Ngôn ngữ toàn cầu
Ngôn ngữ toàn cầu
Saluton.
Saluton. Kiel vi fartas?
Bonege, dankon.
Bạn có nhận ra thứ ngôn ngữ này không? Nó nghe như tiếng Âu châu – đôi chút giống tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Đức. Nhưng không phải vậy. Nó được gọi là Esperanto (Ngôn ngữ Quốc tế). Có thể trước đây bạn có nghe về Ngôn ngữ Quốc tế chứ! Đó là sự quảng bá phát minh ngôn ngữ thế giới.
Những mâu thuẫn và phiền toái tác động đến con người bằng những cách khác nhau. Chúng làm cho một số người muốn chạy trốn, và chúng làm cho một số người khác cảm thấy tức giận với thế giới và con người tồn tại trên nó. Nhưng một số người lại cố gắng tìm ra một phương cách để thay đổi những sự việc.
Ludovio Lazurus Zamenhop là một trong số người này. Zamenhop sinh năm 1859. Ông sống tại thành phố Bialystok, Ba Lan. Lúc bấy giờ thành phố này là một phần của lãnh thổ Nga. Có ba nhóm sắc tộc chính ở thanh phố này: Ba Lan, Belorusian, và Do Thái nói tiếng Yiddish. Những xung đột giữa những nhóm này đã gây phiền muộn cho chàng trai trẻ Zamenhop. Là một người Do Thái, sống ở nơi mà chẳng lấy gì làm thoải mái dễ dàng. Cách đây vài trăm năm, nhiều người Do Thái đã dẫn dắt nhau sang Ba Lan để được sống an toàn. Nhưng những xung đột cứ tiếp tục. Thậm chí trẻ con cũng một phần nào xảy ra những mâu thuẫn. chúng đánh nhau trong trường học và trên đường phố. Zamenhof lớn lên trong một môi trường hằn sâu thù hận và sợ hãi.
Tuy nhiên, Zamenhof không cảm thấy thù hận và phẫn nộ trong tâm hồn. Một vài người nói rằng mẹ cậu đã giúp đỡ tạo cho cậu bản tính nhân từ. Mẹ cậu tin rằng tất cả con người đều là con cái của một Thiên Chúa yêu thương. Chàng trai trẻ Zamenhof bắt đầu nghĩ đến những phương cách để thay đổi môi trương không thân thiện nơi mình đang sống.
Zamenhof tin rằng những rào cản ngôn ngữ là một phẩn quan trọng của vấn đề. Ông nghĩ rằng nếu tất cả mọi người cùng chung một ngôn ngữ, nói một thứ tiếng, họ giao tiếp sẽ tốt hơn. Khi còn bé, ông đã tin rằng một ngôn ngữ chung sẽ kết thúc hận thù. Ông mơ về một sự kết thúc đối với hận thù chủng tộc và chính trị. Ông mơ về một thế giới hiệp thông.
Zamenhof bắt đầu thử nghiệm sáng tạo một ngôn ngữ quốc tế. Thoạt đầu, ông cố gắng tạo ra một thứ ngôn ngữ với văn phạm phong phú. Nhưng điều này trở nên rất phức tạp. Zamenhof học nhiều thứ tiếng, gồm tiếng Đức, Pháp, Latin và Hy Lạp. Ông quyết định rằng ngôn ngữ quốc tế phải đơn giản bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Ông làm việc cần cù trong nhiều năm. Ông bắt đầu “khảo sát” thứ ngôn ngữ ấy.
Ông khảo sát ngôn ngữ mới ấy như thế nào? Ồ, ông cố gắng dịch những cuốn sách, những cuốn truyện, những bài kinh và những phần của Kinh Thánh Ki-tô giáo hiên có. Chúng ta hãy nghe những âm của Ngôn ngữ Quốc Tế xem sao!
“Cio estigis per li; kaj aparte de li estigis nenio, kio estigis. En li estis la vivo, kaj la vivo estis la lumo de la homoj. Kaj la lumo brilas en la mallumo, kaj la mallumo gin ne venkis.”
Nghĩa tiếng Anh là, “And with the Word, God created all things. Nothing was made without word. Everything that was created received its life from him. And his life gave light to everyone. The light keeps shining in the dark. And darkness has never put it out.”
Sau khi Zamenhof khảo sát ngôn ngữ này, ông thấy cần phải xuất bản một cuốn sách. Ông gọi nó là, “Lingvo internacia. Antauparolo kaj plena lernolibro.” Tiếng Anh là “International Language. Foreword and Complete Textbook.” Zamenhof không ghi tên thật của mình trên cuốn sách, Thay vào đó ông dùng tên “Doktoro Esperanto.” Tiếng Anh là “Doctor Hopeful.”
Vậy chúng ta hãy nhìn kỹ hơn vào Ngôn ngữ Quốc Tế. Vào khoảng 70% bắt nguồn từ tiếng Latin và Rome giống như tiếng Pháp. Khoảng 20% bắt nguồn từ tiếng Đức và tiếng Anh. Và còn lại là tiếng Nga, Ba Lan và Hy Lạp. 28 ký tự hình thành mẫu tự Ngôn ngữ Quốc Tế. Và ngôn ngữ này là “ngữ âm”. Mỗi từ bạn nói y như khi được viết ra. Không có những ngoại lệ. Hầu hết văn phạm của Ngôn ngữ Quốc Tế theo một trong 16 quy luật căn bẳn.
Trong Ngôn ngữ Quốc tế, tất cả những danh từ đều tận cừng bằng “O”. Ví dụ danh từ “bird” (con chim) thành “birdo”. Nếu bạn có từ hai con chim trở lên (số nhiều) thành “birdoj” (những con chim).
Đây là một điều thú vị nữa. Nếu bạn thêm tiếp đầu ngữ “mal” trước một từ. Nó sẽ cho một từ phản nghĩa. Ví dụ “alta” nghĩa là “tall” (cao). “Malalta” nghĩa là “short” (thấp/ngắn). Seka nghĩa là “dry” (khô). Malseka nghĩa là “wet” (ẩm ướt). “Pura” nghĩa là “clean” (sạch sẽ). Vậy bạn có thể đoán xem “dirty” (dơ bẩn) là gì? – “Malpura!”
Không ai biết chính xác có bao nhiêu người dùng Ngôn ngữ Quốc Tế. Một số người ước lượng khoảng 2,000,000. Con số này dựa vào thông tin chẳng hạn như những người sử dụng internet và bán sách Ngôn ngữ Quốc Tế. Ngôn ngữ Quốc Tế phổ biến nhất ở Trung và Đông Âu. Những người nói Ngôn ngữ Quốc Tế đã phát triển một số phong tục giống nhau. Nhưng nhiều người tranh luận rằng một “ngôn ngữ quốc tế” sẽ không có một nền văn hóa riêng. Họ nói rằng ngôn ngữ quốc tế sẽ tiêu hủy văn hóa và sắc tộc phân tán.
Những người nói tiếng Quốc Tế cho biết ngôn ngữ này sẽ tạo cho việc giao tiếp dễ dàng hơn khi giao du đây đó. Họ nói rằng Ngôn ngữ Quốc Tế là ngôn ngữ hai có tác dụng tốt – tốt hơn những ngôn ngữ khác như tiếng Anh, Pháp hay Tây Ban Nha.
Người ta nhiều nơi trên thế giới dùng những ngôn ngữ này – hơn là Ngôn ngữ Quốc Tế! Nhưng cũng có nhiều người nói tiếng mẹ đẻ của những ngôn ngữ này. Ý tưởng về ngôn ngữ Quốc Tế đó là nó tạo cho mọi người bình đẳng – bới vì nó không “lệ thuộc” đối với bất kỳ một nhóm cụ thể nào. Nó thuộc về cộng đồng quốc tế! Zamenhof hy vọng rằng điều này sẽ hợp nhất con người lại với nhau – và giúp tạo một thế giới hòa bình.
Hầu hết người ta lý luận rằng ngôn ngữ đơn lẻ không thể tạo sự hòa bình. Con người trong cùng một quốc gia, với cùng một ngôn ngữ và cùng một nền văn hóa vẫn tranh luận và tranh chấp.
Zemenhof là một người lý tưởng. Ông tin rằng thế giới có thể thay đổi. Cuối cùng, ngôn ngữ ấy được gọi là “Esperanto” – “một con người hy vọng”. Và một người mà mang hy vọng có thể làm việc nhiều hơn con người không mang hy vọng! Zamenhof đã không thấy ước mơ của mình trong cuộc đời. Vẫn có sự hiểu lầm giữa con người. Nhưng ngôn ngữ Quốc Tế đã hiệp nhất nhiều người qua thế giới. Ít nhất nó đã trải qua một số nền văn hóa và những phân chia sắc tộc. Trên một website quốc tế dành cho những người nói Ngôn ngữ Quốc tế, một người đã viết,
“Là một người của Ngôn ngữ Quốc Tế có nghĩa tôi là thành phần của một cộng đồng thế giới rộng lớn. Họ là những người tin vào sự bình đẳng – giống như tôi. Có những câu nói như ‘Chúng ta được sinh ra tất cả đều bình đẳng.’ Esperanto, con người hãy diễn đạt ý tưởng này.”
Jos. Tú Nạc, NMS
- Tổng Hơp: