Hãy mở cho em, những cánh cửa
Trước nhất, một Tin Mừng:
“Đức Giêsu lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xiđôn, đến biển hồ Galilê vào miền Thập Tỉnh.32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giêsu, và xin Người đặt tay trên anh.33 Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh.34 Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: "Ép-pha-tha", nghĩa là: hãy mở ra!35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.36 Đức Giêsu truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra.37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói: "Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.” (Mc 7: 31-37)
Thứ đến, một bình giảng từ bậc thày Lm Kevin O’Shea, DCCT Úc Châu như sau:
“Hãy mở cho em, những cánh cửa,”
“từng gian im lặng, của hai ta.”
(dẫn từ thơ Trần Mộng Tú)
Mở cánh cửa, mở cả không gian im lặng của mọi người. Mở môi miệng, để ta ngợi ca tung hô quyền uy của Đức Chúa bằng tâm tình được thánh Máccô lại đã ghi ở trình thuật.
Trình thuật, thánh Máccô ghi là ghi sự kiện Chúa chữa lành cho người câm điếc có cụm từ nổi tiếng “Ephata: Hãy mở ra!”. Hãy mở ra và mở mọi thứ, để Lời Chúa thấm nhập vào không gian tình tự của con người, rất thể xác. Người người thường nói:
“Dân gian tình người vẫn mở rộng lòng để Chúa ngự”.
Nhưng, Kinh Thánh của người Do thái lại coi việc mở rộng lòng đón Chúa là sự thể mang tính thể xác, nghĩa là: muốn đón Chúa, dân con mọi người phải mở to con ngươi của mình rồi sẽ thấy. Mở cả đôi tai mới có thể nghe. Mở môi miệng để nói, mở đường mũi để hít/thở, mở cả làn da để sờ chạm. Bởi lẽ, ta chỉ có thể đón Chúa vào lòng, bằng cảm quan nghe/nhìn, hít/thở và sờ chạm cả Đức Chúa, qua thiên nhiên. Muốn được thế, người người phải mở hết ngũ quan mới thực hiện việc đón rước, rất chữa lành.
Chữa lành người câm điếc, Chúa không chỉ chữa cho tai/miệng của anh lành mạnh, mà còn chúc phúc toàn thân xác anh, nữa. Chữa lành cho anh, Chúa không chỉ đặt tay lên thân thể anh cách tượng trưng, nhưng Ngài thực tình làm động tác: xỏ tay vào tai anh, chậm nước miếng vào lưỡi anh rồi Ngài bảo: “Ephata: Hãy mở ra!” Sau đó, Ngài hướng mắt về trời cao kéo theo thân xác người bệnh rồi ra lệnh: “Hãy cứ mở!”, tức hãy đặt mình vào tình trạng sẵn sáng đón nhận ân lộc Ngài tặng trao, rất nhưng-không.
Hãy cứ mở, là trọn vẹn mở hết ngũ quan/thân xác để Ngài chuyển đạt Thần Khí Ngài vào chính thân xác bệnh nhân. Hãy cứ mở, là mở trọn vẹn thân mình của mình quyết dính phần vào sự việc chữa lành cả thể xác, lẫn các cảm nghiệm chính Đức Chúa qua tình thương yêu, lành lặn.
Vốn là kẻ bệnh hoạn, nên dân con người người dù dính dự nhưng vẫn không hết mình đặt vào với thiên nhiên vạn vật. Vẫn đóng kín khả năng tiếp nhận đến độ thiên nhiên/vạn vật không thể thi thố hết kỹ-năng hoà-nhập được. Sở dĩ dân con người người không cảm nghiệm được sự thể chữa lành xuất từ Chúa, là bởi họ không sẵn sàng đủ trước những thứ và những sự ở quanh họ trong tư thế mở ngỏ, để đón tiếp. Không cảm nghiệm, bởi họ cứ tưởng thiên nhiên/vạn vật là hệ thống vẫn khép kín, không tương tác hiệp thông và tiếp cận cách sinh động.
Vốn khép kín, nên dân con người người luôn ở tư thế bị kẹp đến bất động, rồi lịm dần đến nỗi chết. Nhưng, xác thân nào biết “mở ra” với thiên nhiên/vạn vật, dù thoáng chốc, lại sẽ trở thành hệ thống rất cởi mở ngõ hầu có thể tương tác với mọi thứ quanh mình. Và từ đó, sẽ tiến tới trở thành sự vật mới mẻ, không còn phù hợp với những gì là xưa cũ. Để rồi, từ đó đem đến cho người nhận nhiều thông tin mới với thời đại. Và cứ thế, ngày càng trở nên phức hợp, phấn kích, đầy cảm thông.
Có câu chuyện người cha nọ muốn dạy cho con mình một bài học để đời, là: chớ bao giờ phê phán sự gì hoặc người nào theo cách “nhanh nhẩu đoảng, thật thà hư.” Nên, ông mới gọi cả bốn đứa con lại, và bảo:
-Nay cha muốn anh hai lớn làm việc này cho cha:
hãy ra đồng xem cây lựu của cha có trổ sinh hoa trái gì không,
rồi về cho cha biết.
Nghe dạy, người anh lớn bèn ra đi tìm cây lựu cha trồng, nhưng đến nơi đã vào mùa đông nên cây khó lòng mà sinh hoa nảy lộc, bèn trình về:
-Con có thấy cây lựu cha trồng, nhưng chẳng hứa hẹn gì. Xem ra, cây ấy sống cũng nhiều năm, e khó qua được mùa đông băng giá rất khó lòng.
Ba tháng sau, người cha một lần nữa lại sai người con cả ra đi vào mùa xuân xem cây lựu nhà ông có gì hứa hẹn hay không. Người con đi về kể lại:
-Dạ thưa, con thấy cây lựu nay trổ bông trắng cũng rất nhiều, nhưng để trang hoàng thì tốt chứ chẳng hy vọng gì sẽ đậu trái. Con rất nghi ngờ cây đó, dù đã khuyến dụ “hãy mở ra!”, nhưng chẳng hy vọng gì một kết quả.”
Ba tháng kế, người cha lại sai anh con cả ra đi lần thứ ba xem cây lựu của nhà ông hy vọng gì không. Người con trở về, lần này lại nói:
-Cây lựu lần này xem ra cũng lớn dần nhiều kết quả, đầy những lá rất xum xuê. Con có thấy một đôi trái nên có hái ăn thử, nhưng đắng ngắt chẳng tài nào nuốt nổi. Con nghĩ chắc chẳng ai buồn ăn trái của nó hết đâu cha.”
Một lần nữa, chừng như anh trai cũng đã nói với cây lựu: “Hãy mở ra, mà phát triển!” nhưng cũng chẳng ăn thua gì.
Cuối cùng, chỉ ba tháng sau, người cha lại sai anh con cả ra đồng xem cây lựu có biến đổi gì không. Lần này, cây lựu trổ đầy những trái rất mọng, lại chín dòn. Anh con cả ăn thử rồi về trình với cha mình rằng:
-Cha à! Con nghĩ phải mau mau ra mà trẩy hái,
lựu nhà mình năm nay rất được mùa, đầy những trái ăn ngon lành.
Anh cũng nói, lần nào anh cũng nói với cây lựu:
“Hãy mở ra mà sinh quả”.
Và lần này, chắc cũng có người nói thêm vào cây nên mới đạt.
Người cha bèn gọi cả bốn người con lại rồi nói:
-Các con thấy không? Các con đều thấy tình trạng của cây lựu nhà mình, vào mỗi mùa. Nhưng, nhận định của các con về cây lựu chỉ là những lời nhận xét phiến diện, nghĩa là cứ nhanh nhẩu chỉ để ý đến một phần của cây vào lúc ấy mà thôi. Qua kinh nghiệm này, các con nên nhớ đừng bao giờ phê phán con người theo cách đó. Bởi, làm thế các con chỉ kịp dựa trên khía cạnh nào đó rồi phán đoán như thế là không công bằng và cũng chẳng khôn khéo. Tất cả mọi sinh vật đều phải được định giá qua chuỗi ngày dài của thời khắc và chỉ sau khi thanh sát cẩn thận nhiều lần ta mới nhìn ra. Bởi lẽ, ngay cả những sinh vật bề ngoài trông khô cằn, xấu xí vẫn có thể cho ra những thành quả tốt đẹp, như thường.”
Người cha ở đây nói như thế, tức hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ “Ephata: Hãy mở ra!” Và, ông cũng hiểu được cả tác động của cụm từ khích lệ mà con người đối xử với thiên nhiên/vạn vật. Nghĩa là, vẫn nên khuyến khích rất nhiều lần, nhiều thời vụ. Để, dù ở vào hoàn cảnh nào đi nữa, thì thiên nhiên/vạn vật vẫn sẽ cho ra những kết quả khả quan nếu được khích lệ đúng cách và đúng thời.
Con người và hệ thống xã hội cũng thế. Tất cả đều là vật thể sống động, rất tinh tế. Nếu người người cứ nói với ta và với mọi sinh vật cũng một lời khích lệ: “Ephata: Hãy mở ra” thì mọi sự vật rồi cũng có ngày làm theo lời khuyến khích hăng say, rất như thế.
Với con người, càng thấy rõ hơn bao giờ hết. Nghĩa là, con người càng được khuyến khích mở rộng vòng tay với người khác, thì người ấy sẽ chẳng còn khép kín cho riêng mình, đến bao giờ.
Trong cảm nghiệm một sự thể rất như thế, cũng nên ngâm lại lời ca ở trên, rằng:
“Hãy mở cho em, những cánh cửa,
từng gian im lặng, của hai ta.
Căn nhà nhỏ sao mênh mông quá
bóng tối mang trái tim đi xa.
Có một chỗ nào cho em nghỉ,
Vuốt duỗi thời gian của đợi mong.
có một chỗ nào em ngồi xuống,
chải lại đường ngôi như nhánh sông.”
(Trần Mộng Tú – Mở)
Căn nhà nhỏ có trái tim không còn đi xa, nhưng vẫn mở. Mở cho anh, cho tôi, cho mọi người. Mở, để anh và tôi, ta cứ đi vào mà ngồi xuống, dù chỉ “chải lại đường ngôi như nhánh sông.” Những nhánh sông, có giòng chảy mở rộng, cho mọi người có nước uống. Có tình sông rộng với dương gian. Rất phàm trần.
Lm Kevin O’Shea DCCT
Mai Tá lược-dịch
- Loại bài viết:
- Thể loại khác: