Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

PHAOLÔ và sự nghiệp cầm bút

Tác giả: 
Mai Tá
 
 
PHAOLÔ và sự nghiệp cầm bút  viết cho người thị thành ở La Mã
 
 
THƯ RÔMA
 
 
Ở thư Rôma đoạn 3 câu 24 đến 26, thánh Phao lô lại đã viết:
 
 
            “Nay họ được giải án tuyên công, một cách nhưng không,
bởi ơn Người, nhờ việc cứu chuộc trong Đức Kitô Giêsu.
Đấng Thiên Chúa đã bày ra trước mặt thiên hạ như bàn xá tội.
Nhờ bởi lòng tin trong máu Ngài,
làm cách chứng tỏ sự Công Chính của Người.
vì đã bất chấp các tội lỗi họ phạm trước kia,
trong khi Thiên Chúa cầm mình nhẫn nại,
hầu chứng tỏ sự công chính của Người vào thời bây giờ
rằng Người thực công chính, và giải án tuyên công
kẻ nại đến lòng tin vào Đức Giêsu.”
 
 
Trở nên công chính”, là: mọi người được tham gia vào sự công bằng thủy chung của Thiên Chúa một cách tự do, nhờ vào quà tặng Ngài ban cho cách “nhưng-không” thật khó giải thích theo thói thường.
 
 
Nhờ ơn cứu chuộc” (Apolutrosis), tiếng Hy Lạp có nghĩa: thực hiện việc tặng ban huệ lộc, ơn cứu chuộc và sứ mạng giải thoát nô lệ, để mọi người được tự do. Nhưng tất cả, là để dẫn vào ý niệm quản cai vĩ đại, ngõ hầu tẩy gột mọi sự trong hiến tế. Ý niệm “Đền bù mọi lỗi tội” (Hilasterion, Kapporeth), là nói về lớp vàng dát nơi “bàn xá tội” có “khám giao ước” ở đền thờ, trên đó có hình cánh thiên thần, cốt để nói về sự hiện diện của Đấng Thánh, tức Shekinah. Thánh Phaolô lại viết thêm: “Thiên Chúa đã bày Đức Giêsu Kitô ra trước mặt thiên hạ” và coi Ngài là Đấng hiến tế chứ không là hiện thân của động thái “đền bù mọi lỗi tội”. Ngôn ngữ Hy Lạp và Do thái, việc tế hiến thú vật không hẳn là “đền bù mọi lỗi tội” (hilasterion) mà là cách diễn tả việc “trở nên một”. Một hiện diện, không tách rời. Chẳng đánh bật được gốc rễ, để trừ khử.
 
 
“Máu”, đây có nghĩa là: sự sống, trong đó máu trở thành thứ “bột tẩy” gột sạch mọi vết nhơ, đặc biệt lôi cuốn việc bù thay cho mọi lỗi phạm của con người. Máu ấy, vị thượng tế hằng rắc vãi khắp chốn, vào buổi tẩy sạch lỗi lầm được tổ chức mỗi năm gọi là “Yom Kippur” hầu trừ khử mọi uế-tạp, bẩn nhơ.
 
 
“Công chính” (dikaiosume), có nghĩa: tham gia vào sự công bằng phải lẽ của Thiên Chúa.
 
 
“Giải án tuyên công” (aphesis), nghĩa tự vựng, là: xoá sạch hoặc gỡ bỏ mọi lỗi tội, coi đó như hậu quả của nhiều hành xử. Bởi lẽ, lỗi và tội chống lại sự công bằng thủy chung của Thiên Chúa, vẫn thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Chuộc.          
 
 
Ngôn ngữ đây, đưa ra ví dụ cụ thể như chất lỏng chảy xuyên suốt, rất nhào quyện. Thánh Phaolô không viết thêm chú thích nào mang tính chuyên nghiệp ở dưới thư. Thay vào đó, ông vẫn cứ khâu/may các mẩu da thú làm bạt lều và đọc cho thư ký ghi chép những điều ông nghĩ theo kiểu “nhát gừng”, “từng chữ” vẫn rất nhanh. Thành thử, người đọc có thể sẽ phạm phải sai lầm không nhỏ, nếu cứ phân tách hoặc biện giải lời của thánh-nhân theo tinh-thần nhà phê-bình văn-học nghệ-thuật rất chi ly, khúc chiết. Những điều được thánh Phaolô đọc cho thư ký ghi, là giòng tư tưởng gây ấn tượng, chứ tuyệt nhiên không là hệ thống triết lý tự tại, có từ trước.
 
 
Tựa như những gì thánh Phaolô sử dụng trong mạch-nguồn tư tưởng, chỉ một thành ngữ “Ngài chết cho ta”, là điều thánh-nhân muốn nói: Ngài lướt vượt cung cách chết cho đạo, như cho đi chính mình Ngài theo cung cách phụng thờ (kapporeth), tựa hồ mô-hình kinh-tế để trả cái giá của tự do. Và, dựa vào kiểu cách của các xã hội sống có pháp luật, nhờ vào đó Ngài cho phép ta gia nhập vào sự Công-chính của Thiên Chúa. Đây, là động thái nhằm đúc kết các ý niệm vào với nhau, để nên một.
 
 
Thời Hậu-Phaolô          
 
 
Trong các thư được thánh Phaolô đọc cho thư ký ghi chép về lề luật hoặc mục vụ, các ý tưởng trên đã giảm xuống thành một ý nghĩa duy nhất, là: tất cả đã khiến ta gọi đó là “cứu chuộc”, nhận từ Chúa.
 
 
            “Trong Ngài, ta được cứu chuộc nhờ máu của Ngài.” (Ep 1: 7)
 
           
“Đức Kitô Giêsu, Đấng tự hiến mình làm giá cứu chuộc mọi người.” (1Tim 1:6)
 
 
Vì chúng ta, Ngài đã tự hiến mình để cứu chuộc chúng ta khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Ngài, một dân hăng say làm việc thiện.”( Titô 2: 14)
 
 
“Anh em hãy biết cho rằng, không phải nhờ vào những của chóng hư nát như vàng bạc mà anh em được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Chiên Con vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Kitô.” (1Ph 1: 18-19)
 
 
Những điều trên, đã tạo sắc thái đặc trưng lên trên mẫu mã tốt nhất là chỉ trải rộng theo chiều ngang nếu, ở vào thời tiên khởi đầy truyền thống, nó không bị khước từ như thể trả thay cho giá của kinh tế. Đây, còn là bước đầu trong nhiều cố gắng vượt quá thời kỳ của Kinh sách để đi vào với học thuyết “cứu chuộc”, “toại nguyện”, “ảnh hưởng luân lý” và các sự thể như thế.
 
 
Loren Rosson có lần cũng nhận xét: “Tân Ước chỉ đưa ra đoạn viết khả dĩ gợi lên việc thay cho hình phạt, là thư thứ nhất do thánh Phêrô viết ở đoạn 2 câu 24b; mà, đoạn này lại được rút từ sách tiên tri Ysaya 53 trong đó có chi tiết nói rất rõ: nhờ thương tích của Ngài mà ta được chữa lành.”
 
 
Thêm vào đó, có thể người Do thái vẫn duy trì lập trường của nhiều vị vào thời trước đây. Ina Willi-Plein, trong “Some Remarks on Hebrews from the Viewpoint of Old Testament Exegesis”, và trong G. Gelardini, ở sách có tựa đề: “Hebrews: Contemporary Methods – New Insights, Leiden, Brill, 2005” lại coi sự kiện Đức Giêsu, qua cung cách của vị Thượng tế Ngài đã thực hiện việc gỡ bỏ mọi điều phiền nhiễu do lỗi và tội gây ra hơn là trải nghiệm bằng những hành xử có tính “chuộc thế mọi lỗi tội”. Đoạn 6 câu 6 của thư cũng diễn ý rằng: “Người sa ngã lỡ lầm trong cộng đoàn, vẫn được bảo là: làm như thế cũng giống như “người đóng đinh Con Chúa vào thập giá, thêm lần nữa”. Đây là ví dụ cụ thể mang tính mỉa mai/châm biếm thấy rất rõ. Điều đó, còn cho thấy: do lầm lỗi, họ đã biến ơn cứu chuộc thành việc khó có thể hiện thực. Ở đây nữa, tác giả lại muốn nói về sự thể như nó vẫn thế --mà giả như nó có thể như thế, nhưng sự thật thì không—đã cho thấy đây là lần đầu (và chỉ một lần mà thôi) qua đó Đức Giêsu đã thí mạng sống của Ngài cho con người theo cách thức không mấy tương xứng…
 
 
 
Phẩm bình các bài viết về thư Rôma
và thánh Phaolô.
 
 
(Xem J. McRay, Paul in Recent Research)
 
 
Một số nhà cải cách lại đã diễn giải vấn đề nóng bỏng liên quan đến cuộc đời của thánh Phaolô dựa theo điều mà các vị phấn đấu chống hệ thống pháp lý. Các vị dựa theo khuôn mẫu của những người mộ đạo có từ cuối thời Trung Cổ, để coi đó như “mẫu mực” luật lệ đề ra cho người bình thường ở đời. Các vị những muốn đi vào lề lối ấy nhân danh kinh nghiệm riêng tư sâu sắc của mình về niềm tin. Thế nên, các vị đọc thư thánh Phaolô như phấn đấu cho ân huệ để chống báng lề luật.    
  
 
Làm như thế, các vị lại tạo ra bức hiếm hoạ về Do-thái-giáo như Đạo của hệ thống pháp lý. Điều này, vẫn thấy nơi các bản văn kinh điển của các tác giả từ Ferdinand Weber, Emil Schurer, cho đến Wilhelm Bousset và cả Rudolf Bultmann nữa. Hiểu thế, là hiểu theo cung cách rất “Luther” và “Đức quốc”. Bằng vào chỉ-trích hệ thống pháp lý như thế, nhiều vị đã ngấm ngầm biện luận chống chủ thuyết Công giáo La Mã (về hệ thống pháp lý) và nghe theo nhóm Thệ Phản (về ân huệ).
 
 
Các thách đố khác lại đến từ H. Montefiore (người Do thái), hoặc G.F. Moore (người nước Anh). Thế nhưng, bản chất đích thực lại là lập trường của Ed Sanders trong “Paul and Palestinian Judaism”. Tác giả này đã chế ra thành ngữ “định hình giao ước” để nói về đặc tính dễ dạy của con người trong mọi việc, nhưng không coi đó như phương thế thực tiễn dẫn ta đi vào Giao ước của Chúa. Đúng ra, đây là ràng buộc do “tính cách quí tộc cột chặt” một khi ta vào với tính chất ấy, cách tự do. Tự do vào trong đó, không thể là chuyện mình có thể tạo được cho mình. Thế nên, giao ước là thành ngữ quan trọng hơn luật lệ: bởi, giao ước hoàn toàn mang tính tự do và là quà tặng ban đầu. Và, qui định (tức lề luật) đơn giản chỉ là kết quả đối với ta và cho ta, mà thôi. Bằng việc tuân thủ mọi qui định, ta công khai chứng tỏ rằng lâu nay ta vẫn được tặng ban giao ước ấy.
 
 
Krister Standhal vốn dĩ khi xưa là giáo sư đại học Harvard và về sau đã trở thành Giám mục thuộc hệ phái Luther ở Thụy Điển, từng xác chứng rằng: thánh Phaolô đã không trải nghiệm về cái nhìn nội tại khá gay gắt vốn dĩ trở thành đặc tính của người phương Tây thời sau thánh Âu Tinh. Thánh-nhân chưa bao giờ có được đặc tính sâu sắc về tâm lý có một không hai của lối chú giải Tin Mừng theo kiểu thánh Âu Tinh hoặc kiểu hệ phái Luther. Nhưng, thánh Phaolô lại có lương tâm rất trong sáng. Chẳng bao giờ ông lại vãn than về những lỗi và tội, hết. Thánh-nhân không chê trách “cái tôi” của bất cứ ai, mà chỉ phiền trách lỗi tội vẫn là rào cản của nhiều thứ. Thánh-nhân không phản chống mọi cố gắng ở cho công bằng/phải lẽ ngõ hầu được hưởng ân lộc của Chúa.
 
 
Và, khi tác giả Stendahl bày tỏ điều đó, ông lại đã kéo theo một vấn nạn: vậy thì, thánh Phaolô chống đối những gì?
 
 
Trong khi đó, Ed Sanders lại nghĩ rằng: thánh Phaolô có kinh nghiệm từng trải để giải quyết cả trước khi vấn đề được đặt ra nữa. Giải pháp quyết định, là cách thế duy nhất của Đức Kitô trong lịch sử và là quà tặng cứu rỗi vũ trụ nơi Đức Kitô. Nếu điều này đúng, thì ơn cứu chuộc hẳn sẽ không ngang qua luật lệ của người Do thái hoặc bất cứ lề luật nào khác. Tác giả Ed Sanders còn minh xác: luận cứ đích thực nơi thánh Phaolô là thế này: thánh nhân bác bỏ nhu cầu cần trở thành người Do thái mới được đi vào giao ước với Chúa. Thật ra thì, mọi người đều có nhu cầu ở với ở trong Đức Kitô, đó là điều rất phải lẽ.
 
 
James Dunn lại chế ra ý tưởng về cái-gọi-là “viễn tượng mới của thánh Phaolô” (1982). Đó không là lề luật khiến thánh Phaolô từng chỉ trích người khác, nhưng vì nhiều vị sử dụng lề luật cách sai trái để rồi biến nó thành thứ rào cản có từ xã hội bên ngoài. Những sai trái được thánh Phaolô định danh như “động tác của luật lệ”. Đằng khác, gọi là sử dụng luật lệ một cách sai trái, là bởi nhiều người lại coi đó như phù-hiệu đặc trưng để chứng tỏ mình là hội viên trong giao ước được Chúa tặng ban theo cách thế tự do. Cũng tựa như việc buộc người hồi hướng trở về Đạo Chúa phải chấp chịu cắt bì hoặc giữ luật kiêng đồ cúng.
 
 
Tom Right, trong sách do ông viết có tựa đề là “Những Điều Được Thánh Phaolô Thực Sự Nói Ra”, đã nhấn mạnh đến cốt tủy của sứ điệp thần-học do thánh Phaolô chủ trương, không là sự “công chính” do niềm tin mình đã có, mà do cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu đem đến mà thôi. “Công chính”, không là tư tưởng cốt cán của thánh Phaolô, nhưng là khẳng định rõ nét về những chuyện như thế. Lập trường của Saolô ở giai đoạn trước khi ông trở thành Phaolô-tín-hữu-Đạo-Chúa không mang tính cách của nhà luân-lý mộ-đạo luôn phản chống cung cách của Pelagius vào với giao ước hoặc đạt chốn Thiên đàng bằng công lênh của mình. Ngay từ đầu, thánh Phaolô không thiết tha gì chuyện “đạt chốn Thiên đàng, sau khi chết”. Thánh nhân là kiều bào gốc Do thái sùng đạo luôn ưu tư/quan ngại về việc gột rửa Israel khỏi tầm tay của người ngoại nay về với Đạo, tức những người từng có thái độ thiếu nghiêm túc đối với luật Torah Do thái. Khi hồi hướng về với Đạo Chúa và trở thành tín hữu rất chuyên chăm, thánh Phaolô quyết duy trì lập trường mang dáng-dấp Do thái, nhưng vẫn đầy ắp tư tưởng có nội dung rất mới. Thánh Phaolô khám phá ra niềm tin nơi Giao ước với Chúa lâu nay được biểu hiện bằng quà tặng nhờ cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu. Và, điều đó đã xảy ra cho cộng đoàn hội thánh sống khác biệt vốn dĩ là kết quả của chuyển đổi, cải tân.
 
 
Nay, bằng việc nhấn mạnh tương quan thần học về Đế quốc La Mã mà tác giả Crossan và Reed cùng những người cộng tác với hai ông mang đến, khiến ta có thể đặt lớp vỏ chính trị bọc lên xương cốt, lẫn thịt da.
 
 
Sự Công chính
 
 
Tuyên ngôn Augsburg ban hành ngày 31/10/1999 được ký kết giữa Đức Gioan Phaolô II đại diện cho Hội thánh Công giáo và phía bên kia là Hiệp hội hệ phái Luther thế giới, có viết:
 
 
“Cùng nhau, chúng tôi tuyên xưng: chỉ mỗi ơn thánh, trong niềm tin vào ơn cứu chuộc của Đức Kitô chứ không do công nghiệp của con người, mà ta được Chúa chấp nhận cho hưởng ơn lành từ Thần Khí đã canh cải tâm can bằng việc trang bị cho ta và kêu mời ta vào với công trình lành thánh này.
 
 
Ơn lành rất thánh, là bạn đồng hành của người công chính có Chúa ở với niềm tin, ở sự thương yêu, hy vọng ngõ hầu lãnh nhận công trình tạo dựng và ơn cứu chuộc của Thiên Chúa. Tuy nhiên, bổn phận của người công chính là không được phí phạm ơn lành thánh này, mà phải sống đích thực ơn lành ấy. Ta được khích lệ làm việc lành phúc đức, là để sống thực hiện niềm tin ta có được.”
 
 
Trên nguyên tắc, việc này chấm dứt mọi tranh luận về ơn thánh. Và, thánh Phaolô vẫn ở giữa mọi cải cách và hội thánh La Mã kể từ khi có sự canh cải.
 
