Ý nghĩa nguyên thủy của câu nói: “Hãy đến với Ta…”
Ý nghĩa nguyên thủy của câu nói: “Hãy đến với Ta…”
Chương 10 của Phúc Âm theo Thánh Mátthêu nhắc tới những điều kiện đòi hỏi mà một người muốn làm môn đệ của Chúa Giêsu phải noi theo. Chương 11 tiếp theo với vấn nạn về Gioan Tẩy Giả. Gioan đã là một tiên tri nổi tiếng đương thời nhưng giờ đây Chúa Giêsu xuất hiện và được sự chú ý của dân chúng nên người ta bắt đầu đặt câu hỏi là họ không biết phải theo ai (Mt 11:2-15; Lc 7:18-28). Chúa Giêsu đã trả lời cho những vấn nạn này rằng họ là những người sống trong do dự và không nhất quyết hẳn hoi (Mt 11:16-24; Lc 7:31-35; Lc 10:13-15). Và Chúa Giêsu đã cầu nguyện với Đức Chúa Cha một cách rõ ràng để cho mọi người hiểu rằng họ phải trước tiên học bài học khiêm nhường và tin tưởng vào Ngài một cách tuyệt đối: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha… Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi, và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho” (Mt 11:25-27; Lc 10:21-22). Trong bối cảnh đó Chúa Giêsu đã nói cho họ lời mời của Ngài:
Lời mời: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi (Mt 11:28a)”. Lời mời này ám chỉ rằng tất cả những ai đang mang những lo buồn trong cuộc sống vì bất cứ những lý do gì thì hãy xét lại đời mình xem những lo âu đó có được ích gì không; nếu không thì họ phải bỏ đi những lo âu đó trước khi những lo âu này sẽ làm cho họ chết sớm.
Bảo đảm và hứa hẹn: “Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng (Mt 11:28b)”. Chính Ngài sẽ là người bảo đảm rằng hãy trở thành môn đệ của Ngài thì những khổ đau trên đời sẽ được giải quyết một cách êm xuôi, và sự nghỉ ngơi ở đây không có nghĩa là họ được giải quyết khỏi mọi vấn đề trong cuộc sống vì trần gian này vẫn chỉ là chốn tạm bợ cho đến khi họ được nghỉ an trong Nước Trời.
Huấn dụ: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi (Mt 11:29a)”. Đây chính là lời huấn dụ cho những ai muốn làm môn đệ của Ngài; đó là họ phải kiên trì học bài học sống theo chân Ngài… học thì phải hành nếu không thì bài học đó không có hiệu quả gì trong cuộc sống.
Khích lệ: Nói đến đây, Chúa Giêsu đã khích lệ những ai muốn theo chân Ngài với câu nói: “Vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng, vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng (Mt 11:29b-30)”. Lời khích lệ này nhấn mạnh một điều trước tiên là hãy nhìn vào gương của Ngài trong khi Ngài phải vác thánh giá bởi vì Ngài đã gánh vác hết mọi khó khăn và tội lỗi trong cuộc sống của họ, và Ngài sẽ chỉ cho họ cách vác thánh giá mình mà theo Ngài cho đến suốt cuộc đời. Bạn có sẵn sàng theo chân Chúa Giêsu hay không?
LM JP Vũ Minh
*****************************
The intended meaning of the statement: “Come to Me…”
Chapter 10 in Matthew’s Gospel mentioned the requirements for those who wished to follow Our Lord Jesus as His disciple. Chapter 11 began with the question about John the Baptist. John had been a prominent prophet at that time - but - with the appearance of Our Lord Jesus and He had gained new attention among people… therefore, they didn’t know whom they should have followed (Mt11:2-15; Lk 7:18-28). Our Lord Jesus answered to this dilemma that they had this problem because they could not decide in their own mind which way to go (Mt 11:16-24; Lk 7:31-35; Lk 10:13-15). And then, Our Lord Jesus had prayed explicitly to God the Father - that those who thought that they were smart could not comprehend this mystery, and God had given inspiration to those who were humble and they must have absolutely believe in Our Lord: “I give praise to you, Father, Lord of heaven and earth, for although you have hidden these things from the wise and the learned you have revealed them to the childlike; Yes, Father, such has been your gracious will” (Mt 11:25-27; Lc 10:21-22). It’s in this very scenario that Our Lord gave them His invitation.
The invitation: “Come to me, all you who labor and are burdened (Mt 11:28a)”. This invitation indicated that all those who carry their burden in this life for whatever reason must reexamine their life to see if their concern could lead them to any better solution or not; if not their worries could kill them soon.
The promise and pledge: “I will give you rest (Mt 11:28b)”. It’s Our Lord who promised that His disciples would find solutions to their earthly troubles, but this promised rest would not mean a trouble free life until they find rest in the Kingdom of God.
The injunction: “Take my yoke upon you and learn from me (Mt 11:29a)”. This was the major thrust of Our Lord’s teaching that those who wanted to be His disciple would have to be diligent to learn after His footsteps… learning and practicing are the most important lessons in life.
The incentive: In this place, Our Lord Jesus had encouraged people to follow Him with His word: “For I am meek and humble of heart; and you will find rest for your selves; for my yoke is easy, and my burden light (Mt11:29b-30)”. This exhortation emphasized the first and foremost reminder that they must have looked at His example while He carried the cross because He had already carried all of their earthly burdens and sins, and He would have wanted to show them the way to carry their own crosses until the end of their life. Are you ready to follow Our Lord?
Rev. JP Minh Vũ
- Loại bài viết:
- Thể loại khác:
- Chia sẻ Lời Chúa: