Chúa Giêsu Dậy về Tội Kiêu Ngạo và Đức Khiêm Nhường
Chúa Giêsu Dậy về Tội Kiêu Ngạo và Đức Khiêm Nhường
Người thủ lãnh các người Biệt Phái mời Chúa Giêsu đền nhà dùng bữa, người này cũng mời những khách khác và họ dò xét người; và Ngài thấy rằng những kẻ được mời chọn chỗ nhất, nên Ngài dùng dụ ngôn để nói với họ:
“Khi có ai mời ngươi dự tiệc cưới, ngươi đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo có người trọng hơn ngươi cũng được mời dự tiệc với ngươi, và chủ tiệc đã mời ngươi và người ấy, đến nói với ngươi rằng: ‘Xin ông nhường chỗ cho người này’; bấy giờ ngươi sẽ phải xấu hổ đi ngồi vào chỗ rốt hết” (Lc 14:8-9). Chúa Giêsu nói rõ về một thực trạng trong xã hội: người ta vì tánh tự cao, thường coi mình là người quan trọng hơn kẻ khác, nên họ tự tìm chỗ cao trọng cho mình. Vị thế quan trọng của người khách không phải do cá nhân tự chọn, nhưng dựa vào cái nhìn của người chủ xếp đặt phân định vai trò cao thấp của mỗi người trong bối cảnh của tất cả thực khách đang hiện diện. “Một miếng giữa làng hơn một sàng xó bếp” (Ca Dao VN) nói lên sự quan trọng về giai cấp thứ tự trong mối tương quan giữa mình và người khác trong xã hội, và vinh dự hay nhục nhã là một phán quyết của xã hội khi người ta biết hay không biết nhận ra chỗ đứng của mình trong mối tương quan đó.
“Nhưng khi ngươi được mời, hãy đi ngồi vào chỗ rốt hết, để khi người mời ngươi đến, nói với ngươi rằng: ‘Hỡi bạn, xin mời bạn lên trên’; bấy giờ ngươi sẽ được danh dự trước mặt những người dự tiệc” (Lc 14:10): Chúa Giêsu nhấn mạnh đức tính khiêm nhường ở đây để khuyến dụ thực khách đừng tự coi mình là người quan trọng hơn những người khác.
Kiêu ngạo là điều thứ nhất và một trong Bảy Mối Tội Đầu (kiêu ngạo, hà tiện hay tham lam, dâm dục, giận hờn, mê ăn uống, ghen ghét, và lười biếng). Lucifer (Satan) đã chống lại Chúa và bị đuổi ra khỏi thiên đàng vì kiêu ngạo! (Sách Giáo Lý Baltimore III, 221, 229). Kiêu ngạo đưa con người đến những tham vọng bất chính, làm cho người ta trở thành tự đắc với người khác và tự phụ về chính mình (Ibid. 296, 297). Tội này làm cho người ta chỉ chú trọng đến bề ngoài mà quên đi thực chất bên trong của con người và đưa chúng ta vào con đường sống theo sự giả hình và dối trá.
Kinh Cải Tội Bảy Mối Có Bẩy Đức là một bài học vô giá để chúng ta dùng nhân đức mà lánh tội: Thứ nhất: Khiêm nhường chớ kiêu ngạo. Thứ hai: Rộng rãi chớ hà tiện. Thứ ba : Giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục. Thứ bốn: Hay nhịn chớ hờn giận. Thứ năm: Kiêng bớt chớ mê ăn uống. Thứ sáu: Yêu người chớ ghen ghét. Thứ bảy: Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.
LM JP Vũ Minh
***************************
Jesus’ Teaching on Pride and Humility
The leader of the Pharisees invited Our Lord Jesus to dine with him in his home, he also invited other guests and they were observing Him carefully; and He noticed that the guests were choosing the places of honor at table, He then used parable to speak to them:
“When you are invited by someone to a wedding banquet, do not recline at table in the place of honor. A more distinguished guest than you may have been invited by him, and the host who invited both of you may approach you and say, ‘Give your place to this man,’ and then you would proceed with embarrassment to take the lowest place” (Lk 14:8-9). Our Lord Jesus was talking about an existential reality: by ego-enhancement, people often consider their importance more than others; and therefore, they look for places of honor for themselves. The guest’s position is not determined by the guest but by the host who values the importance of each individual in the context of all invited guests. “A piece in public square has more value than all we can have at home” (Vietnamese idiom) speaks of the customs or rules governing behavior regarded as correct or acceptable in social or official life, and honor or shame will be a public opinion based on the individual who knows or does not know how to conduct his role in the society.
“Rather, when you are invited, go and take the lowest place so that when the host comes to you he may say, ‘My friend, move up to a higher position.’ Then you will enjoy the esteem of your companions at the table” (Lk 14:10). Our Lord Jesus emphasized humility in this place in order to advise the guests not to focus on their pride or self-importance and place themselves above others.
Pride is the first and one of the Seven Chief Sources of Sin (pride, envy, wrath, sloth, greed, gluttony, and lust). Lucifer (Satan) had rebelled against God because of his pride and was expelled out of heaven (Baltimore Catechism III, 221, 229). Pride is an excessive love of our own ability; so that we would rather sinfully disobey than humble ourselves. Pride begets in our souls sinful ambition, vainglory, presumption and hypocrisy (Ibid. 296, 297). This sin makes a person to focus on the human appearance rather than the true value from within of each individual, thus leads us to live in pretension or deceit.
The prayer “Seven Virtues Countering Seven Deadly Sins” in Vietnamese is an invaluable lesson for us in our fight against sins by practicing virtues: Humility is opposed to pride; generosity to covetousness; chastity to lust; meekness to anger; temperance to gluttony; brotherly love to envy, and diligence to sloth (Ibid. 317).
Rev. JP Minh Vũ
- Loại bài viết:
- Thể loại khác:
- Chia sẻ Lời Chúa: