Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Biểu tượng con rắn đồng

Tác giả: 
Lm John Nguyễn

BIỂU TƯỢNG CON RẮN ĐỒNG

Trong Kinh thánh, con rắn có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, đại diện cho nhiều khía cạnh khác nhau trong các bối cảnh khác nhau. Nhất là trong niềm tin của người Kito hữu. Chúng ta hãy cùng khám phá ý nghĩa của nó.

1.Con Rắn Trong Vườn Địa Đàng
Trong Sách Sáng Thế, con rắn đóng một vai trò then chốt. Nó dụ dỗ Eva ăn trái cấm từ Cây Tri thức, dẫn đến sự sụp đổ của loài người và bị trục xuất khỏi thiên đường. Hành động bất tuân này được coi là nguồn gốc của tội lỗi và đau khổ của con người. Con rắn trong Vườn Địa Đàng thường gắn liền với sự dữ, ma quỷ, cái ác, lừa dối và sự quyến rũ.

2. Con Rắn Đồng Trong Sa Mạc
Trong Sách Dân Số (Ds 21:8-9), dân Israel phải đối mặt với nạn dịch bị rắn độc cắn chết, đó là như một hình phạt cho những lời phàn nàn, bất trung của họ. Thấy vậy, Thiên Chúa bảo Môi-se tạo ra một con rắn bằng đồng và treo nó lên một cây cột. Bất cứ ai bị rắn cắn khi nhìn vào con rắn đồng thì sẽ được chữa lành. Ai tin sẽ được cứu chữa và được sống. Con rắn đồng này tượng trưng cho sự cứu rỗi và chữa lành. Nó báo trước Chúa Giê-su, Đấng sẽ bị treo lên thập tự giá để cứu chuộc tội lỗi cho tất cả những ai tin cậy Ngài.

3. Con Rắn là Biểu Tượng Niềm Tin Cho Kitô Giáo
Trong Tân Ước, con rắn cũng được liên kết với quyền năng của Chúa Giêsu trên tội lỗi và cái chết. Giống như con rắn đồng được treo lên để cứu dân Israel, thì sự hy sinh của Chúa Giê-su trên thập tự giá mang lại sự cứu rỗi cho nhân loại. Ai tin sẽ được ơn cứu độ. Con rắn tượng trưng cho cả tội lỗi (như trong Vườn Địa Đàng) và sự cứu chuộc (như trong con rắn đồng).

4. Con Rắn Theo Truyền Thống Thần Thoại Hy-Lap
Ngoài Kinh thánh, con rắn còn có ý nghĩa quan trọng trong thần thoại cổ xưa. Ví dụ: Sử thi Gilgamesh kể về một con rắn đánh cắp sự bất tử của nhân vật chính.  Ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của mình, nó thay da của mình, điều đó tượng trưng cho sự đổi mới theo chu kỳ và thời gian, sự trở lại vĩnh cửu và vòng quay của sự sống, cái chết và sự tái sinh.

Trong Tin Mừng, Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ của Ngài: “ Các con hãy khôn ngoan như con rắn và hiền lành đơn sơ như bồ câu.” Chúa Giê su mượn hình ảnh con rắn để dạy các môn đệ cũng như những ai muốn làm môn đệ Ngài khi thi hành sứ vụ phải biết khôn ngoan cẩn trọng nhưng không quỷ quyệt, luồn lách, thâm độc. Sự khôn ngoan này phải xuất phát từ tấm lòng từ bi, chân thành, ngay thẳng, đơ sơ như bồ câu. Xưa cũng như nay, người ta còn dùng rắn để chữa nhiều bệnh. Rắn còn biểu tượng trong y học.

Tóm lại, bản chất con rắn là tinh khôn, xảo huyệt, gian dối, và độc ác, nhưng cũng có thể chữa lành và cứu sống con người. Chính vì thê, con rắn là biểu tượng phức tạp, chúng ta có thể nói về: cái ác, sự dữ, chữa lành, cứu chuộc, thay đổi, và sự sống vĩnh cửu trong các bối cảnh văn hóa tôn giáo và niềm tin khác nhau.
Chính Chúa Giê-su mời gọi chúng ta nhìn lên Thánh Giá của Ngài là biểu tượng yêu thương, cứu độ cho chúng ta hôm nay và trong suốt lịch sử nhân loại.

Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa toàn năng
Lạy Chúa Giêu-su của con,
Mỗi khi nhìn lên Thánh Giá, con thấy tội trần gian
Mỗi khi nhìn lên Thánh Giá, con nhận được sự yêu thương của Thiên Chúa
Mỗi khi nhìn lên Thánh Giá, con thấy sự hy sinh của Chúa cho nhân loại
Mỗi khi nhìn lên Thánh Giá, con không dám kết tội anh chị em
Mỗi khi nhìn lên Thánh Giá, con không dám hận thù chia sẻ và bất công
Mỗi khi nhìn lên Thánh Giá, con thấy tội con  quá nhiều
Mỗi khi nhìn lên Thánh Giá, con không còn than van trách Chúa và tha nhân
Mỗi khi nhìn lên Thánh Giá, con cám tạ vì ân phúc Chúa dành cho con. Amen.

Lm. John Nguyễn Tươi