Bài 05
PHAOLÔ và BỐI CẢNH HÀNH ĐỘNG
Do thái, La Mã và tín đồ của Chúa –
Phần 2
Do-thái-giáo theo nhãn-giới kiều-bào
Lâu nay, nhiều người vẫn có khuynh hướng cứ coi Đạo Chúa và Do-thái-giáo như sự kiện nổi bật trong đạo, thời lịch sử chỉ mới chớm. Tình thực mà nói, khuynh hướng do các vị tạo cho mình chỉ đại diện cho một số rất nhỏ trong tổng thể là đế quốc. Các vị đại diện Đạo Chúa và Do-thái-giáo thường gọi những người sống đạo khác với mình, là dân ngoại. Quả có thế. Nhưng, “chủ thuyết dân ngoại” lâu nay đâu tồn tại. Bởi, nền văn hoá rất cao của họ chỉ tồn tại với nền thần học do các vị theo Đạo Chúa chủ trương. Còn, văn hoá thông thường của họ lại tồn tại ở ngành chiêm tinh, y học dân gian, ảo thuật kỷ xảo, khoa bói toán, phép trừ tà và nói theo kiểu biện luận/cãi tranh, thì vẫn còn đó thói sùng bái đấng bậc lành thánh, rất trên cao. Các vị nói ở trên, hầu hết là đấng quan thày chốn trên cao, nơi cõi trời mây cao vút ấy.
Ngôn ngữ Hy Lạp có cụm từ “paideia” được mọi người dùng để nói về chính sách giáo dục đặt định cho đế quốc lớn rộng cốt làm nền cho đường lối/chính sách họ đề ra. Chính sách đó toàn bộ dựa trên ngôn ngữ chứ không như truyền thống của Do-thái-giáo hoặc thánh truyền của Đạo Chúa. Về văn hoá, luôn có sự khác biệt về thị kiến trí thức giữa Hy Lạp và La Mã.
Thời Marcion, nhiều người lại giả thiết: Đức Giêsu và thánh Phaolô đều kình chống Do-thái-giáo do cung cách họ nhận thức và thực hiện những gì Sách thánh ghi. Đôi lúc Đức Giêsu và Đạo Chúa cùng diễn tả nhận thức này theo mô hình kiểu mẫu làm nền cho văn hoá đế quốc. Chuyện này được thấy khá rõ ở sách Công Vụ.
Thật ra thì, người Do thái lâu nay vẫn có thái độ lạ kỳ về Đế quốc La Mã. Nói thế là bởi, với đế quốc này, chủ thuyết đa tôn-giáo đã từ lâu được thâu nạp và duy trì. Thành thử, vào thời trước, càng ngày người ta càng thấy nhiều thần linh xuất hiện ở Panthêôn bao lâu mọi người vẫn sẵn lòng thờ cúng bậc hoàng đế như vị thần cùng các thần linh sáng giá. Đàng khác, nguời Do thái lại không sẵn sàng hành xử như thế. Họ được tặng ban qui chế “ngoại lệ” mà truyền thống cha ông họ từng châm chước. Họ phụng thờ chỉ một Thiên Chúa Độc Nhất, rất đích thật. Bởi thế nên, với họ, tất cả chẳng thành vấn đề.
Thánh Phaolô thực sự là nhà tư tưởng của Do thái.
Ở đây, điều quan trọng là ở chỗ ta nhận ra rằng: thời đó, Israel cũng nhỏ bé, vừa tầm. Với thế giới bên ngoài, nhóm người này không được phép xuất ra bên ngoài, ngoại trừ bằng con đường bé nhỏ do kiều bào Do thái thiết lập. Quả thật, thánh Phaolô đúng là người phổ biến chủ trương đó cho thế giới rất La Mã.
