên là chúng ta phải có khát vọng, và chính nhờ sự thích thú, mong muốn này khiến chúng ta ít nhiều khiêm tốn, hạ mình, ra khỏi ‘nơi chăn ấm nệm êm của cung cách sống cá nhân’, can đảm bước ra khỏi những gì quen thuộc, thân thuộc và thoải mái đối với chính bản thân để đến một nơi khác hoặc đến chỗ người khác. Sau đó, chúng ta xem không chỉ bằng đôi mắt thể lý, mà xem với cả tâm tư, đặt tâm hồn vào. Xem ở đây không chỉ là hành vi quan sát, hay vì hiếu kỳ mà mở to tròn đôi mắt để nhìn, để biết, mà hơn thế nữa đó là hành động cần kiếp của người môn đệ, của người học trò tầm sư học đạo. Hai môn đệ trong bài Tin Mừng đã ước ao trở nên học trò, môn đệ của Chúa Giê-su nên đã đến xem cách sống của Người, đến xem sinh hoạt của Người để tháp nhập, để học hỏi trở nên đồng hình đồng dạng với Người. Trên thực tế, chúng ta muốn xem, học, bắt chước, trở nên khuôn dạng với thần tượng thời trang, diễn viên nổi tiếng, ăn mặc, cư xử, nói chuyện, sống như họ với những trào lưu phản Ki-tô giáo, với thái độ viễn vông, xa rời cách sống của Chúa Giê-su! Chúng ta dường như tin vào những trào lưu này, thông điệp kia trên mạng truyền thống hơn là đào sâu, tin tưởng, tín thác và loan truyền thông điệp từ Lời Chúa! Chúng ta dường như chia sẻ những gì thế gian muốn hơn là giới thiệu ý định, chương trình hay những gì Thiên Chúa ước mong! Chúng ta chưa noi gương sống như một môn đệ ‘đến với Chúa, nhìn ngắm, xem, học hỏi và sống như Chúa Giê-su’! Chúng ta lãng quên tấm gương đơn sơ, sẵn sang khẳng khái chia sẻ của An-rê cho người em mình trong bài Tin Mừng ‘chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a, nghĩa là Đức Ki-tô. Rồi dẫn em mình đến gặp Đức Giê-su’ (x. Ga 1, 41- 42).

 

Hc mà Sng: hành vi xem ‘chăm chú ngắm nhìn học hỏi’, và hc ở đây không phải là học về phần tri thức, kiến thức cho bằng hc để sng theo cách đối nhân xử thế của Chúa Giê-su, học sống thái độ yêu thương, không định kiến, không phân biệt dù chỉ trong tư tưởng mà Thánh Gio-an diễn đạt qua việc ‘ li vi Người’ (x. Ga 1, 39). Hc để nhận biết đáp trả và bước theo tiếng Chúa mời gọi! Hc để hướng dẫn, dạy dỗ con cái trong đời sống đức tin, mang chúng đến gần với Chúa hơn qua việc dạy con cái biết cầu nguyện, biết thưa chuyện với Chúa, đồng hành với con cái không những đưa con cái đến trường hằng ngày mà còn chở con cái đến nhà thờ, nhà nguyện chầu Thánh Thể; mỗi ngày phải chuẩn bị cơm phần hay cơm hộp (obento) cho con cái thì cũng biết chuẩn bị tâm hồn, lo nuôi dưỡng phần đời sống thiêng liêng cho con cái như khuyến khích con cái học giáo lý, năng lãnh nhận bí tích Thánh thể, bí tích Hoà giải…Hơn nữa, biết dùng những gì mình đang có để ca tụng, thờ lạy, kính tin Thiên Chúa nơi cuộc sống thường nhật của mình như Thánh Phao-lô nhắc nhở: ‘Vì Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh chị em. Vậy anh chị em hãy tôn vinh Thiên Chúa nơi thân xác mình’ (x. 1Cr 6, 20).

 

Lạy Chúa, xin cho chúng con năng đến xem, hc sng theo Lời Ngài trong thời đại dường như đề cao trọng vọng, tin thờ công nghệ, tôn sùng thần tượng chóng qua. Amen!

 

Lm. Xuân Hy Vng