Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Nghĩ về lời thỉnh nguyện “Xin thêm đức tin cho chúng con”

Tác giả: 
Lm Vũ Minh

 

 

Nghĩ về lời thỉnh nguyện “Xin thêm đức tin cho chúng con”

 

Phúc Âm Thánh Luca ở đầu chương 17 kể rằng Chúa Giêsu vừa mới khuyên răn các ông hai điều quan trọng đó là: (1) sự cám dỗ rất dễ xảy ra nhưng chớ làm gương mù gương xấu cho những người bé mọn vì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ này vấp ngã (Lc 17:1-2); và (2) nếu người anh em con phạm tội thì hãy khuyên nhủ nó; nếu nó ăn năn thì hãy tha cho nó; và nếu nó xúc phạm đến con một ngày đến bảy lần, rồi bảy lần trở lại nói với con: "Tôi hối hận", thì con cũng phải tha cho nó (Lc 17:3-4).  Chính trong bối cảnh rất đặc biệt này các môn đệ đã thỉnh nguyện với Chúa “Xin thêm đức tin cho chúng con” (Lc 17:5). 

 

Lời thỉnh nguyện này cũng mang một ý nghĩa rất sâu xa.  Chữ “xin thêm” theo Hy-Lạp “prostithēmi” có nghĩa thêm theo kiểu thay thế; đây cũng là một chữ được dùng trong y khoa là chân hay tay “giả” để thay thế cho cái đã bị cụt vì thương tích hay bệnh hoạn.  Các môn đệ, vì cảm thấy đức tin của họ còn yếu kém và không đủ sức để làm những lời khuyên của Chúa ở trên, nên họ muốn xin thêm hay xin một đức tin khác để thay thế cho đức tin của họ.  Để trả lời họ, Chúa Giêsu đã dùng những lời sau đây để dậy họ thêm về đức tin.

 

"Nếu các con có lòng tin bằng hạt cải, thì dẫu các con khiến cây dâu này rằng: 'Hãy bứng rễ lên mà đi trồng dưới biển', nó liền vâng lời các con” (Lc 17:6).  Chữ “nếu” trong Hy-Lạp được hiểu theo hai kiểu: (1) “nếu” dùng trong trường hợp ngược lại, và “nếu” để xác nhận một điều kiện đã có.  Ở đây, Chúa Giêsu ám chỉ nghĩa thứ hai vì Ngài không khiển trách họ về sự không có đức tin, nhưng để xác nhận là họ đã có đức tin.  Đức tin này tuy dù nhỏ bé phôi thai như hạt cải, nhưng Ngài muốn họ cố gắng tin dùng và phát triển cho đến mức kiện toàn dựa vào quyền phép của Chúa để nó mọc lên thành cây, lớn đến nỗi chim trời có thể làm tổ trú ngụ.  Đức tin này có thể làm chuyển núi dời non; một đức tin tuy nhỏ bé nhưng sẽ trở thành vĩ đại.   

 

Đức tin vâng phục Chúa: "Ai trong các con có người đầy tớ cày bừa hay chăn súc vật ngoài đồng trở về, liền bảo nó rằng: 'Mau lên, hãy vào bàn dùng bữa', mà trái lại không bảo nó rằng: 'Hãy lo dọn bữa tối cho ta, hãy thắt lưng và hầu hạ ta cho đến khi ta ăn uống đã, sau đó ngươi mới ăn uống'. Chớ thì chủ nhà có phải mang ơn người đầy tớ, vì nó đã làm theo lệnh ông dạy không? Thầy nghĩ rằng: Không” (Lc 17:7-9).  Với sự vâng phục này chúng ta sẽ sống trong tư thế sẵng sàng để làm theo ý Chúa.

 

Đức tin trung thành và không đòi hỏi: “Phần các con cũng vậy, khi các con làm xong mọi điều đã truyền dạy các con, thì các con hãy nói rằng: 'Chúng tôi là đầy tớ vô dụng, vì chúng tôi đã làm điều chúng tôi phải làm'" (Lc 17:10).  Người đầy tớ “vô dụng” (achreios) phải được hiểu là đầy tớ “không đòi hỏi” phần thưởng hay được ban khen.  Người đầy tớ ấy chỉ biết trung thành chu toàn nhiệm vụ mình cho đến mãn đời.

 

Chúa muốn những môn đệ của Ngài sống đức tin này mãi mãi.

 

LM JP Vũ Minh

 

 

******************************

 

Some thoughts on the request “Increase our faith”

 

Saint Luke’s Gospel, in the beginning of chapter 17, mentioned that Our Lord Jesus has just fininished advising his disciples on two important areas: (1) temptation will inevitably occur, but do not be the bad example for the little ones because it would be better for him if a millstone were put around his neck and he be thrown into the sea than for him to cause one of these little ones to sin (Lk 17:1-2); and (2) if your brother sins, rebuke him; and if he repents, forgive him.  And if he wrongs you seven times in one day and returns to you seven times saying, “I am sorry”, you should forgive him (Lk 17:3-4).  It is in this scenario that the disciples presented Our Lord this request “Increase our faith” (Lk 17:5).

 

This request has a very profound meaning.  The word “increase” in Greek “prostithēmi” means the increase in terms of replacement; this is also the word used in medicine for “prosthetic” hand or leg to replace the one that was amputated due to trauma or disease.  The disciples realize that their faith was weak and they would not be able to carry out this advice; therefore, they want an increase in or replacement of their faith.  Our Lord Jesus then taught them more about faith in these words.

 

“If you have faith the size of a mustard seed, you would say to this mulberry tree, ‘Be uprooted and planted in the sea,’ and it would obey you” (Lk 17:6).  The word “if” in Greek has two meanings: (1) “if” implies a condition contrary to the fact, and “if” means a condition according to the fact.  Our Lord Jesus expressed the second sense because He did not reprimand them for an absence of faith, but reaffirmed them that they already had it.  This faith, though being tiny or in embryotic state like a mustard seed, should be tried out in practice and developed to its fullness based on the power of God so that it would grow into a tree, big enough that birds could build their nests on it.  This faith could move mountain; a faith, though being tiny, could be great.

 

Faith in obedience to God: “Who among you would say to your servant who has just come in from plowing or tending sheep in the field, ‘Come here immediately and take your place at table’?  Would he not rather say to him, ‘Prepare something for me to eat.  Put on your apron and wait on me while I eat and drink.  You may eat and drink when I am finished’?  Is he grateful to that servant because he did what was commanded?  So should it be with you” (Lk 17:7-9).  We should always be in high state of alert in order to carry out God’s will.  

 

Obedient faith and without want: “When you have done all you have been commanded, say, ‘We are unworthy servants; we have done what we were obliged to do’” (Lk 17:10).  The “unworthy” (achreios) servant must be understood as not looking for profit or “without want” for reward or praise.  This servant only wants to faithfully cary his duty to the end of his life. 

Our Lord wants His disciples to live this kind of faith always.

 

Rev. JP Minh Vũ