Giáo sĩ và Chính trị
GIÁO SĨ và CHÍNH TRỊ
Còn ba tháng nữa là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024. Nếu bạn đang sống dưới một tảng đá, đó là con đường rất điên rồ, quanh co, và sẽ điên rồ hơn, quanh co hơn. Theo quan điểm của người Công giáo, chúng ta phải chuẩn bị thực hiện chức năng công dân của mình với lương tâm sáng suốt. Vì mục đích đó, nên dành thời gian để nêu bật một số vấn đề quan trọng hơn; mặc dù có những vấn đề khác quan trọng nhưng phải đưa ra những phán đoán thận trọng khác nhau, mà những người có thiện chí có thể không đồng ý.
Chúng ta đã nghe quá nhiều lần rằng “tôn giáo và chính trị không hòa hợp.” Có sự thật nào đó trong câu cách ngôn này, nhưng nó cũng che giấu một số sự thật cơ bản. Với sự hiểu biết đặc trưng, ĐHY Newman đã giải quyết vấn đề một cách trực diện: các giáo sĩ buộc phải hình thành và đưa ra ý kiến. Đôi khi người ta nói bằng ngôn ngữ quen thuộc rằng một giáo sĩ không nên dính líu gì đến chính trị. Điều này đúng, nếu có nghĩa là họ không nên nhắm đến các mục tiêu thế tục, không nên đứng về phía một đảng phái chính trị như vậy, không nên tham vọng được mọi người hoan nghênh hoặc được những người quan trọng ủng hộ. Nhưng nếu có nghĩa là họ không nên bày tỏ ý kiến và gây ảnh hưởng theo cách này hay cách khác, rõ ràng là không phù hợp với Kinh Thánh.
Với tất cả sự tôn trọng đối với quyền lực thế tục, dù là Do Thái hay La Mã, và cả sự tách biệt khỏi tham vọng thế gian, không phải là các tông đồ vẫn lên án những người cai trị là độc ác, những kẻ đã đóng đinh và giết chết Chúa Kitô đó sao? Liệu họ có giống như một thành phố trên đồi nếu họ không làm như vậy không? Tất cả những điều này có thể được thực hiện mà không làm tổn hại đến sự dịu dàng và khiêm nhường của Kitô hữu, mặc dù rất khó để làm như vậy. Chúng ta không cần phải tức giận hay nói lời gây tranh cãi, nhưng vẫn có thể đưa ra ý kiến của mình một cách kiên quyết, tùy theo khả năng hình thành ý kiến của chúng ta, và nhiệt thành với Chúa trong mọi hoạt động phục vụ tốt lành, cẩn thận và rõ ràng tránh xa những kẻ xấu mà chúng ta sợ các thủ đoạn gian ác của họ.
Nói cách khác, một giáo sĩ không bao giờ được tham gia vào chính trị đảng phái; tuy nhiên, họ phải hỗ trợ người dân đưa các giá trị Phúc Âm vào việc hình thành chính sách công. Thật vậy, nếu không làm như thế sẽ là từ bỏ chức vụ linh mục của mình.
Trong hai cuộc bầu cử tổng thống trước, người Công giáo đã có một nhiệm vụ dễ dàng hơn, sự khác biệt giữa hai nền tảng của hai đảng lớn rất rõ ràng. Lần này, điều đó trở nên mờ nhạt hơn – mặc dù vẫn có thể nhận dạng. Hãy nói thẳng: Nền tảng của Đảng Cộng Hòa hiện tại khá đáng thất vọng vì nó phản ánh những thỏa hiệp không may và, theo tôi, là không cần thiết. Tuy nhiên, đó là một bài học thực tế về sự thật của lời khuyên trong Kinh Thánh: “Đừng tin tưởng nơi hàng quyền thế, nơi người phàm chẳng cứu nổi ai.” (Tv 146:3)
Nhưng mặc dù nền tảng của GOP (Grand Old Party, Republican Party, Đảng Cộng Hòa, biểu tượng là Con Voi) không còn kêu gọi lệnh cấm phá thai theo hiến pháp nữa, nhưng tuyên bố: “Chúng tôi tự hào bảo vệ các gia đình và sự sống. Chúng tôi tin rằng tu chính án 14 theo Hiến pháp Hoa Kỳ bảo đảm rằng không ai có thể bị từ chối sự sống hoặc tự do mà không có quy trình hợp pháp. Do đó, các tiểu bang có quyền tự do thông qua luật bảo vệ các quyền đó. Sau 51 năm, vì chúng tôi, quyền lực đó đã được trao cho các tiểu bang và cho cuộc bỏ phiếu của nhân dân. Chúng tôi sẽ phản đối phá thai muộn, đồng thời ủng hộ các bà mẹ và các chính sách thúc đẩy chăm sóc trước khi sinh, tiếp cận kiểm soát sinh sản và IVF (In Vitro Fertility, thụ tinh ống nghiệm).” Hai thành phần cuối cùng là sự thỏa hiệp không may mắn và không cần thiết.
Ngược lại, nền tảng của Đảng Dân Chủ là cấp tiến nhất trong lịch sử ở mọi cấp độ. Điều đáng quan ngại nhất là cam kết thúc đẩy sửa đổi hiến pháp để bảo vệ “Roe v. Wade” mãi mãi.
Về một vấn đề được Giáo hội thúc đẩy trong hơn một thế kỷ, chương trình của Đảng Cộng Hòa ủng hộ quyền tự do lựa chọn giáo dục của phụ huynh cũng như quyền tự do tôn giáo, trong khi Đảng Dân Chủ kêu gọi đàn áp cả hai, đây là chính sách nhất quán của họ trong nhiều thập niên.
Bây giờ, hãy để tôi giải quyết hai chủ đề này chi tiết hơn một chút.
Thứ nhất, tôi muốn xóa tan một số thông tin sai lệch nghiêm trọng liên quan IVF. Biện pháp tránh thai nhân tạo tách biệt sự hợp nhất khỏi các chiều kích sinh sản của hành vi tình dục, tìm cách trải nghiệm chiều kích trước, trong khi ngăn chặn chiều kích sau. Thụ thai nhân tạo phạm tội theo hướng ngược lại, mong muốn có con (một mong muốn tốt đẹp và thánh thiện) nhưng lại không có hành động yêu thương.
Thụ tinh trong ống nghiệm lại gây ra một khó khăn về mặt đạo đức khác khi quy trình này tạo ra nhiều phôi thai, phần lớn trong số đó được đưa vào tủ đông lạnh sâu, cuối cùng sẽ chết. Khi Tòa Án Tối Cao Tennessee trao tiền bồi thường cho cha mẹ của những phôi thai đã bị phá hủy, tòa án không cấm IVF, chỉ hành động như các tòa án thường làm. Ví dụ, nếu một phụ nữ mang thai bị giết, tòa án sẽ phán quyết đó là tội sát nhân kép. Thật kỳ lạ, tổng thống Trump, thượng nghị sĩ Ted Cruz và nhiều người khác đã lao vào cuộc chiến mà không thực sự hiểu những gì đã được xét xử và những gì đang bị đe dọa.
Thứ hai, và rất quan trọng, xét đến sự thoái lui đáng tiếc của GOP đối với sự ủng hộ hết mình trước đây của đảng này đối với tính thánh thiêng của sự sống con người ngay từ khoảnh khắc đầu tiên thụ thai, chúng ta phải tiến hành như thế nào? Thánh Gioan Phaolô II giúp chúng ta bằng thông điệp quan trọng “Evangelium Vitae” năm 1995, trong đó ngài lưu ý rằng “khi không có chương trình chính trị nào là lý tưởng, người ta có thể bỏ phiếu cho chương trình gây ra ít tác hại hơn.” (số 73) Quan điểm đó được các giám mục Hoa Kỳ lặp lại trong tài liệu “Living the Gospel of Life” năm 1998. (¶ 31-32)
Trong tình hình hiện tại, điều đó có nghĩa là trong khi không có người Công giáo nào có thể ủng hộ đề xuất của Đảng Dân Chủ về việc phá thai theo yêu cầu, người ta vẫn có thể ủng hộ nền tảng của Đảng Cộng Hòa với lương tâm trong sáng, ít nhất là phản đối việc phá thai ở giai đoạn muộn và quyền của một tiểu bang trong việc cấm phá thai hoàn toàn.
Điểm cuối cùng: Xin đừng rơi vào cái bẫy tuyệt vọng và kết luận rằng “một tai họa cho cả nhà của bạn,” và do đó kiềm chế việc bỏ phiếu. Với mức cược cao như vậy trong chu kỳ bầu cử này, tôi không nghĩ rằng người ta có thể đưa ra lý lẽ đạo đức để ngồi ngoài cuộc. Giáo lý Công giáo (số 2240) khá trực tiếp về điểm này: “Nghĩa vụ đạo đức... là thực hiện quyền bỏ phiếu.”
ĐHY Newman một lần nữa đưa chủ nghĩa hiện thực kỳ lạ lên hàng đầu: Giáo hội đấu tranh và chịu đau khổ, tùy theo mức độ đóng vai trò của mình. Nếu Giáo hội không chịu đau khổ, đó là vì Giáo hội đang ngủ. Các học thuyết và giáo điều của Giáo hội không bao giờ có thể được thế giới chấp nhận. Nếu thế giới không bách hại, đó là vì Giáo hội không rao giảng.
Các giám mục Hoa Kỳ đã kiên định trong “lời rao giảng” về sự thánh thiêng của sự sống con người, phẩm giá gia đình, quyền cha mẹ về giáo dục và tính trung tâm của sự tự do tôn giáo. Do đó, không gì ngạc nhiên khi Giáo hội phải đối mặt với sự đàn áp. Những người Công giáo trung thành sẽ ủng hộ tiếng nói của các giám mục bằng lá phiếu của họ. Tất nhiên, chính trị không bao giờ có thể trở thành một tôn giáo. Thật vậy, “vì trên đời này, chúng ta không có thành trì bền vững, nhưng đang tìm kiếm thành trì tương lai.” (Dt 13:14)
Tuy nhiên, điều này không giải thoát chúng ta khỏi nghĩa vụ công dân phải bỏ phiếu – đặc biệt là khi thực hiện việc bỏ phiếu theo lương tâm Công giáo có hiểu biết.
LM. PETER M.J. STRAVINSKAS
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
- Tổng Hơp: