Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Vinh quang của Thánh Giá

Tác giả: 
Lm Vũ Minh

Vinh quang của Thánh Giá

 

Lễ Suy Tôn Thánh Giá (Exaltatio Sanctae Crucis), cũng được gọi là Sự Toàn Thắng của Thánh Giá, có lịch sử như sau: Hoàng Đế La-Mã Constantine đã được ơn nhờ vào Thánh Giá khi ông nhìn thấy hình chữ thập (+) sáng chói trên trời trước khi phải xông pha chiến trận chống lại Hoàng Đế Maxentius và ông đã thắng năm 312.  Sau khi toàn thắng ông mới hiểu thêm được ý nghĩa của biểu tượng đó là Chúa Kitô (Christos, hay Xristos và được viết tắt bằng hai chữ đầu X và P thành chữ  ) với câu đề: “Với dấu này ngươi sẽ thắng” (In hoc signo vinces); và sau chiến thắng này, ông đã có cảm tình với Kitô Giáo và hủy bỏ lệnh cấm đạo trong Đế Quốc La-Mã; và mẹ của Vua Constantine là bà thánh Helena, người đã tìm thấy Thánh Giá nguyên thủy của Chúa Giêsu năm 326, đã xây và thánh hiến Nhà Thờ Mộ của Chúa ngày 13 tháng 9 năm 335, và Thánh Giá này được đem ra ngoài để mọi người có thể tôn kính ngày hôm sau, 14 tháng 9 năm 335.  Phụng Vụ Lời Chúa của Lễ Suy Tôn Thánh Giá có nhiều điểm để chúng ta suy niệm thêm về lễ này:

 

Chữ “suy tôn” (hypsoō) được dùng ba chỗ trong Phúc Âm theo thánh Gioan với nghĩa đen là “nâng cao” và nghĩa bóng là “suy tôn” mà bài Phúc Âm hôn nay đã nhắc đến: “Như ông Môisê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3:14-15); và hai chỗ khác là “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết Tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy Tôi thế nào, thì Tôi nói như vậy” (Ga 8:28), và “Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi” (Ga 12:32).   

 

Bài đọc thứ nhất nhắc đến chuyện xưa khi dân Do Thái kêu trách Thiên Chúa vì họ phải làm cuộc hành trình vất vả trong sa mạc và họ đã bị Chúa phạt bằng cách để rắn độc sát hại nhiều người; trong cơn cùng khổ, họ đã xin ông Môisê cầu cứu với Chúa, và: ĐỨC CHÚA đã nói với ông: “Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống” (DS 21:8).  Chữ “cây cột” (sēmeion) cũng có nghĩa đen là “nâng cao” và nghĩa bóng là “dấu chỉ”, và Phúc Âm theo thánh Gioan cũng nhắc đến nhiều lần về “dấu chỉ” này (Ga 2:11, 23; 3:2; 4:54; 6:14; 12:18). 

 

Ông Môisê treo con rắn lên cây cột nhưng Chúa Giêsu đã được nâng cao trên thánh giá; con rắn của ông Môisê đã cứu dân Do Thái thoát chết trong sa mạc trần gian, nhưng việc Chúa Giêsu bị đóng đinh và nâng cao trên thánh giá đã đem lại cho nhân loại sự sống đời đời: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3:16).  Tình yêu này đã được ban tặng một cách nhưng không và vô điều kiện cho trần gian (kosmos) theo nghĩa của toàn thể vũ trụ và con người đã được Thiên Chúa sáng tạo; người tốt cũng như người xấu đều được Ngài thương… Thánh Giá của Chúa Giêsu là sự vinh quang và toàn thắng của tình yêu của Thiên Chúa!

 

LM JP Vũ Minh

 

***********************

 

The Glory of the Cross

 

The feast Exaltation of the Holy Cross (Exaltatio Sanctae Crucis), also known as the Triumph of the Cross, had its roots in history: Emperor Constantine received God’s blessings from the Cross when he saw the shining + in the sky before he engaged in the decisive battle against Emperor Maxentius and had won the victory in 312.  After the battle, Constantine understood further the meaning of the symbol he had seen that was about the Christ (Christos, or Xristos and its

abbreviation was in two first letters X and P became ) with the inscription underneath: “With this sign you shall win” (In hoc signo vinces); the emperor then had changed his attitude toward the Christians and later abolished their persecution throughout the Roman Empire.  Constantine’s mother, Saint Helena, found the original Cross of Our Lord Jesus Christ in 326, built and dedicated the Church of the Holy Sepulcher on September 13, 335, and brought the Holy Cross to be displayed outside the church for public adoration on the next day, September 14, 335.  The Liturgy of the Word for this feast had many points for us to consider.

 

The word “exalt” (hypsoō) was mentioned in three places in Saint John’s Gospel with its literal meaning “to lift up” and its figurative sense “to exalt or glorify”, as in today’s gospel: “Just as Moses lifted up the serpent in the desert, so must the Son of Man be lifted up, so that everyone who believes in Him may have eternal life” (Jn 3:14-15); and in two other places - Jesus said (to them): “When you lift up the Son of Man, then you will realize that I AM, and that I do nothing on my own, but I say only what the Father taught me” (Jn 8:28); and: “And when I am lifted up from the earth, I will draw everyone to myself” (Jn 12:32).

 

The first reading recounted the time when the Israelites grumbled against GOD as they were making their treacherous journey in the desert and GOD punished them by sending poisonous serpents to harm them.  In desperation, they came to Moses for help, so Moses prayed for them, and the LORD said to Moses: “Make a seraph and mount it on a pole; and everyone who has been bitten will look at it and recover” (Num 21:8).  The word “pole” (sēmeion) literally meant “lift up” and also meant “sign”, and the Gospel according to John had mentioned this word “sign” many times (Jn 2:11, 23; 3:2; 4:54; 6:14; 12:18). 

 

Moses placed the bronze serpent on the pole, but Our Lord Jesus was lifted high on the Cross; the bronze serpent of Moses saved the Israelites in their earthly life in the desert, but the crucified Lord Jesus was lifted on the Cross in order to bring us eternal life: “For God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes in him might not perish but might have eternal life” (Jn 3:16).  This love was given freely and unconditionally to the world (kosmos) which meant the whole universe and the human race whom God had created.  God loved the good as well the bad people… The Cross of Our Lord Jesus was truly the exaltation and triumph of God’s love.

 

Rev. JP Minh Vũ