 
Diễn giải của giới Công giáo và Anh giáo về cải tân
 
 
Thế nào là sự công chính vốn là nền tảng cho công cuộc đại kết?
 
 
Tư thế của Hội thánh Công giáo là muốn xoay quanh toàn bộ tranh luận về sự “công chính” dựa vào sự công bằng/phải lẽ trong Chúa, trước nhất không thấy ở “thế giới” thụ tạo. Khi nói “công chính của Chúa”, tôi muốn nói đến đường lối qua đó Thiên Chúa hướng về với người được Ngài hướng tới, qua vinh danh tính nội tại của Chúa. Đây là ý nghĩa của sự việc mà người Hy Lạp gọi đó là “dikaiosume tou theou”. Đây là điểm nhấn qui về tính nội tại ở trật tự khác với bất kỳ thụ tạo nào. Tôi đồng ý có cái gì đó nói về đặc tính “công chính” của Thiên Chúa (mà người Hy Lạp gọi là dik.tou theou) đã không đi vào thế giới thụ tạo một cách có chừng mực, nhưng đó chỉ là sự tham gia tiếp theo sau, chứ không trực tiếp qui về “công minh/chính trực” ngay từ đầu. Không từ đầu, nhưng phát sinh từ trật tự có trong hiện tại hoặc từ vũ trụ thụ tạo của ta, hoặc vào không gian và thời gian, chuỗi lý luận của nó hoặc sự hiện hữu của vũ trụ trong thời hiện tại hoặc vị lai. Lối suy tư của Công giáo tùy vào thần học tiên khởi về Đấng Tạo Dựng và triết lý tham gia vào những gì mang tính chừng mực có được từ Đấng Tạo Dựng rất không chừng. Tham gia vào tạo dựng là quà tặng thuần túy, và bản chất được tặng ban như thụ tạo tốt lành hàm ẩn trong quan hệ giữa các thụ tạo và Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, vẫn thế mãi. Công cuộc tạo dựng đã là và mãi mãi vẫn “công chính” ở trong và ngang qua sự hiện hữu sống động của Đấng Tạo Dựng rất Công minh.     
 
 
Theo kinh điển, Thần học Cải cách và theo nghĩa rộng, thì thần học Anh Giáo không tiếp cận vấn đề từ góc cạnh này. Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, Ngài không hề là nguồn mạch sống động của tham gia nhưng, như một chút nào đó, Ngài là Đấng Trọn Hảo hơi xa vắng, theo tính siêu việt thì Ngài ở trên mọi thụ tạo. Khi thần học nhìn vào thế giới, vào nhân loại như đang có đó, thì thần học này coi thế giới như mớ bòng bong, hỗn độn. Thiên Chúa là Đấng vượt xa mọi hỗn độn, từng bộc lộ Ngài sẽ gột sạch hỗn độn ấy, vào lúc nào đó. Điểm nhấn ở đây là khía cạnh chữa lành của việc Thiên Chúa hiện hữu với thụ tạo, chứ không phải khía cạnh tạo dựng của thế giới. Thế nên, thần học này “thực tiễn” khi nhìn vào hiện tại, như việc chữa lành/gột sạch xảy đến. Và từ đó, nó đặt động thái của Thiên Chúa trong tương lai, thời Cánh Chung.
 
 
Điểm nhấn về sự công chính là phải có trong thế giới của ta, sau sa ngã. Bởi, sự công bằng/phải lẽ không thấy có (ít là theo nghĩa trọn vẹn) trong thế giới hiện tại của ta, nên nó chỉ xảy đến trong tương lai, mai ngày (tiếng Hy Lạp gọi là eschaton). Nhưng hiện đã có những bước đi trước của sự việc này –tức: thời khắc ta cảm thấy sự hiện diện tích cực của Thiên Chúa Đấng chữa lành mọi sự. Niềm tin là sự tin tưởng vào sự “công bằng/phải lẽ” này trong hiện tại không tròn đầy của hôm nay, trong hiện hữu trọn vẹn vào vị lai, trong cả việc xảy ra như bước đi trước, của hiện tại. Điều này khiến các nhà thần học nói trên có được lập trường về “công chính và lỗi phạm” cùng lúc. Do bởi tư thế này, nay có điểm nhấn về ơn cứu chuộc không theo chiều kích của sự công chính lẽ đáng phải thế, nhưng như kết cuộc kiểu cánh chung, thời vị lai. Thành thử, giờ đây, ta ở vào tình huống có cả hai, tức: chưa-được-cứu-chuộc và đã-được-cứu-chuộc-trong-lai-thời, thứ cứu chuộc ta hằng tin tưởng và hy vọng, kể từ đây.
 
 
Một số vị, đặc biệt là các vị bên Anh giáo, lại cũng nói: tạo dựng nguyên thủy đã có và xứng đáng có được sự “công chính” của nó. Đó là lý do cho thấy tại sao các vị lại đã coi việc Đức Giêsu sống lại như bước tiến vĩ đại trong tái hồi tạo dựng từ nguyên thủy. Sở dĩ sự thể ra như thế, là vì các vị nhìn vào sự công bằng/phải lẽ nơi tạo dựng nguyên thủy, ngay bên trong chứ không chỉ như động thái tham gia vào Đấng Tạo Dựng ở nội tại, nên các ngài lại nghĩ: công bằng/phải lẽ như thế, hẳn phải mang tính chất rất thể lý. Và từ đó, các vị đã nhấn mạnh lên tính chất xác thể của Đức Giêsu Phục sinh. Đây là điểm khởi đầu cho một khẳng định về sự trỗi dậy của thế giới nhân trần, rất vũ trụ.
 
 
Xem như thế, có tầm mức ở bên dưới nói về thể loại nào đó có công bằng/phải lẽ rất chức năng mang cung cách Anh quốc trong đó một số vị bên Anh-giáo lại cũng đề cập đến công bằng và phải lẽ.
 
 
Riêng tôi, tôi thường nghĩ: đúng hơn, ta được Chúa ban cho khả năng tiếp cận những gì khác lạ hơn thể chế trật tự ở thời hiện tại và tương lai của thế giới này. Từ cái nhìn có tính cách khoa học, tôi nghiêng về lập trường coi toàn bộ trật tự hiện tại và tương lai ở tạo dựng như tiến dần vào “sự thể khác” và thấy nó đầy đặn ở nội tâm.
 
 
Nhiều lúc, ta cũng cảm nghiệm được sự thăng hoa của hiện tại và tương lai (tức: mở ra với lập trường lưỡng nguyên rất hữu lý) và có thế, ta mới được nâng nhấc dẫn vào thế “chạc ba/vòng kiềng”. Thánh Phaolô cũng có thời khắc tựa như thế, chí ít là khi thánh-nhân thăng hoa lập trường đối lập lưỡng-nguyên, như: Do thái/dân ngoại, tự do/nô lệ, nam nhân/tự do, vv.. trong điều mà người Hy Lạp gọi là koimonia cũng rất thực. Theo tôi, kinh nghiệm không hẳn là đã mang tính cách “tin tưởng”, dù ta gọi đó là như thế. Bởi, niềm tin là xác nhận trong tin tưởng rằng sự thể đầy tính cách ngoại lệ có thể không thấy nơiqua Đức Giêsu Kitô, Đấng đi vào phần nội tại của điều mà ta gọi là “Phục Sinh” quang vinh.
 
 
Chọn lựa nền thần học nào đó ắt sẽ có ảnh hưởng lên cung cách của người đọc thư do thánh Phaolô ghi, đặc biệt là thư Rôma. Trình bày của tôi, ở đây, chỉ mang tính động lực thúc đẩy dẫn ta vào với Tình Thương Yêu để rồi nhận ra rằng: cuối cùng thì, ta cũng nhận ra được thuốc giải từ thánh Phaolô đế chống lại tình hình của Đế quốc trong đó thánh-nhân đã sinh sống. Đó cũng là lý do khiến tôi đề nghị: ta nên tìm về với Lyonnet cũng như tác giả Crossan, khi đọc thư Rôma, để nắm rõ bối cảnh và tình tiết này.
 
 
Thư tịch đọc thêm:
 
 
-Helmut Koester, Paul’s proclamation of God’s Justice for the nations, chương 1 trong Paul and his World, Interpreting the New Testament in its context, Fortress Press, Minneapolis, 2007, t. 3-14
 
-John Dominic Crossan and Jonathan L. Reed, In Search of Paul, how Jesus’s Apostle opposed Rome’s Empire with God’s Kingdom, 2004
 
-Aloysius Pieris, Jon Sobrino and the Theology of Liberation, East Asian Pastoral Quaterly, 2007.
 
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
 
 
Chú giải của giới Công giáo và Anh giáo về cải tân
 
 
Thế nào là sự công bằng/phải lẽ vốn là nền tảng cho công cuộc đại kết?
 
