Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Đón nhận bất hạnh khổ đau

Tác giả: 
Lm Anmai, CSsR

 

 

ĐÓN NHẬN BẤT HẠNH – KHỔ ĐAU

 

 "Bất hạnh" là khi chúng ta không nhận ra giá trị chính bản thân chúng ta, luôn đeo đuổi sự hào nhoáng hay giàu sang của một người khác mà quên đi "Tôi là ai?". Mình cảm thấy cuộc sống này không có cái gì gọi là "công bằng" cả, nó đã "bất công" từ lúc bạn chào đời rồi, ví dụ như hoàn cảnh gia đình, ngoại hình hay tài năng bạn k có quyền để chọn,... Chỉ có sự nổ lực mới là điều chúng ta tạo ra sự "công bằng" cho chính chúng ta mà thôi. Hạnh phúc đối với mình là có thể hiểu bản thân mình thích gì, muốn làm gì và sống không hối tiếc về những lựa chọn của bản thân.

 

Người chỉ biết ôm khư khư nỗi đau của riêng mình mà quên đi nỗi đau của đồng loại chỉ là người ích kỷ và tự ti. Chẳng có lợi lạc gì khi chỉ biết sống dằn vặt với nỗi đau quá khứ nên biết lật qua trang sách mới cuộc đời, mở ra một chương mới và khép lại một chương đã từng là bất hạnh và đau buồn. Người chỉ ngấu nghiến đọc trang nhật ký đau buồn đã trôi qua mấy chục năm thì không bao giờ biết được những trang nhật ký tiếp theo của cuộc đời mình sẽ huy hoàng và rực rỡ như thế nào.

 

“Tôi khóc vì không có giày để đi, cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân”. Việc có ai đó khiếm khuyết, khổ đau, kém may mắn hơn mình khiến ta cảm thấy an ủi phần nào. Nhưng bạn có nhận ra rằng khi dùng phép so sánh đó, sẽ luôn phải có ai đó khổ đau hơn bạn, bất hạnh hơn bạn, chỉ để bạn cảm thấy mình vẫn còn may mắn? Bạn cảm thấy may mắn vì thân thể lành lặn khi so sánh với một người không có chân.

 

Chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi bản thân khỏe mạnh, sống lâu hơn người khác? Chúng ta cảm thấy hạnh phúc vì mình có một công việc tốt? Chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi chúng ta có một tình yêu đẹp? Vậy giả sử nếu bây giờ cả thế giới biến mất, chỉ còn một mình ta trên thế gian này, liệu ta có còn hạnh phúc với những điều đó không? Đương nhiên là không rồi. Chúng ta không thể sống một mình được. Chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi làm phép so sánh với ai đó và khổ đau cũng từ đó mà sinh ra.

 

Khi bạn thấy có ai đó hơn mình, chúng ta nảy sinh sự tự ti, mặc cảm hoặc ghen tị, niềm hạnh phúc của ta trở nên nhỏ bé lại. Chẳng hạn, chúng ta hân hoan vui sướng khi vừa mua sắm được một chiếc áo mới đẹp và đắt tiền, phần thưởng cho sự lao động chăm chỉ của bạn. Nhưng chúng ta lại thấy bạn bè mình khoe mới mua được căn nhà mới, tậu được chiếc xe mới, đó là niềm hạnh phúc của họ. Chúng ta ngậm ngùi cất chiếc áo vào trong tủ vì thấy niềm hạnh phúc của mình nhỏ bé quá, nó chẳng đáng gì để đem khoe.

 

Khi ta thấy có ai đó kém mình, ngay lập tức ta sẽ cảm thấy được an ủi. À thì ra mình chưa phải gặp cảnh tồi tệ nhất, người ta còn khổ hơn mình. Vâng, ta không bao giờ là người khổ nhất, ngoài kia luôn có ai đó khổ sở hơn ta. Nhưng chúng ta có hạnh phúc với điều đó không? Khi so sánh như vậy, chúng ta luôn phải tìm thấy ai đó bất hạnh hơn mình.

 

“Nhìn lên chẳng bằng ai, nhìn xuống chẳng ai bằng” như một cách tự an ủi cho bản thân và vùi lấp đi những nuỗi buồn, bởi cảm thấy nó chẳng đáng kể gì. Nhưng chúng ta không cần phải nhìn thấy ai đó bất hạnh hơn mình để cảm thấy hạnh phúc đâu. Đừng nhìn lên, nhìn xuống và cũng chẳng cần nhìn ra xung quanh, hãy nhìn vào sâu bên trong nội tâm của chính mình.

 

Khi chúng ta hạnh phúc vì một điều gì đó, hãy cứ reo vui với nó và không nhất thiết phải khoe ra hay đem so với hạnh phúc của người khác. Khi bạn khổ đau vì một điều gì đó, nỗi buồn phải có chỗ để trút bỏ. Đừng cố phủ nhận cảm nỗi buồn của mình chỉ vì ta chưa phải người khổ nhất, luôn có ai đó khổ hơn ta. Người ta khổ hơn ta, cũng đâu có khiến ta vui lên.

 

Sống thật với chính mình, đón nhận niềm hạnh phúc, chấp nhận cả những nỗi khổ đau, đó mới là cách để chúng ta tận hưởng hạnh phúc đích thực.

 

Lm. Anmai, CSsR

 

 

 

Biết tha thứ cho bản thân mình và người khác.

 

Vốn dĩ, là phàm nhân ai mà chẳng có lỗi lầm. Khi phạm lỗi, ta luôn mong mỏi nhận được sự tha thứ. Vậy khi người khác gây cho ta vết thương thể xác và cả vết thương lòng, liệu ta có dễ dàng tha thứ?

 

Điều chúng ta cần để sống hạnh phúc hơn, cũng là bước đầu tiên để yêu thương lấy bản thân, chính là học cách tha thứ cho chính mình.

 

Đã sinh ra làm người thì ai cũng phạm lỗi lầm dù ít hay nhiều, nếu biết quên đi những lỗi lầm của chính mình và của người khác thì sẽ thấy nhẹ nhõm hơn. Nên nhìn vào những mặt tích cực của người khác để tha thứ, người chỉ thấy toàn khuyết điểm xấu của người khác sẽ không bao giờ biết tha thứ là gì.

 

Tha thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Khi ai đó làm cho ta tổn thương, ta cần phải rất bao dung và trưởng thành, sẵn sàng gạt cái tôi của mình sang một bên để chấp nhận một lời xin lỗi chân thành. Thế nhưng, nếu người chúng ta cần tha thứ lại là chính mình thì sao?

 

Trong quá khứ có thể bạn đã từng làm một việc sai trái và chúng ta luôn cảm thấy day dứt lương tâm. Có thể bạn đã cầu xin sự tha thứ từ người khác nhưng chính chúng ta lại không thể buông tha cho mình. 

 

Điều chúng ta cần để sống hạnh phúc hơn, cũng là bước đầu tiên để yêu thương lấy bản thân, chính là học cách tha thứ cho chính mình.

 

Mọi người đều mắc sai lầm, nhưng học cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm đó, từ bỏ, bước tiếp và tha thứ cho bản thân là điều quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của bạn.

 

Tha thứ có nghĩa là chúng ta chấp nhận bản thân, chấp nhận những gì đã xảy ra và bạn sẵn sàng bỏ qua nó và tiếp tục cuộc sống của mình mà không cần nghĩ lại về những gì đã qua. 

 

Tha thứ cụ thể là khả năng buông bỏ, giải phóng những đau khổ, nỗi buồn, gánh nặng và sự phản bội xảy ra trong quá khứ. Thay vào đó là lựa chọn theo đuổi những điều kì diệu của tình yêu. Biết tha thứ sẽ thay đổi chúng ta từ một cái "tôi" tách biệt sang một cái "tôi" biết thay đổi, biết buông bỏ và sống trong tình yêu thương thực sự.

 

Nhưng tha thứ không hề dễ dàng. Thật khó để có thể thật lòng tha thứ và yêu thương những kẻ đã từng hãm hại hay đã từng làm ta tổn thương sâu sắc. Khi oán giận đi kèm với nỗi đau và sự thất vọng, thì việc giải phóng nó để tìm kiếm sự thanh thản trong tâm hồn dường như là một điều không thể.

 

Tha thứ cho bản thân cũng tương tự như vậy. Nó là một cuộc chiến mà mỗi tâm hồn trong cuộc chiến ấy phải tự đấu tranh trong nhiều ngày, nhiều tháng và thậm chí là nhiều năm để quên đi một sai lầm nào đó trong quá khứ.

 

Đương nhiên, việc cảm thấy tiếc nuối khi mắc sai lầm là điều hoàn toàn hợp lý. Sự bực bội, cảm giác tội lỗi và xấu hổ chính là thứ làm nên sự chính trực và lòng tự trọng trong mỗi con người. Tuy nhiên việc dằn vặt bản thân ngày này qua ngày khác chỉ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.

 

Học cách tha thứ cho bản thân không đồng nghĩa với việc bạn yếu đuối hay dung túng cho sai lầm. Tha thứ nghĩa là bạn đã dũng cảm chấp nhận, đối mặt, và có kế hoạch sửa chữa sai lầm trong quá khứ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai. Hãy luyện tập tha thứ cho bản thân và bạn sẽ thấy mình đang phát triển và tiến bộ hơn mỗi ngày. 

 

Tha thứ chính là phương thức chữa lành tốt nhất. Bản thân chúng ta sẽ được “giải thoát” khỏi những âu lo, buồn bã. Bớt nặng lòng thì chúng ta mới trở nên vui vẻ và thần thái trở lại. Chúng ta có thể bộc lộ cảm xúc của mình khi tức giận nhưng hãy học cách tha thứ, học cách mở lòng mình trước.

 

Để làm được điều đó, mội chúng ta hãy tập dần cách điều khiển cảm xúc và hành động của mình, quan trọng hết là cầu nguyện nhiều hơn, suy niệm nhiều hơn như Chúa Giêsu đã kêu gọi anh em tha thứ 70 lần 7. Chỉ khi tha thứ cho người khác là tha thứ cho chính bản thân! Mình làm đau nhau nhiều rồi, mình mạt sát nhau bằng lời nói đủ rồi, mình tha thứ cho nhau được không?

 

Lm. Anmai, CSsR