Thờ Thiên Chúa trong đền thờ mới?
THỜ THIÊN CHÚA TRONG ĐỀN THỜ MỚI ?
Đền thờ Giêrusalem được Vua Hêrôđê cha trùng tu từ khoảng năm 20 trước công nguyên và kéo dài tới thời tổng trấn Roma Albinus khoảng năm 64 sau công nguyên, tất cả khoảng 80 năm. Đền thờ gồm cung thánh, sân tư tế, sân đàn ông, sân đàn bà và sân ngoại giáo rất rộng. Khi Chúa Kitô vào Đền thờ đuổi người buôn bán, Đền thờ đã được xây dựng 46 năm, hoàn thành phần lớn công trình.(xem Gioan 2, 13-25)
Dân Israen hết sức hãnh diện về Đền thờ vì Đền thờ thật nguy nga, to lớn, xứng đáng nơi Thiên Chúa ngự, thích hợp cho đông người lui tới cầu nguyện, dâng lễ vật. Đền thờ là nơi trang nghiêm, thánh thiện, thế mà sân dành cho dân ngoại được phép tới đó, có một tổ chức buôn bán trục lợi với những mánh khóe bất chính, những thủ đoạn xấu lộ liễu. Tổ chức đó do các Thầy Tư tế Đền thờ cầm đầu, họ quản lý tài chánh, các chàng rể là thanh tra đền thờ, con cháu họ kinh doanh, các nô bộc sẵn sàng mắng chưởi và đánh đập những kẻ chống lại giá cả , nhất là những ai dám ngăn cản việc buôn bán Xét ra, buôn bán chiên cừu, bồ câu cho khách hành hương mua lễ vật là việc chính đáng vì vừa giúp tín hữu hành hương khỏi phiền phức đem lễ vật từ xa đến vừa thu lợi cho Đền thờ để chi tiêu vào việc bảo quản, sửa sang hằng năm Đền thờ, rồi việc đổi tiền ngoại quốc lấy tiền Đền thờ để nộp thuế Đền thờ là điều phải lẽ, nhưng trong mục đích chính đáng đó, người ta đã lợi dụng để thu lợi riêng cho mình. Kẻ lợi dụng đó là các thầy Tư tế và gia nhân của họ. Thay vì làm gương sáng, họ tạo ra gương xâu, người dân cũng phải yên lặng, vì động tới họ sẽ bị nhừ đòn.
Chúa Kitô đã biết rõ tệ nạn buôn bán ở Đền thờ. Bao nhiêu lần lên Đền thờ, Ngài giữ yên lặng, lần nầy vì hoạt động công khai, nên Ngài tỏ thái độ thật mạnh. Ngài bện dây thừng làm roi đánh đuổi các người buôn bán và Ngài dạy mọi người : Đừng làm nhà Cha Ta thành một cái chợ (Gn 2,16)
Phản ứng của nhóm người thân tín hàng Tư tế là hạch sách Chúa : Ông lấy quyền gì mà làm việc nầy, nếu lấy quyền Chúa, ông hãy làm một dấu lạ chứng tỏ Chúa sai ông đến ? – Chúa Kitô trả lời : Phá Đền thờ nầy đi, nội trong ba ngày tôi sẽ xây lại. Câu trả lời nầy rõ ràng không nói tới Đền thờ xây bằng đá, trang hoàng bằng vàng nầy. Thánh Gioan cho biết Chúa nói về thân xác của Ngài (Gioan 2, 21)
Chúa Kitô đến thay thế Đền thờ Giêrusalem bằng thân xác sống lại của Ngài. Thân xác Chúa là nơi Thiên Chúa Ngôi Hai làm chủ thể (personne) , hoạt động, cứu chuộc nhân loại, là nơi Ba Ngôi Thiên Chúa hiện diện (Gn 1,14 ; 7, 37-39) là trung tâm của thở phượng trong Thần khí và Sự thật ( Gn 4,21 ; Kh 21, 22 ; Mt 12,6 , , 26, 61 ; I Cor 12, 12 ) . Ngài dạy nhờ Ngài , nhân loại thờ Thiên Chúa không phải ở Đền thờ Giêrusalem hoặc ở núi Garizim nữa, nhưng chỉ có thờ Thiên Chúa nhờ Thánh Thần do tìm kiếm sự thật và sống theo sự thật (Chúa Kytô là sự thật) trong một thế giới nhiều gian dối .
Câu trả lời của Chúa còn mô tả đến cái chết thân xác của Ngài. Một cái chết chiến thắng vì trong giới hạn ba ngày. Một cái chết phá hủy Đền thờ cũ để dựng nên một Đền thờ mới nội trong ba ngày mà thôi. Thật vậy, Chúa chết ba ngày sống lại đúng như lời Chúa nói trước làm cho các Tông dồ tin vào Chúa : Chúa la sự thật .
Chúng ta là những người tin Chúa, được ghép vào làm chi thể của Chúa, chúng ta trở thành Đền thờ cho Chúa ngự. .Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta : anh em phải biết anh em là Đền thờ của Thiên Chúa ( I Cor 3,16) . Tội lỗi làm hoen ố thân xác, làm hoen ố ngôi Đền thờ của Chúa. Tính gian tham, bất công, dục tình biến ngôi Đền thờ của Chúa là thân xác ta thành hang trộm cướp. Trở về với Chúa, rửa sạch tâm hồn, giữ tâm hồn khiêm nhường, trong sạch là biết quý mến thân xác mình.
Thời các Thánh Tông đồ , ngày Chúa nhật , tìn hữu Chúa tụ họp tại một tư gia, nghe các Thánh Tông đồ giảng dạy, dâng Lễ Bẻ Bánh (thánh lễ) . Người tham dự cảm thầy được mình là tín hữu là chi thể của Chúa Kytô, là đền thờ của Thiên Chúa. Ngày nay, nơi không thể có thánh đường , tín hữu tụ lại ở một tư gia dâng Thánh lễ vời linh mục , người tham dự sẽ cảm nghiệm được bầu khí đạo đức thời xưa . Một linh muc Dòng đã cho kẻ nầy biết cả nhà dòng bị và di tới một chủng viện . Thánh lễ đầu tiên thiếu thốn mọi đàng, nhưng có một cảm nhận sâu xa sức sống của Chúa ban cho cộng đoàn .
Còn dự Thánh lễ trong ngôi thánh đường đầy đủ tiên nghi , nếu tin hữu dự Thánh lễ « một cách ý thức , linh động và hữu hiệu » (Hc Pv số 11) thì sẽ gạt hái được rất nhiều kết quả cho đời sống tinh thần của mình . Tại Việt nam, Lễ Chúa nhật con thật đông . Có người dự hai thánh lễ ngày Chúa nhật. Nhưng cảnh người ta đứng ngoài nhà thờ khi trong nhà thờ còn trống không thiếu . Có người đứng bên đường nầy ngó sang nhà thờ, xe cộ chạy trước mặt họ ..... Lễ nào cũng phải nhắc người ta vào nhà thờ .. bực minh... sự sốt sắng của cha sở còn nữa không ? Dâng lễ trong trạng thái bực mình .. Không dám nói họ đừng có đi lễ còn hơn, nhưng mà hôm nào cũng phải nhắc có chịu nổi không. . ?
LmFxNguyễnhùngOánh
- Loại bài viết: