Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Thành phố ngợp, ngày nao chiều gió dậy

Tác giả: 
Mai Tá

 

 

Tin Mu*`ng_________

 

“Có người bị phong hủi đến gặp Người, anh ta quỳ xuống van xin rằng: "Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch."41 Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: "Tôi muốn, anh sạch đi! "42 Lập tức, chứng phong hủi biến khỏi anh, và anh được sạch.43 Nhưng Người nghiêm giọng đuổi anh đi ngay,44 và bảo anh: "Coi chừng, đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh đã được lành sạch, thì hãy dâng những gì ông Mô-sê đã truyền, để làm chứng cho người ta biết."45 Nhưng vừa ra khỏi đó, anh đã bắt đầu rao truyền và tung tin ấy khắp nơi, đến nỗi Người không thể công khai vào thành nào được, mà phải ở lại những nơi hoang vắng ngoài thành. Và dân chúng từ khắp nơi kéo đến với Người.” (Mc 1: 40-45)

 

Suy tu*_____________________________

 

“Thành phố ngợp, ngày nao chiều gió dậy,”

“Gương mặt ấy, lời yêu thuở ấy.”

(dẫn từ thơ Xuân Quỳnh)

 

Thành phố với lời thơ yêu thương “chiều gió dậy” là gương mặt của tình yêu vẫn thấy ở trình thuật thánh Máccô. Trình thuật thánh Máccô, có lời thơ yêu trải dàn khắp dân gian, không ở nơi hoang sơ dân dã cạnh đất miền Galilê, nhưng còn ở văn bản đời thường, như bản văn viết mà tác giả Megan McKenna để ra nhiều chương/đoạn phản ánh tư tưởng của bậc hiển thánh rất Máccô.

 

Một trong các bản văn mà tác giả này ghi rõ lời yêu thương giống hệt Tin Mừng Máccô như sau:

 

“Rất nhiều lần, có người mải tìm cho ra ý nghĩa của đời mình. Ông và bầu bạn muốn sống theo cung cách có dáng vẻ tự do, ân sủng ngõ hầu tôn trọng mọi người. Bầu bạn vẫn cố thuyết phục ông bền đỗ trong cuộc kiếm tìm ấy. Và, họ định cùng nhau tìm đến Bậc Thày nhân hiền để vấn kế và xin Thày nhận họ làm đồ đệ, để theo Ngài.

 

“Ông có dịp đi ngang thôn làng có nhiều người ở. Và cùng đám đông quần chúng ở lại lắng nghe lời Thày. Ít lâu sau, đồ đệ lại cũng ra đi trình diện với mọi người để xin khai tâm, theo chân Thày. Tập tục thời bấy giờ cho thấy Bậc Thày đưa ra nhiều câu vấn ý cốt nghe lời đáp hầu có quyết định xem các ứng viên theo Thày có đạt ý nguyện thành dân con đeo đuổi đời rong ruổi cùng Thày đi thuyết giáo, không.

 

“Đương nhiên, đồ đệ nào mà chẳng muốn được Thày chấp nhận tham gia đoàn người giảng rao, nên mới nói: “Trình Thày, bọn con đây muốn theo chân Thày học hỏi cung cách sống và làm việc cho đúng cách.” Bậc Thày nhìn họ, rồi bảo: “Sao anh em biết rõ lòng mình muốn theo Tôi?” Sao anh em hiểu được điều mình ước muốn?”

 

“Đồ đệ thay nhau đáp: “Chính lời Thày đã khích lệ chúng con. Và, đó là điều bọn con tin tưởng, nay muốn nó thành hiện thực.” Bậc Thày lặng thinh trong giây lát như muốn tập trung nguyện cầu chỉ một lúc, rồi hỏi: “Có thật anh em vẫn quyết như thế không? Hay, còn ý định nào khác khi đồng hành, cùng với Tôi?” Họ đáp: “Đó là điều chắc chắn.” Trong phút chốc, Bậc Thày thoạt nhìn họ với vẻ ái ngại, đoạn bảo: “Thôi được, anh em cứ theo Tôi. Nhưng, nếu anh em có để mất tất cả những gì mình nắm vững thì sao?

 

Và, một khi nhận ra điều này, anh em có còn tiếp tục nữa hay không?” Bọn họ đáp: “Dứt khoát vẫn như vậy! Dù mọi chuyện ra tồi tệ thế nào đi nữa, chúng con không đổi ý.” Và, họ được đón vào đoàn nhóm đồ đệ theo chân Thày chỉ giáo.

 

Nhưng về sau, có lúc họ thấy rất chán ngán, buồn nản và bất ưng như mọi người, tức những người cũng đưa ra cùng một câu hỏi để che giấu và phủ nhận mọi sự xảy đến với họ. Nỗi bất ưng cứ thế tăng dần và lan nhanh, đôi lúc thấm nhập mọi người trong nhóm. Và, khi họ không còn biết nguyên do của nỗi niềm ấy nữa, thì chính là lúc họ coi đó như một đau xót khiến họ phải bộc lộ ra ngoài. Bộc lộ, đến độ niềm đau thương đã trở thành sắc màu sống sượng đến rỉ máu.

 

Họ lại nhất quyết bỏ tất cả ở đằng sau, chỉ vì sự kiện ấy và tiếp tục lại kiếm tìm. Lại, mải miết kiếm tìm, giống như trước. Dù sao, họ cũng chỉ làm có mỗi việc là những kiếm và tìm, suốt một đời. Trong tìm kiếm, họ tin mình sẽ đạt cùng đích, như Bậc Thày hằng bày tỏ, với họ. Tuy lời Thày trở thành điệp khúc miên trường khi lời Thày phát biểu đã ra như câu thần chú, to/nhỏ vẫn không ngừng. Vẫn dấy lên niềm hy vọng cùng hãi sợ, ở nơi họ. Và, họ nhớ lại lời Thày trước kia từng hỏi: “Có thật, là anh em đã mất hết mọi thứ, không? Có thật, anh em muốn đến với Tôi chỉ để học hỏi lối sống cho đúng cách, không? Có thật như thế không?

 

                        Đó cũng là câu hỏi được thánh Máccô đưa ra hôm nay. Ở trình thuật này. Đó còn là tên gọi của chương trình nay được bảo: bỏ tất cả để rồi tìm chẳng được gì. Bởi, khi viết trình thuật này, tác giả Máccô luôn nhấn mạnh đến cụm từ “mọi sự” và “hư vô.” Chứ không phải, “tất cả” và “chẳng gì cả”. Có nghĩa là, tất cả mọi sự rồi ra sẽ hư luống.     

              

Nhà thơ nữ Kathy Galloway, xuất xứ từ đất miền Iona, Tô Cách Lan, cũng viết lên cùng giòng chảy rỉ máu rất Máccô như sau:

 

                                                “Chớ trở về khung trời nhỏ của riêng ai

                                                Ở đất miền êm ả chốn hình hài.

                                                Ngày rời bão tố kiếm hồn nơi sân vắng,

                                                Cùng người thân an nghỉ chốn bồng lai.        

 

Nơi sân vắng hồn thiêng thân yêu ấy,

Diễm lệ hơn ngự uyển vườn người năng lui tới,

 Ngập những cỏ dại, lại nghèo hèn đầy chiến chinh,

Cứ đòi người chăm bới chốn nhà mình. 

 

Kiếm tìm hồn quý phái lại hiếm quý

Thấy đời mình mở ngỏ ở chân trời.

Với khóc than, doạ dẫm rồi đau đớn,

Để người tìm lại thấy những kêu ca. 

 

Hãy lưu lại cùng người yêu nay ít thấy,

Thuở yên bình trả giá vẫn nhiều hơn,

Bởi con trẻ thân thương không đùa giỡn

vẫn khóc ròng nhiều tiếng người vẫn mất. 

 

Đừng hãm giam một chân trời riêng tư ấy

Của chốn miền nóng cháy ở nhiều nơi

Chẳng nơi nào có thể vực cuộc sống,

Có ánh mắt em nhìn cuộn giá băng.”

(Kathy Galloway)

 

Trình thuật hôm nay, thánh Máccô còn diễn tả tâm tình gặp gỡ giữa Chúa với người phung cùi. Đọc truyện, người người thật chẳng biết bệnh nhân phung cùi đã nghĩ gì? Làm gì? Xử thế ra sao khi gặp Chúa? Và, ai ai cũng nghĩ đó là cuộc hội ngộ rất thực tiễn. Hội ngộ, nay là thực tại xảy đến với người trong cuộc chưa từng thấy, nhưng vẫn đến. Và, một khi sự thực xảy đến rồi, cũng đừng sợ. Hãy cứ hiên ngang đến mà sờ chạm vào thực tại. Bởi nếu không, chính thực tại căn bệnh cũng sẽ sờ chạm ngay thân xác hoặc thân phận của ta thôi.     

 

Đọc trình thuật, người người sẽ tự hỏi: dù bệnh phong nay “thoát xác” khỏi con nguời mình, thì bệnh nhân kia chắc vẫn thấy khó lòng mà sống tiếp những ngày sau đó. Khó nhất, là khi anh nhận ra bệnh vẫn còn đeo đuổi anh, bằng hình ảnh/hoặc ý nghĩ nơi anh, như trước kia.

 

Đọc trình thuật, hẳn có người lại sẽ hỏi: giả như bệnh nhân kia biết thân xác mình nay đã sạch, hỏi rằng cuộc sống của họ sẽ ra sao? Dù, từ nay anh ta không là “cùi hủi” như trước, nhưng vẫn sợ. Sợ, bị tẩy trừ khỏi cộng đoàn mình chung sống. Sợ, nếp sống do cộng đoàn định đoạt vẫn không yên. 

 

Sợ hơn nữa, khi người của Chúa chưa học được cung cách của Bậc Thày Nhân Hiền, là chẳng bao giờ tẩy trừ hoặc tống khứ ai ra khỏi “Nước” của Ngài. Trái lại, Ngài vẫn luôn tiếp nhận mọi người, dù lành lặn hay bệnh hoạn, vẫn đỡ nâng. Và hỏi rằng: dân con Nước Trời ở trần thế có làm được như thế không?

 

Cảm nhận thực trạng rất khó này, cũng nên ngâm lên lời thơ xưa được trích dẫn, mới hôm nào:

 

   “Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu,

 Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.

 Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;

Cành biếc run run chân ý nhi.”

(Xuân Diệu – Thu)

 

“Chân ý nhi”, phải chăng là thực trạng của người bệnh, nay cảm nhận? “Trên đầu hạnh”, có là “hư vô bóng khói” vẫn cứ tin. Tin Chúa, là Ngài chẳng tẩy trừ hoặc tống khứ bất cứ ai. Tin rằng, người nào đó có tật/có bệnh, vẫn vô tư/hiền lành/mẫn cán, đáng được ơn.     

                                     

Lm Kevin O’Shea DCCT biên soạn  -

Mai Tá lược dịch ________