Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Câu chuyện Giáng Sinh

Tác giả: 
Jos Tú Nạc NMS

 

CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH
 
 
“Sau động từ “yêu” … động từ “giúp đỡ” là đông từ tuyệt vời nhất trần gian.”
(After the verb “to love” … “to help” is the most beautiful verb in the world)
                                                                                               Bertha von Suttner
 
Trong thời kỳ của Tổng thống Rousevelt, thời buổi rất khó khăn. Vị tổng thống này đã hứa sẽ mang đến một vầng trăng sáng sủa hơn. Nhưng gia đình Beasley chưa thấy thời kỳ ấy xuất hiện ở thị trấn bé nhỏ của họ đang sống thuộc Tiểu bang Texas.
 
Vì thế khi ông nhận được điện thoại báo con trai ông bị bệnh nặng ở California và sẽ khó có thể qua khỏi, ông Bill Beasley không biết làm cách nào để gom góp đủ tiền bạc cho ông và vợ ông đi California. Cả đời ông Bill chỉ làm nghề lái xe tải. Nhưng không bao giờ ông dành dụm được bất kỳ đồng tiền tiết kiệm nào. Gạt qua một bên lòng kiêu hãnh, ông gọi điện thoại cho vài người họ hàng gần xin sự giúp đỡ. Nhưng họ cũng chẳng khá giả gì hơn.
Nên với một cảm giác hổ thẹn và chán chường, ông Bill Beasley đa đi bộ cả dặm đường tới trạm xăng và nói với người chủ, “Con trai tôi bị bệnh rất nặng, và tôi không có tiền, ông có thể tin tôi và cho tôi gọi điện thoại tới California được chứ ạ?”
 
Câu trả lời là: “Ông cứ nhấc điện thoại và gọi đến bao lâu cũng được.” Khi ông bắt đầu quay số, một giọng nói làm ông gián đoạn, “Bác có phải là bác Bill Beasly không ạ?”
 
Đó là một người lạ mặt, nhảy xuống khỏi ca-bin của một xe tải có bảng số của môt bang khác. Người thanh niên này trông không quen, và ông Bill chỉ có thể nhìn chăm chú vào anh ta với vẻ bối rối và nói, “đúng vậy, tôi là Bill Beasley đây.”
 
“Con trai của bác là một trong những người bạn thân nhất của cháu khi chúng cháu cùng lớn lên với nhau. Khi cháu tốt nghiệp đại học, cháu mất liên lạc với bạn ấy.” Anh ta dừng lại một chút rồi lại nói tiếp: “Nghe bác nói bạn ấy bị bệnh phải không ạ?”
 
Rất nặng, từ tin mà chúng tôi nhận được. Tôi sắp gọi điện thoại và cố thu xếp cho vợ tôi đến đó với nó.” đoạn, theo phép lịch sự, ông nói thêm, “chúc cậu một lễ Giáng Sinh vui vẻ, chúc bố cậu mãi khỏe.”
 
Ông già Beasley đi vao văn phòng của trạm xăng và gọi điện thoại cho người em họ ở bở biển phía tây nước Mỹ, để báo cho ông ấy biết rằng ông hoặc vợ ông sẽ sang đó ngay   nếu có thể.
 
Vẻ buồn rầu hiện trên khuôn mặt của ông già khi ông ấy còn cam đoan với người chủ trạm xăng là ông sẽ thanh toán cước điện thoại ngay khi ông có thể.
 
“Cuộc gọi này đã được thanh toán rồi ông ạ. Người tài xế xe tải kia – người mà con trai ông và anh ta đã từng chơi thân với nhau đó – anh ta để lại cho tôi tờ hai mươi Mỹ kim và bảo tôi trả tiền lẻ lại cho ông khi tôi nhận được hóa đơn tính tiền điện thoại. Anh ta cũng để lại cho tôi cái phong bì này.”
 
Ông già lóng ngóng mở phong bì và rút ra hai tờ giấy. Một tờ viết: “Bác là người tài xế lái xe tải đầu tiên mà cháu đã từng đi chung với bác khi cháu chỉ mới lên năm tuổi. Cháu còn nhớ bác đã mua cho cháu phong bánh Snickers.” Tờ giấy thứ hai, với khổ giấy nhỏ hơn nhiều, là một chi phiếu đã được ký tên sẵn với một tin ngắn kèm theo: “Xin điền vào số tiền mà bác cần để bác và bác gái thực hiện chuyến đi … và mua cho con trai bác, bạn thân của cháu, một phong bánh Snickers. Chúc bác một lễ Giáng Sinh vui vẻ.”
 
(Nguồn: “Chicken Soup for the Soul” – khuyết danh)
 
JOS. Tú Nạc, NMS