Chúa Kitô Vua
Chúa Kitô Vua.
Chủ nhựt 34 cuối năm phụng vụ, giáo hội mừng lễ Chúa Kitô vua tình yêu, vua sự sống. Bởi vì nước Chúa là nước của «sự thật và sự sống, ân sủng và thánh thiện, tình thương, công lí và bình an». Thầy đến để cho chúng con được sống dồi dào. Vì vinh quang của Chúa chính là sự sống của con người.
1.Nước Chúa.
Một họa sĩ muốn vẽ bức tranh diển tả nước Chúa, ông đi hỏi 3 người 1 câu hỏi sau đây: «Diều gì quan trọng nhất trong cuộc sống?».
-linh mục trả lời: «Niềm tin giúp tôi sống và làm việc thật tốt cho tôi và cho người khác».
-bạn trẻ trả lời: «Tình yêu giúp tôi yêu đời và yêu người, sống có í nghĩa cho tôi và cho tha nhân».
-anh lính trả lời: «Sự bình an làm cho tôi không còn lo sợ và bị đe dọa phải chết».
Ong hoạ sĩ lấy 3 ý tưởng đó để vẽ bức tranh nước Chúa với 3 khuôn mặt. Khuôn mặt người cha biểu lộ niềm tin vào cuộc sống và vào tương lai của cuộc đời. Khuôn mặt người mẹ phát ra tình yêu thương bao phủ mái nhà. Khuôn mặt đứa con đầy an vui và thanh thản trong bầu khí tin yêu và hi vọng. Ong hoạ sĩ đặt tên cho bức tranh là «mái ấm gia đình».
2.Công dân nước trời.
Nơi đâu có niềm tin, tình yêu thương và sự an bình : nơi đó là nước Chúa. Các môn đệ đã hỏi Chúa : «Nước Chúa ở đâu?». «Nước Chúa ở giữa chúng con, ở trong lòng chúng con». Nếu mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn tạo nên được sự tín nhiệm lẫn nhau, lấy tình thương mà cư xử với nhau và cố gắng sống trong sự hoà thuận… thì nước Chúa thật sự đang phát sinh và phát triển giữa chúng ta, ở tại đây và ngay lúc này.
3.Phúc thật.
Phúc cho ai biết sống đạo, biết sống hiền lành, biết sống yêu thương, biết sống thuận hòa…vì họ thuộc về nước Chúa và nước trời là của họ, (bát phúc). Thánh Phanxicô Assisi đã diển tả nước Chúa trong bài hát «Kinh hoà bình»tuyệt vời như sau: «Dem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lí vào chốn lỗi lầm…Dem tin kính vào nơi nghi nan, đem trông cậy vào nơi thất vọng, đem ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn ưu sầu…». Xin thần linh Chúa ban cho những ai có lòng thiện tâm ơn an bình.
SUY NIỆM VỀ SỰ CHÊT.
Theo cái nhìn tự nhiên, thì ngày sinh của 1 người
cũng là ngày bắt đầu bước vào hành trình đi về sự chết.
Hình như cuộc đời lẩn quẩn trong chu kỳ sinh-lão-bịnh-tử.
Như thể mục đích của con người khi bước ra khỏi lòng mẹ
là để đi vào lòng đất.
Nếu đời người kết thúc bằng cái chết,
thì cuộc sống quá phi lí và vô nghĩa.
Mỗi người chúng ta đều có 1 lẽ sống, 1 cách sống…
nhưng không ai muốn đi vào cõi tiêu diệt.
Chúa Giêsu giải đáp sự phi lí này,
khi công bố ý nghĩa của sự chết.
Ngài nói: “Nếu hạt lúa rơi xuống đất không chết đi,
thì nó trơ trọi 1 mình.
Nhưng nếu nó chết đi, thì sẽ sinh nhiều hạt lúa”.
Dức tin dạy cho chúng ta biết: sự sống thay đổi, chứ không mất đi.
Bởi vì chết không phải là hết, không là dấu chấm tận cùng.
Thánh giá của Chúa là nhịp cầu nối kết hố sâu của sự chết,
để dẫn vào sự sống mới đời đời.
Sự sống mới này cao cả hơn, chân thực hơn
và vững chắc hơn sự sống đời này.
Như thế, đời sống của mỗi người là 1 chuyến đi.
Mục đích của cuộc hành trình này là tìm kiếm hạnh phúc
và chuẩn bị cho 1 đời sống bất tận.
Dời này giống như chiếc cầu bắt về đời sau.
Chúng ta có thể dừng chân trên chiếc cầu 50,70,90 năm...
nhưng không ai xây nhà trên chiếc cầu.
Chúng ta phải đi qua chiếc cầu để về nhà Cha của chúng ta.
Dời người không chấm dứt ở nấm mồ của sự chết.
Chúa phục sinh đang chờ đón chúng ta ở bên kia cửa mồ.
Chúng ta sống là để mong chờ ngày trở về nhà Chúa.
Sống với niềm tin đó, chúng ta không sợ chết,
mà tích cực chuẩn bị ngày sum họp tràn đầy hạnh phúc.
Hạnh phúc đó, không chỉ diễn ra sau khi chết,
nhưng đã được khai mở từ ngày chào đời của mỗi người,
để giúp chúng ta chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu.
Chúa đã ban cho chúng ta có những người đồng hành
trên đường về quê trời.
Trên con đường đó, có lúc yếu sức, có khi mỏi chân,
nhưng chúng ta vẫn có thể về đến đích,
vì có Chúa ở với chúng ta và cùng đi với chúng ta.
Diều quan trọng là chúng ta có biết tiếp nhận ơn Chúa
trong mọi hoàn cảnh,
để chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Chúa hay không?
T. Nguyễn