Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Chúng ta có thể mở đường tới vương quốc

Tác giả: 
Jos Tú Nạc NMS

 

CHÚNG TA CÓ THỂ MỞ ĐƯỜNG TỚI VƯƠNG QUỐC

Chúa Nhật II Mùa Vọng – Năm B (Isaiah 40:1-5, 9-11; Psalm 85; 2 Peter 3: 8-14; Mark 1: 1-8)

 

Thời gian lao đi vùn vụt được ví như vó câu song của khi chúng ta đang thưởng thức cho mình. Một kỳ nghỉ thú vị mới vừa bắt đầu thế mà đã đến lúc trở về làm việc. Nhưng khi chúng ta mong mỏi một điều gì đó hay chờ đợi một điều gì đó xẩy ra thì thời gian hoàn toàn chậm chạp trôi qua.

 

Thời gian của nhân loại và thời gian của Thiên Chúa hoàn toàn khác nhau. Chúng ta là những người thiếu kiên nhẫn và muốn mọi điều được thực hiện ngay tức khắc hoặc đến thật nhanh. Năng lực vốn có của con người không phải là trên hết. Copn người trở nên vỡ mộng hay đánh mất con tim rất nhanh chóng và dễ dàng. Dân Israel đã bị lưu đày ở Babylon hơn 50 năm và dường như vô tận. Nhiều người hình như đã quên quê nhà trong lúc những người sinh ra trong tù đày chỉ biết đến Babylon. Nhiều người kỳ cựu thì điều đó phải chăng là Thiên Chúa đã quên và bỏ mặc họ rồi để họ phải chịu nỗi bất hạnh mà trú ngụ mãi nơi đất khách quê người xa lạ.

 

Bị bỏ rơi, bị lãng quên và không còn được yêu thương là một sự sợ hãi nguyên thủy của con người và là điều đau đớn nhất mà chúng ta có thể trải qua. Thông điệp của Thiên Chúa thông qua Isaiah là một lời chào mừng nồng nhiệt nhất và là điều an ủi vỗ về. Thực vậy, đoạn trích mở đầu bằng những lời an ủi yêu thương. Thiên Chúa không nổi cơn thịnh nộ; sự trừng phạt chỉ là quá khứ; Thiên Chúa luôn ở cùng với họ và sẽ dẫn dắt họ trở về quê nhà. Điều đó sẽ không xảy ra vào ngày mai, mà ngay bây giờ - tất cả mọi trở lực sẽ bị san bằng để tạo một lối đi huy hoàng cho Thiên Chúa. Thiên Chúa hô hào những người bị lưu đày hãy bước khỏi sự sợ hãi, bi quan, yếm thế của mình, và dõng dạc công khai công bố sự hiện diện và uy quyền của Thiên Chúa. Thiên đường đợi mong là người tiền trạm của những tin lành và là người đem hy vọng.

 

Trong thời đại của chính chúng ta, chúng ta tự thấy một tình huống tương tự.

 

Thế giới trông ảm đạm đối với nhiều người và những người gìn giữ đức tin bằng những tâm hồn yếu đuối. Hy vọng dường như là một thứ hàng hóa khá mong manh vì chúng ta phải đương đầu với những cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo, cùng những điều bất ổn.

 

Ki-tô hữu có thể tạo ra một sự khác biệt chân thực trong thế giới này bằng cách công bố Thiên Chúa minh bạch và hân hoan – loại trừ chủ nghĩa cuống tín, tính phủ định hoặc vội vàng hấp tấp. Và chúng ta có thể công bố rằng Thiên Chúa nắm quyền tối cao, siêu việt với bất kỳ cơ cấu quyền lực thế gian nào. Cộng đồng những người trong 2 Phê-rô được nói đến cũng đánh mất hy vọng. Chúa Giê-su không trở lại và con người đang từ bỏ. Tác giả quả quyết sự mặc khải nguyên thủy về sự trở lại của Chúa Trời nhưng thôi thúc thêm rằng một ngàn năm nhân loại chẳng khác gì một ngày đối với Thiên Chúa – đừng động viện những ai mà muốn hành động ngay tức khắc. Chúng ta có thể không đồng cảm với những hình ảnh của tác giả về sự kết thúc ồn ào và bi thảm của tất cả mọi điều. Tác giả nóng lòng mong mỏi về một “trời mới và một hành tinh Trái Đất mới nơi mà sự công chính ngự trị.”

 

Vậy chúng ta phải thực hiện. Nhưng đó sẽ là cuộc hành trình lâu dài và đòi hỏi chúng ta nhiều kiên nhẫn, cũng như sự cộng tác và những nỗ lực của chúng ta. Phụng sự thế giới và loài người của chúng ta tạo một phần thiết yếu về sự “thiêng liêng và thánh thiện” của chúng ta, và thúc đẩy một cách bền vững tiến trình trình của công cuộc cứu chuộc thế gian.

 

Gio-an Tẩy Giả đã lấy từ đoạn trích Isaiah cho trái tim và nó đã hình thành đồng nhất với tư cách là một tiên tri. Con người một lần nữa bị ngã lòng và bị áp bức, lúc này dưới ách cai trị của luật lệ Roma. Mất độc lập và bị đàn áp kinh tế, kèm theo đó bị lôi kéo cuộc sống ra khỏi quốc gia. Thánh Gio-an đã công bố một cách quả quyết công khai rằng duy nhất Thiên Chúa là vua, không phải là Caesar.

 

Không còn bao lâu nữa Thiên Chúa sẽ đến và xếp đặt quốc gia và thế giới. Vì Thánh Gio-an đã mở tâm hồn và tâm trí trước thực tế uy quyền của Thiên Chúa, ông đã động viên họ hãy có một thay đổi tâm trí và tâm hồn – sự từ bỏ - và chịu phép rửa như một dấu chỉ hướng ngoại của sự chuyển đổi nội tâm mình. Sự vào đời của Người là một khước từ của sự thừa nhận cá nhân và một nhân chứng liên tục cho một ai đó khác. Người đã sống cho cả hai trong bóng râm của Chúa Gie-su và trong vinh quang của ánh sáng Người. Nhưng hãy chuẩn bị con đường của Chúa và làm cho lối đi của Người được ngay thẳng là một bổn phận đang bị lơi là mà đối với con người đó là điều mà tất cả chúng ta được gọi mời.

 

Chúng ta không xây dựng Vương Quốc hay triều đại của Thiên Chúa – chỉ Thiên Chúa mới thực hiện được điều này. Nhưng chúng ta có thể trơ giúp để mở đường. Điều này có nghĩa chuẩn bị tâm hồn và tâm trí để ấp ủ sự ngự đến của Thiên Chúa cho dù điều này xảy ra  bằng những cách giao động hoặc bất ngờ. Chúng ta đã hoàn thành một cách đặc biệt khi chúng ta gieo xạ những hật mầm hy vọng, một khát vọng cho một thế giới hòa bình và công lý, cùng một sự tự nguyện nhiệt thành để bỏ lại đằng sau hành trang tâm trí hẹp hòi và những ý tưởng vô ích.

 

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)

Jos. Tú Nạc, NMS