Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Áo Dài: y phục truyền thống của Việt nam

Tác giả: 
Jos Tú Nạc NMS

 

 

Áo Dài: y phục truyền thống của Việt nam


Vũ Ngọc Anh đứng trên sàn diễn. Ánh đèn từ bên trên chiếu sáng trên cô. Hàng trăm người đang ngắm nhìn cô. Họ bị lôi cuốn bởi y phục đáng yêu của cô. Ngọc Anh mặc một loại áo truyền thống được gọi là Áo Dài. Ngọc Anh bược đi chậm chạp qua sân khấu. Chiếc Áo Dài của cô uyển chuyển tha thướt dịu dàng. Bởi nó được làm từ một loại sợi – một thứ chất liệu nhẹ nhàng và mềm mại. Áo Dài là y phục hai phần – quần, và một áo sơ-mi ôm sát dài hay áo dài. Quần của Ngọc Anh mầu trắng. Áo Dài của cô mầu vàng, ánh kim. Nó phủ kín hai cánh tay cô tới cổ tay. Nó ôm sát ngực và cổ cô. Áo dài này được xẻ ra. Nó mở ra hai bên từ eo của cô đến sàn nhà. Khi Ngọc Anh bước qua sân khấu, y như thể cô đang trôi nổi bồng bềnh.


Đêm đó, Vũ Ngọc Anh đã đoạt giải cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Việt Nam 2012. Các giám  khảo tưởng trông cô lộng lẫy trong chiếc áo dài. Việc giành được danh hiệu “Hoa Hậu Áo Dài” là một vinh dự lớn lao. Vì hơn thế Áo Dài không chỉ có ý nghĩa là y phục Việt Nam truyền thống. Nó còn là biểu tượng lịch sử của vẻ đẹp văn hóa và con người Việt Nam.


Chiếc Áo Dài có một lịch sử lâu dài ở Việt Nam. Các chuyên gia tin những hình thức của Áo Dài đã tồn tại hàng trăm năm.
Y phục Trung quốc truyền thống đã ảnh hưởng đến lịch sử của chiếc Áo Dài. Vào những thập niên 1600 và 1700 những người cầm quyền Trung quốc xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam. Họ yêu cầu người dân mặc y phục truyến thống Trung Hoa. Họ đã tạo ra những kiểu mẫu Áo Dài đầu tiên để thể hiện sự phân biệt và nền văn hóa độc lập của Việt Nam. Vào thời gian này, những thành viên của gia đình lãnh đạo Việt Nam bắt đầu mặc những kiểu Áo Dài đầu tiên ấy. Cà đàn ông lẫn đàn bà đều mặc.


Vào năm 1802, vua Gia Long, một nhà lãnh đạo Việt Nam. Ông đã giải phóng Việt Nam khỏi sự cai trị của Trung quốc. Trước thời gian này, người dân ở những khu vực khác nhau ở Việt Nam đã mặc những mẫu Áo Dài khác nhau đầu tiên ấy. Nhưng những nhà thiết kế bắt đầu kết hợp những đường nét tạo mẫu thuộc những miền khác nhau. Kết quả này đã đưa ra một kiểu Áo Dài được gọi là Áo Dài ngũ thân. Từ năm 1820 đến 1841 những người lãnh đạo đã ban hành y phục dân tộc chính thức của Việt Nam là Ngũ Thân.


Năm mươi năm sau đó, một một quyến lực ngoại lai mới cai trị Việt Nam. Pháp tuyên bố Việt Nam là một thuộc địa. Vào lúc này, nhiều người đã bắt đầu mặc những y phục ảnh hưởng bời Tây phương. Tuy nhiên, một số nhà thiết kế Việt Nam đã phản ứng chống lại   ảnh hưởng văn hóa ngoại lai này – y như họ đã làm khi Trung Hoa cai trị Việt Nam.


Trong thời gian những thập niên 1920 và 1930, những nhà thiết kế ở Hà Nội bắt đầu   thiết kế lại chiếc áo Ngũ Thân. Nhà thiết kế nổi tiếng là Cát Tường, và cũng được biết dưới cái tên Le Mur. Thiết kế mới này đặc biệt dành cho phụ nữ. Những nhà thiết kế đã dùng vài chi tiết ảnh hưởng Tây phương hay của Pháp. Nhưng, những gì họ thiết kế không mang màu sắc phương Tây, thay vào đó, nó là một modern phiên bản của y phục truyền thống Việt Nam. Những gì mà hôm nay chúng ta gọi là Áo Dài.


Chiếc Áo Dài tân thời đã trở nên phổ biến mọi nơi trên đất Việt sau khi kết thúc sự cai trị của Pháp. Áo Dài rất được phổ biến từ năm 1960 đến năm 1975 ở miền Nam Việt Nam. Sau biến cố 1975, phụ nữ Việt Nam thường ít mặc Áo Dài. Nền kinh tế Việt Nam bấy giờ đang tụt hậu, người dân phải vật lộn với miếng cơm manh áo. Và hầu hết người ta không còn nghĩ đến Áo Dài là sự cần thiết.


Cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, Áo Dài đã trải qua một sự phát triển mới phổ biến. Năm 1989, một nhật báo ở Sài Gòn (Tp. Hồ Chí Minh) lần đầu tiên phát động cuộc thi “Hoa hậu Áo Dài”, mười sáu ngàn người đã tham dự cuộc thị.

Nhưng đây không phải là sự khởi đầu duy nhất của chiếc Áo Dài mới được phổ biến. Từ Sài Gòn, những cuộc thi Hoa hậu Áo Dài lan ra khắp thế giới – những nơi như Long Beach, California ở Hoa Kỳ và những thành phố Toronto, Gia Nã Đại. Ngày nay, nhiều quốc gia có đông dân nhập cư Việt Nam khi họ rời khỏi Việt Nam, hành trang họ mang theo với chiếc Áo Dài.


Nguồn gốc, Áo Dài là tập quán được làm ra của mỗi phụ nữ Việt Nam. Những người may chiếc Áo Dài đã khâu từng chiếc duy nhất dùng một cái kim, chỉ và khâu bằng đôi tay của mình. Một phụ nữ đến thăm người may áo dài của mình nhiều lần để thử làm sao cho được vừa vặn với khuôn thân của mình. Ngày nay, những xí nghiệp đã sản xuất Áo Dài hàng loạt. Những chiếc Áo Dài này được bày bán ở Việt Nam và trên khắp thế giới. Xuất khẩu Áo Dài đã ảnh hưởng đến những nhà thiết kế y phục toàn cầu mãi tận Ba-Lê, Pháp và Tp. Nữu Ước xa xôi.


Không giống nhiều hình thức y phục truyền thống khác, Áo Dài vẫn được nhiều phụ nữ Việt Nam trưng diện. Và việc mặc Áo Dài có ý nghĩa đặc biệt. Kimlai là nhà văn Mỹ Gốc Việt. Trên Website của bà, bà đã giải thích chiếc Áo Dài có ý nghĩa như thế nào đối với bà khi còn thơ ấu.


“Tôi vẩn nhớ khi còn là một bé gái, tôi bước vào những căn phòng của mẹ và bố tôi. Đằng sau cánh cửa treo những miếng vải dài. Tôi biết những mảnh chất liệu đẹp đẽ này sẽ được may thành những chiếc Áo Dài … Tôi nhớ đã ngỡ ngàng khi thấy mẹ mặc chiếc Áo Dài. Tôi nghĩ sao mà mẹ đẹp thế. Tôi trông đợi đến khi nào mình có một chiếc áo dài như thế.”


Trước hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mặc chiếc Áo Dài, nhiều người đã phát biểu.


“Tôi nghĩ mọi người phụ nữ Việt Nam mặc Áo Dài ít nhất là một lần – trong ngày cưới của mình.”


Và Nguyễn Trân nói,


“Khi còn học ở trường trung học, tôi đã mặc Áo Dài sáu ngày một tuần.”


Ở Việt Nam, phụ nữ mặc Áo Dài nhiều màu sắc khác nhau. Người trẻ luôn mặc Áo Dài màu sáng. Và những phụ nữ luống tuổi mặc Áo Dài màu đậm hơn. Tuấn Anh Nguyễn giải thích,


“Thiết kế và màu sắc khác nhau của Áo Dài thể hiện vẻ đẹp và tính cách cá nhân khi mặc nó.. Ví dụ, học sinh mắc Áo Dài trắng. Điều này thể hiện sự trinh nguyên, ngây thơ, và nét đẹp trẻ trung. Một phụ nữ có thể mặc chiếc Áo Dài màu hồng trong ngày cưới của mình, khi kết hôn. Nó thể hiện vẻ đẹp duyên dáng, yêu kiều.


Áo Dài tiếp tục được phổ biến ở Việt Nam. Và người Việt Nam tự hào được chia sẻ chiếc Áo Dài với mọi người trên toàn thế giới.


“Áo Dài là niềm tự hào dân tộc. Nó còn là niềm tự hào cho mọi phụ nữ, cứ mỗi lần mặc nó.”


Jos. Tú Nạc, NMS