 
Thế đứng của Hội thánh Công giáo là muốn xoay quanh toàn bộ cuộc tranh luận về sự “công chính” dựa vào sự công bằng/phải lẽ ở nơi Chúa, trước nhất không hiện diện ở “thế giới” thọ tạo. Khi nói sự “công bằng/phải lẽ ở nơi Chúa”, tôi muốn nói đến đường lối qua đó Thiên Chúa hướng về những người được Ngài đoái nhìn, bằng vào việc vinh danh tính nội tại của Ngài. Đây là ý nghĩa sự việc mà người Hy Lạp thường gọi đó là “dikaiosume tou theou”, tức điểm nhấn qui về tính nội tại ở một trật tự khác bất kỳ thọ tạo nào. Tôi đồng ý có cái gì đó nói về đặc tính công bằng/phải lẽ của Thiên Chúa (mà người Hy Lạp gọi là dik.tou theou) đã không đi vào thế giới thọ tạo một cách chừng mực, nhưng đó chỉ là sự tham gia nối tiếp theo sau, chứ không trực tiếp qui về sự “công bằng/phải lẽ” ngay từ đầu. Không phải là nó có mặt ngay từ lúc đầu, mà là phát sinh từ trật tự hiện đang có hoặc từ vũ trụ thọ tạo của chúng ta; hoặc thể hiện ở không gian và thời gian, hoặc ở chuỗi lý luận có sự hiện hữu của vũ trụ trong hiện tại hoặc tương lai mai ngày. Lề lối suy tư của giới Công giáo tùy thuộc nền thần học tiên khởi về Đấng Tạo Dựng và vào triết lý về việc tham gia vào những gì mang tính chừng mực có từ Đấng Tạo Dựng Không Hạn Chế. Tham gia công cuộc tạo dựng là quà tặng thuần túy và bản chất tặng trao như thọ tạo tốt lành vốn hàm ẩn trong quan hệ giữa thọ tạo và Thiên Chúa, Đấng Tạo Dựng, mãi mãi vẫn là thế. Công cuộc tạo dựng đã là và mãi là “công bằng/phải lẽ” ở bên trong và ngang qua hiện hữu sống động của Đấng Tạo Dựng rất Công Chính.     
 
 
Theo kinh điển, thì nền thần học Cải cách và, theo nghĩa rộng rãi hơn, thần học của Anh Giáo không tiếp cận vấn đề từ góc cạnh này. Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng, Ngài không hề là nguồn mạch sống tham gia một chút nào đó nhưng Ngài là Đấng Trọn Hảo hơi xa cách, theo tính siêu việt, thì Ngài ở bên trên mọi thọ tạo. Khi nền thần học nhìn vào thế giới và nhân loại như đang hiện hữu, thì thần học này coi thế giới như mớ bòng bong, hỗn độn. Thiên Chúa là Đấng lướt thắng mọi hỗn độn, ngài từng bộc lộ rằng Ngài sẽ gột rửa hỗn độn ấy, vào lúc nào đó cũng rất chóng. Điểm nhấn ở sự việc này, là tính chữa lành của Thiên Chúa vẫn có mặt với thọ tạo, chứ không phải khía cạnh tạo dựng thế giới. Thế nên, thần học này cũng “thực tiễn” khi nhìn vào hiện tại, như việc chữa lành/gột rửa đang xảy đến. Và từ đó, nó đặt động thái của Thiên Chúa vào tương lai, thời Cánh Chung.
 
 
Điểm nhấn về sự công chính phải có trong thế giới của ta, sau sa ngã. Bởi, sự công chính ấy không thể như thế (ít nhất theo nghĩa trọn vẹn) ở thế giới hiện tại của ta, nên nó sẽ xảy đến trong tương lai, mai ngày (tiếng Hy Lạp gọi là eschaton). Nhưng, hiện có những bước đi trước của sự việc sẽ xảy ra như thế –tức: thời khắc trong đó ta thấy được sự có mặt rất tích cực của Thiên Chúa, Đấng chữa lành mọi sự. Niềm tin, là tin tưởng vào sự “công chính” ở vào thời hiện tại không đầy đặn của hôm nay, nơi hiện hữu trọn vẹn ở lai thời, và cả ở sự việc xảy ra như bước đi trước, của hiện tại. Điều này khiến cho các nhà thần học nói trên có được lập trường về “công chính và lỗi phạm” cùng một lúc. Do tự tư thế này, nay đã có điểm nhấn về ơn cứu chuộc không theo chiều kích của sự công chính lẽ đáng ra phải như thế, nhưng như một kết cuộc theo kiểu cánh chung, thời vị lai. Thành thử, bây giờ đây, ta đang ở vào tình huống có được cả hai thứ, tức: chưa-được-cứu-chuộc và đã-được-cứu-chuộc-trong-lai-thời, tức ơn cứu chuộc ta hằng tin tưởng và hy vọng, kể từ đây.
 
 
Một số vị, đặc biệt là các vị bên Anh giáo, lại cũng nói: tạo dựng nguyên thủy đã có và xứng đáng để có được tính “công chính” của nó. Đó là lý do cho thấy: tại sao các vị ấy đã coi việc Đức Giêsu sống lại như một bước tiến rất lớn trong việc tái hồi tạo dựng từ nguyên thủy. Sở dĩ như thế, là do các vị này nhìn vào sự công chính nơi tạo dựng nguyên thủy ngay tận bên trong, chứ không chỉ như động thái tham gia tùy thuộc Đấng Tạo Dựng ở phần nội tại, nên các ngài lại nghĩ: sự công chính như thế hẳn sẽ mang tính chất rất thể lý. Và từ đó, các vị lại nhấn mạnh lên tính chất xác thể của Đức-Giêsu-Phục-sinh. Đây cũng là điểm khởi đầu cho một khẳng định về sự trỗi dậy của thế giới nhân trần, rất vũ trụ.
 
 
Xem như thế, có tầm mức ở bên dưới, lại đã nói về thể loại nào đó có sự công chính rất chức năng mang phong cách rất Anh quốc trong đó một số vị bên Anh-giáo lại cũng đề cập đến sự công chính này.
 
 
Riêng tôi, tôi lại nghĩ: đúng hơn, ta được Chúa ban cho khả năng tiếp cận những gì khác lạ nhưng vẫn là thể-chế trọn vẹn có trật tự thời hiện tại và tương lai của vũ trụ này. Từ cái nhìn có tính khoa học, tôi nghiêng về lập trường coi toàn bộ trật tự hiện tại và tương lai ở tạo dựng như việc tiến dần vào “sự thể khác” và thấy nó đầy đặn ở nội tâm.
 
 
Nhiều lúc, ta cảm nghiệm được sự thăng hoa của hiện tại và tương lai (tức: mở ra với lập trường lưỡng nguyên rất hữu lý) và có như thế, ta mới được nâng nhấc dẫn vào thế “chạc ba/vòng kiềng”. Thánh Phaolô cũng có nhiều thời khắc tựa như thế, chí ít là khi thánh-nhân thăng hoa lập trường đối lập về lưỡng-nguyên, như: Do thái/dân ngoại, tự do/nô lệ, nam nhân/tự do, vv.. trong điều mà người Hy Lạp gọi là “koimonia” cũng rất thực. Theo tôi, kinh nghiệm không hẳn là đã mang tính cách “tin tưởng”, dù ta có gọi đó là như thế. Bởi, tin là xác nhận trong tin tưởng rằng: sự thể đầy tính cách ngoại lệ có thể không thấy nơiqua Đức Giêsu Kitô, Đấng đi vào phần nội tại của điều mà ta gọi là “Phục Sinh” quang vinh.
 
 
Chọn lựa nền thần học nào đó, ắt sẽ ảnh hưởng lên cung cách của người đọc thư do thánh Phaolô ghi, đặc biệt là thư Rôma. Trình bày của tôi, ở đây, chỉ mang tính động lực dẫn ta đi vào với Tình Thương Yêu để rồi sẽ nhận ra rằng: cuối cùng thì, ta cũng nhận ra được thuốc giải từ thánh Phaolô đế chống lại tình hình của Đế quốc, trong đó thánh-nhân sinh sống. Đó cũng là lý do khiến tôi đề nghị: ta nên tìm về với Lyonnet cùng tác giả Crossan, khi đọc thư Rôma, để nắm rõ bối cảnh và tình tiết này.
 
 
Thư tịch đọc thêm:
 
 
-Helmut Koester, Paul’s proclamation of God’s Justice for the nations, chương 1 trong Paul and his World, Interpreting the New Testament in its context, Fortress Press, Minneapolis, 2007, t. 3-14
 
-John Dominic Crossan and Jonathan L. Reed, In Search of Paul, how Jesus’s Apostle opposed Rome’s Empire with God’s Kingdom, 2004
 
-Aloysius Pieris, Jon Sobrino and the Theology of Liberation, East Asian Pastoral Quaterly, 2007.
 
 
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch