Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Chúa muốn gì ở nơi ta

Tác giả: 
Lm Vũ Minh

 

 

Chúa muốn gì ở nơi ta

 

Dụ Ngôn Hai Người Con Trai chỉ được nhắc tới trong Phúc Âm theo Thánh Mátthêu (Mt 21:28-32); dụ ngôn này - cũng như Dụ Ngôn Những Thợ Làm Vườn Nho của chủ nhật tuần trước - nói lên một điều quan trọng là sự đáp ứng của mỗi người qua tiếng gọi của Thiên Chúa.  Trước khi viết về dụ ngôn này, Thánh Mátthêu đã kể rằng Chúa Giêsu vào Đền Thờ Giêrusalem với tư cách là Đấng Messia; và trong giai đoạn cuối này, Ngài muốn cảnh tỉnh mọi người rằng đền thờ là thánh địa nhưng người ta đã biến nơi đó thành hang trộm cướp.  Rồi Chúa cũng giảng dậy thêm về ước muốn của Thiên Chúa cho muôn dân nhưng các thượng tế và các kỳ lão thách đố Chúa về điểm này bằng cách hoạch lại rằng Chúa đã lấy quyền ở đâu mà làm chuyện ấy…    

 

Chúa Giêsu đã không trả lời trực tiếp cho họ là Ngài lấy quyền phép từ trời - vì nếu Ngài nói thẳng thừng như thế thì sẽ bị coi là phạm thượng - nên Ngài lật bàn cờ bằng cách hỏi lại họ rằng phép rửa của Gioan là bởi đâu… và các thượng tế cùng các kỳ lão đã bị chặn họng nên họ trả lời rằng: “Chúng tôi không biết” (Mt 21:27); rồi Chúa đã dùng dịp này để khiển trách họ về sự cứng đầu của họ qua Dụ Ngôn Hai Người Con Trai; ta hãy bàn thêm về dụ ngôn này.

 

Xã hội Do Thái rất quan tâm về chuyện giữ thể diện trước mặt mọi người!  Nhiều người Trung Đông khi được hỏi về dụ ngôn này với câu hỏi: “Người con nào là người con tốt?”  Đa số họ đã trả lời rằng người con tốt là người con thứ hai no đã trả lời: “Vâng, con sẽ đi”… cách trả lời đó đã làm rạng danh người cha trong khi người con thứ nhất đã làm người cha mất mặt trước công chúng.  Chúa Giêsu đã không dùng câu hỏi “Người con nào là người con tốt?” nhưng Ngài hỏi rằng: “Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha?”  Các thượng tế và các kỳ lão đã trả lời rằng đó là người con thứ nhất… và Chúa Giêsu đã khiển trách họ về sự cứng lòng của họ ở nơi đây.

 

Dụ ngôn này không những mang lời khiển trách các thượng tế và các kỳ lão nhưng đây cũng là một dịp Chúa Giêsu muốn cảnh tỉnh chúng ta: “Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông; vì ông Gio-an đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin; phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy” (Mt 21:31-32).

 

Sự làm cho Thiên Chúa mất mặt hay không - không phải chỉ nói riêng về chuyện giữ thể diện trước mặt người đời, nhưng Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta đáp ứng qua cách vâng phục theo ước muốn của Ngài… sự đáp ứng này không phải chỉ là lời nói suông cho xong chuyện nhưng phải được chứng tỏ trong cuộc sống của chúng ta.  Người con thứ nhất đã biết ăn năn hối cải vì đã làm buồn lòng người cha… vậy, nếu chúng ta là những người tội lỗi trong cuộc sống này - qua những gì ngược lại với những điều răn của Thiên Chúa - thì hãng cảnh tỉnh và ăn năn bằng cách thay đổi cuộc sống mình… Chúa Giêsu muốn gì ở nơi ta trong cuộc sống mỗi người ở trần gian và ở nơi thờ phượng!     

 

LM JP Vũ Minh

 

*************************

 

What does God want from us?

 

The Parable of the Two Sons was only mentioned in the Gospel according to Saint Matthew (Mt 21:28-32).  This parable - as it was in the Parable of the Vineyard Workers in last week’s Gospel - addressed an important point, i.e. the human response to the desire of God.  Before mentioning this parable, Saint Matthew pointed out that Our Lord Jesus went into the Temple Jerusalem as the Messiah; and in this last time of His life, He wanted to wake us up that the temple was a holy ground but people have turned it into a den of thieves.   Then, Our Lord also taught them more about the desire of God for all people but the chief priests and elders defiantly challenged Him by questioning Him on His authority to do such things…

 

Our Lord Jesus did not directly answer the chief priests and elders that His authority came from God because such answer would definitely be blasphemous in their eyes; instead, Our Lord turned the table against them by asking them a thorny question about the authorization of John’s baptism… and they replied in hush that they didn’t know (Mt 21:27).  Our Lord, then, used the Parable of the Two Sons to reprimand them on their stubbornness.  Let us explore further about this parable.

 

The Middle Easterners were very sensitive about saving face.  Many of them were asked for their opinion about this parable with the question: “Which one of the two sons was the better son?”  The majority of them said that the better son was the second one because of his answer: “Yes, Sir!”  That answer gave honor to the father in public while the first son shamed the father in his answer.  Our Lord Jesus did not use the question “Which one of the two sons was the better son?”  Instead, He asked: “Which of the two did what his father wanted?”  The chief priests and elders replied that it was the first son… and the Lord used this opportunity to reprimand them on their stubbornness.

 

This parable did not only chastise the chief priests and elders but Our Lord Jesus also wanted to remind us: “Amen, I say to you, tax collectors and prostitutes are entering the kingdom of God before you; when John came to you in the way of righteousness, you did not believe him; but the tax collectors and prostitutes did; yet even when you saw that, you did not later change your minds and believe him” (Mt 21:31-32).

 

The fact about saving God’s face was not only limited in public but God definitely wanted our obedience according to His desire… this response was not merely lips services but it must be exemplified in our life.  The first son repented because he had saddened the father; therefore, if we were sinners in this world - in terms of the commandments - then we must repent by the way we amend our life.  What does Our Lord Jesus want from us in our life and in the life of our church community?

 

Rev. JP Minh Vũ