Thánh Phaolô thực sự đã sống và chết như một người Do thái chính cống. Ông không chỉ là người Do thái biết suy tư thôi, nhưng ông còn biết tư-duy theo qui cách của người Do thái nữa. Ở đây, cũng nên dừng lại vài giây để xem đường lối tư duy kiểu Do thái ra như thế nào. Có thể nói, tư duy kiểu Do thái vẫn dựa vào truyện kể. Thánh Phaolô lại đã sử dụng truyện kể theo kiểu Do thái, chẳng hạn như truyện Tạo dựng, đã được thánh nhân sử dụng vào mọi lúc và cả lúc này. Vốn dĩ tạo dựng nền trật tự chính trị rất mới, thánh Phaolô đã sử dụng truyện kể của Do thái về Giao ước trong đó Thiên Chúa có kế hoạch thành lập nền trật-tự chính trị từng bị các đám người trỗi dậy biến nó trở thành nhỏ bé. Và chính nhờ vào điểm bé nhỏ ấy nó đã được Thiên Chúa tuyển chọn để cứu vớt những kẻ trỗi dậy qua việc xuất hành đi vào trật tự chính trị mới. Thánh nhân cũng đã sử dụng truyện kể theo kiểu Do thái khi nói về Cánh chung. Bởi, vào thời của ông, chuyện này được triển khai cũng rất rộng. Ở đây, là truyện cuối đi vào với nền chính trị theo loại hình được Chúa thiết lập.
Cánh chung kiểu Do thái
(xem J.D. Crossan, The Resurrection of Jesus in its Jewish context, Neotestamentica, 2003, tr. 29-67)
Sống lại, là ý niệm chủ lực của tư duy Do thái, vào thế kỷ đầu.
(xem thêm Alan F. Segal, Life after Death: a history of the afterlife in Western religion, Doubleday, 2004)
Đây là chìa khoá mở ra cho thị kiến mà người Do thái từng có về nền trật tự mới, vốn dĩ qui về điều gì đó xảy ra khi ấy và cũng hoàn tất ngay lúc đó.
Ở thế giới có ánh sáng soi dọi, những người có khuynh hướng cãi tranh/biện luận, lại cứ bảo: “Sự sống lại” không thể xảy ra được, hoặc cùng lắm chỉ là đặc quyền của Thiên Chúa, mà thôi. Thế kỷ đầu, lúc thế giới người Do thái chưa được ánh sáng soi dọi, thì vấn đề này thật ra không là sự sống lại, cũng chẳng là ý nghĩa mà sự kiện ấy diễn tả, nhưng tính chất “trỗi dậy/sống lại” vẫn thích hợp với khuôn khổ chính trị rất có thực, vào thời đó. Có người vẫn hỏi: bận tâm với những chuyện như thế để làm gì? Tại sao lại gọi những việc xảy đến với Chúa, là “Sống lại”? Sao không đề cao/nâng nhấc với thế giới khác? Có gì khác biệt với chính trị hiện tại, không?
Trước khi đi vào thế kỷ đầu, có những chuyện rất chung chung cho thấy hầu hết mọi người Do thái đều không tin vào sự sống đời sau. Họ cũng nghe nói về chuyện này. Nhưng, lại cho đó là ý tưởng của người ở ngoài muốn đoạt quyền của Chúa. Họ dứt khoát chối bỏ những chuyện như thế. Cụm từ Sheol bên tiếng Do thái có nghĩa là “chẳng bao giờ như thế”. Sự sống ở đời này cũng đủ cho mọi người rồi. Chuyện tốt/xấu ở đời này, đều xảy đến ở đây. Bây giờ. Chứ đâu cần gì chuyện đời sau. Và về sau, cũng chẳng có gì khiến mọi người phải bận tâm.
Lịch sử Do thái lại rất thực tế, vẫn có những việc xảy đến với họ cách thường tình, nhưng khó chịu. Người Do thái lại cứ nghĩ: chắc họ đã lỗi phạm điều gì tày trời ghê lắm nên mới bị Chúa phạt ngay ở đời này, trong vòng quay lịch sử của chính họ. Bởi thế nên, lúc nào họ cũng xin Chúa thứ tha cho họ mọi điều. Nền thần học rút từ sách Đệ Nhị Luật chứa đựng mọi khía cạnh tích cực ở trong đó, cũng đã luận ra được học thuyết nói về việc Chúa trừng phạt họ, cách nhãn tiền. Chỉ giao ước, mới có thể cứu vãn dân Israel khỏi hoạ tuyệt chủng, thôi.
Giữa thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, sự việc đã đổi thay nhờ các vị tử đạo kiểu Macabê đã đem lại niềm tin cho người Do thái. Đến lúc đó, các vị anh hùng người Do thái đã được Chúa cứu khỏi thảm hoạ đi đến diệt vong. Thế nhưng, những nguời đã chết rồi thì sao? Những người như thế có được cứu không? Và như thế, thì cụm từ “Sống lại/trỗi dậy” đã xuất hiện với mọi người. Lúc đó, có thể đã có sự “sống lại” từ cõi chết, bởi nó đến ngay “sau khi sống”, “ngay sau cái chết”. Nhưng, điều đó không phải cho hết mọi người, mà chỉ cho các vị tử đạo, mà thôi. “Sống lại/trỗi dậy”, là theo nghĩa thân xác. “Sống lại/trỗi dậy” đối với họ không có nghĩa là sự sống sót hoặc tồn tại. Mà là, sự Công chính của Thiên Chúa, Đấng Chí Công Vô Tư vẫn cần sự công chính, hầu đem đến cho họ một xác chứng tìm được ở nơi thân xác, rất công bằng. Nếu không, thì Đức Chúa của người Do thái cũng không có vẻ gì là công bằng và Ngài sẽ không còn tôn trọng Giao ước Ngài thiết lập với con người. Ở đây nữa, cũng nên mở dấu ngoặc, để chứng tỏ, là: trong một đoạn ở chương 4 sách Macabê, được viết vào năm 100 trước Công nguyên, chuyện “tử vì Đạo” không được coi là mẫu mực cho cái chết cao sang được Socrates đề cập, nhưng là mẫu mã kiểu chết thay cho người tôi tớ, vốn dĩ rất đau khổ, được kể ở sách tiên tri Ysaya quyển 2. Từ giai đoạn còn mới chớm, đã xuất hiện một số ý tưởng đầy tưởng tượng về sự sống ở đời sau, nhằm điểm tô cho tư-duy của người Do thái, khác với văn hoá của nước khác. Người Do thái không thừa hưởng tư tưởng mẫu mực nào do mình tạo ra.
Các ý tưởng lờ mờ ban đầu về “sống lại/trỗi dậy” chỉ đạt giai đoạn phát triển rộng lớn mà theo sự công minh của Chúa, ắt phải có biến cố cánh chung xảy đến vào thời chung cục, có như thế mới dẫn đến ý niệm “hư vô/không tưởng” của địa cầu. Thiên Chúa cũng làm thế. Chúa không nghĩ đến chuyện cải biến địa cầu thành chốn hư vô. Thành thử, tình trạng cuối của mọi sự trong vũ trụ, sẽ không là: trời sẽ thay thế đất, nhưng trời đang dần dà biến đổi trái đất, để trở thành thứ hành tinh này. Đây, không mang ý nghĩa của việc tàn phá không gian và thời gian. Mà là, sự phá bỏ tính bạo động và bất công, ở trái đất. Như thế, là biến đổi. Là, những gì mà công cuộc tạo dựng và giao ước cũng như xuất hành về đất hứa, mang ý nghĩa, ngay từ đầu.
Lại có vấn đề về Dân ngoại. Vấn đề ở đây, coi như “tạm được” đối với người Do thái, bởi họ đã lập Giao ước với Thiên Chúa. Thế nhưng, dân ngoại là gì? Đây, có hai học thuyết về dân ngoại. Một là, Thiên Chúa sẽ phá bỏ tất cả những gì thuộc về họ, trong cuộc chiến cuối cùng trên núi Meggido. Hai là, Thiên Chúa sẽ cải hoá tất cả để mọi người trở về với Ngài, chứ không về với Israel. Và khi ấy, lịch sử sẽ không còn đi vào buổi tiệc cuối trên núi Sion nữa. Hiểu như thế, mới cảm thông cho thánh Giacôbê khi thánh-nhân còn ở Giêrusalem, đã chủ trương chọn lập trường thứ hai, tức lập trường đưa thánh-nhân vào với chủ trương buộc nam-nhân Do thái phải ngang qua tục “cắt bì” mới được phép trở thành người anh em cho trọn nghĩa. Và có như thế, mới để cho anh em vừa hồi hướng trở về, được ngồi chung bàn với cộng đoàn Do thái cũng như tín hữu đạo Chúa. Và, đây là ý tưởng mà tác giả Paula Fredriksen, từng chủ trương.
Lập trường về “sống lại/trỗi dậy” được triển khai để thích nghi với học thuyết về dân ngoại. Quan niệm thứ hai, sự“sống lại” phải xảy ra thì người trỗi dậy mới được san sẻ và chung vui buổi tiệc cuối với Chúa.
Ở đây, cần nói thêm rằng: về “sống lại/trỗi dậy” không nên hiểu theo cung cách giống hệt như hồi sinh thể xác. Bởi, một khi thể xác đã chết, là đã chết thực và đã ra đi nội nhật ba ngày là hết. Ở đây, một lần nữa, cũng nên định rõ ý nghĩa của sự việc “sống lại/trỗi dậy” nơi Đạo Chúa không giống như những thứ đã được xác chứng xuất hiện trở lại, sau khi chết, của đấng bậc nào đó đã qua đời: đó là hiện tượng ai cũng thừa hiểu. Hiện tượng này, không mang tính bệnh lý, cũng không xác chứng điều gì về sự trỗi dậy. Và cũng nên thêm một điều nữa, là: việc tán dương/nâng nhấc cả vào khi được bốc lên “trời” hoặc “về với Chúa”, “ở cùng Chúa” vẫn không là sự “sống lại”, như Enoch từng được nâng nhấc/tán dương về chốn thiên cung. “Sống lại/trỗi dậy” là ăn vận cho đúng cách, để dự tiệc. Đúng hơn, để tham dự “Buổi Tiệc” Chúa vẫn chờ mong.
Có điều thú vị, là: người Do thái ở thế kỷ đầu chẳng thắc mắc hoặc tự hỏi xem người Châu Âu thời Trung cổ hoặc thời Cận đại có thắc mắc gì về sự “sống lại/trỗi dậy”, hết. Họ không mấy quan tâm đến hình hài thân xác đã trỗi dậy hoặc những gì tựa như thế. Đúng hơn, họ tư duy về một phương-án dính dự nhiều đến những thứ mang tính năng động, thúc giục. Mấy thắc mắc này cũng có lý, nhưng không ảnh hưởng đến điều dẫn đến câu hỏi, bảo rằng: người Do thái xưa/nay nghĩ thế nào về sự “sống lại/trỗi dậy”?
--------------------
Đạo Chúa thời mới phát
Các kẻ tin vào Đức Chúa
Đức Giêsu là nhà giáo người Do thái có lịch trình giảng dạy rất khác biệt. Lời dạy của Ngài chuyên về thông điệp mang cung cách rất tư riêng. Ngài là nhà đạo đức có biệt tài lôi cuốn người Galilê đi theo Ngài bằng việc chữa lành người đau yếu, tật bệnh và Ngài ôm vào lòng những người ở cấp thấp rất khó/nghèo, trong xã hội. Ngài tôn trọng và giữ luật Torah của Do thái, rất nhiệm nhặt.
Ở đây, cũng nên chua thêm một điều, là: theo lịch sử, cũng đừng nên gọi Đức Giêsu hoặc thánh Phaolô là “Thày”. “Thày”, theo tiếng Do thái, chỉ có nghĩa là “giáo viên/thày dạy”, mà thôi. Danh xưng này, để chỉ người nào đó được chỉ định làm công việc học hỏi hoặc văn phòng như người quản nhiệm và phổ biến luật halakhah về Đạo. Từ ngữ này chỉ bắt đầu được sử dụng vào thời trước khi đền thờ Giêrusalem bị tàn phá. Ngay như Gamaliel, là thày dạy của thánh Phaolô cũng không được gọi là thày Gamaliel, mà chỉ là vị niên trưởng mang tên Gamaliel thôi.
Không như thánh Phaolô là tông đồ của Chúa hơn 30 năm, Đức Giêsu chỉ hoạt động có ít năm thôi. Ngài chưa bao giờ đặt chân đến các thị trấn lớn ở Hy Lạp hoặc La Mã, ngay đến hai thủ phủ lớn ở Galilê, như Sêphôris và Tibêrias, Ngài còn muốn lánh mặt nữa là.
Theo tầm nhìn của người Do thái, Đức Giêsu không hề dạy dỗ dân con về tôn giáo hoặc luân lý/đạo đức có hệ thống và/hoặc không định kỳ, ngay đến thông điệp về con người được Chúa cứu rỗi thế nào và về với Chúa ra làm sao, cũng thế. Cả đến thánh Phaolô cũng không thế. Đức Giêsu nghĩ Ngài chỉ là người diễn trong bi kịch do Thiên Chúa của người Do thái dàn dựng để thực thi những điều mà Ngài đã hứa trong lịch sử. Đây là “Cánh chung Do thái”. Đức Giêsu biết chắc chắn Ngài có sứ mệnh riêng trong bi kịch ấy. Ngài tin rằng Ngài là Đấng, ngang qua Ngài, ý định đặc biệt của Thiên Chúa được thực hiện cho Israel và thế giới, đã đạt tầm kích chóp đỉnh. Ngài tuyên bố Nước của Ngài đã kịp đến. Nước của Ngài không giống như các vương quốc nào khác mà người đồng thời từng nghĩ ra. Tất cả thứ đó đều không có trong lịch trình họ đã định. Đặc biệt hơn, về nỗi ước có cuộc chiến giải phóng khỏi thành La Mã và đánh cho La Mã ngã gục như ngôn từ của chính người La Mã từng diễn tả. Đức Giêsu suy tính rất đúng như thế sẽ là một tai nạn không lường trước. Như thế chỉ thêm bạo động cộng với bạo lực. Kịp đến khi Ngài về với Giêrusalem và đi vào đền thờ ở đây, Đức Giêsu đã biết chuyện ấy, và trong thầm lặng, Ngài chấp nhận khổ đau tựa hồ đấng tử Đạo, bởi tin rằng Nước của Ngài đã đến rồi. Ngài hành xử như biểu tượng lớn lao cho cuộc xuất hành rất mới về đất hứa, một giải phóng lớn được định bằng tiệc Vượt Qua cuối với đồ đệ. Ngài có ơn gọi thâm sâu hơn ơn gọi làm Mêsia. Ngài tượng trưng và hành xử như Thiên Chúa về lại với Israel bằng xương bằng thịt ngõ hầu hoàn thành kế hoạch thánh thiêng của Thiên Chúa.
Theo ngôn từ của người La Mã, thì đây là bản cáo trạng tạo cho tất cả những gì mà Đế quốc và Hoàng đế muốn thực hiện.
(Ở đây nữa, nên xem thêm Tom Wright: BBC April/2004, and What Saint Paul Really Said, Eerdmans.)
Việc đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá cho đến chết, là án chết trên thập tự không của ai hết. Người thi hành án lại là người La Mã. Tội của Chúa, chỉ là tội xúi giục dân nổi dậy, chứ không phải việc khuyến khích dân chúng tin vào Đế quốc. Ngài là nạn nhân của nền Hoà bình kiểu La Mã. Ngài là nhân vật bất đồng chính kiến, bị loại bỏ.
Ý tưởng về một vị thần chết treo trên thập tự, không đem lại ý nghĩa nào hết cho thế giới ở thế kỷ đầu đời. Với họ, là thần linh mà lại chấp nhận để cho người phàm xử chết trên thập tự khác nào chuyện khùng điên?
Không có thánh Phaolô diễn thuật lại, chắc cũng chẳng ai biết đến Đức Giêsu bao giờ, hết. Thánh Phaolô từng nói không do dự rằng: ông biết Đức Giêsu rõ hơn nhiều người từng biết Ngài qua lịch sử. Hơn, cả những người chỉ biết Ngài có vài năm và theo chân Ngài đi khắp chốn, nhưng lại không thông hiểu sứ điệp của Ngài tốt hơn ai khác và có lập trường đưa vào hành động, lại cũng chẳng bằng ai.
Thế nên, nhiều người vẫn cứ nghĩ rằng thánh-nhân làm cho mọi người kinh ngạc như tay khùng điên/tưng tưng nào đó vẫn cứ đi loanh quanh cho đời mỏi mệt, nói thì toàn nói về vị nào đó chẳng ai biết, nhưng lại tự hào là vị thần linh từng trỗi dậy từ cõi chết, thế mới lạ.
---------------
PHAOLÔ, LÀ NGƯỜI DO THÁI RẤT CHÁNH HIỆU
Thánh Phaolô là người Do thái do bẩm sinh và được nuôi dưỡng cho đúng cách. Ông được thụ giáo từ trường lớp/hội đường của người Do thái trong đó có kỹ năng đọc và viết nguyên bộ luật Torah của Do thái. Nhờ việc này, mà thánh-nhân được chấp nhận cho hấp thụ nền giáo dục Do thái thứ hạng cao nhất tại hội đường ở Tarsus. Tiếng Hy Lạp vào thời đó, có lẽ là ngôn ngữ chính được mọi người khắp nơi sử dụng. Đó, cũng là ngôn ngữ của Kinh thánh, mà ông được học thời bấy giờ. Cũng có thể, là ông được huấn luyện về khoa Minh-giáo hỗ trợ cho Do-thái-giáo và ông cũng được học về thuật luận-chiến hầu chống lại chủ thuyết ngoại giáo, tức tôn giáo của đế quốc La Mã. Cũng có thể, ông còn được hấp thụ nền giáo dục La-Hy, kinh qua chính sách giáo dục rất chính thức của Đế quốc, là “paideia”. Ông không chỉ nói được mỗi tiếng Hy-Lạp rất trôi chảy mà thôi, nhưng còn đọc thông suốt cả văn chương Hy Lạp nữa. Có lẽ ông cũng chẳng là người Biệt phái, theo đúng nghĩa. Cũng không là học trò của Gamaliel ở Giêrusalem, cũng không phải là công dân của Tarsus, lại càng không là công dân La Mã chính hiệu, bao giờ.
Về ngày sinh của thánh nhân, chẳng ai rõ. Nhiều tác giả vẫn quả quyết: có thể là vào năm thứ 6 trước Công nguyên.
Nhưng về nơi sinh, chẳng ai thắc mắc hoặc cãi tranh về thôn làng nào đó ở Tarsus. Tác giả Murphy-O’Connor lại chấp nhận một đề nghị rất lờ mờ từ thánh Giêrônimô cho rằng: Phaolô thánh-nhân sinh ra ở thôn làng có tên là Gischala, vùng Galilê. Sở dĩ có chuyện đó, là bởi gia đình của thánh-nhân bị đưa dẫn về nơi này vì đã làm thân nô lệ từ năm thứ 4 trước Công nguyên; rồi sau đó, mới phục hồi được tự do, và cùng lúc có được quyền trở thành công dân La Mã. Chính thánh-nhân cũng chẳng đề cập gì ở đoạn sách hoặc thư nào về quốc tịch La Mã của ông hết. Riêng thánh Luca lại làm ảo thuật lôi được con thỏ ra khỏi hộp về gốc gác La Mã của Phaolô. Thế nhưng, vấn đề là chuyện này có phù hợp với qui chế của Pharisêu Biệt Phái hay không, chẳng ai đoan quyết, hết.
Thời đó, Tarsus là thị trấn có trường lớp giáo dục tạo học-lực tương đương với trình độ đại học thời nay.Tarsus, nằm ngay biên giới, giáp ranh Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây, là trung tâm của nền triết học thuộc trường-phái Khắc-kỷ do Êpictetus thành lập. Ngôn ngữ thánh Phaolô sử dụng, trông rất giống triết lý đường phố thuộc dạng này.
Gia đình thánh Phaolô thuộc phe cực kỳ bảo thủ, tức theo Do-thái rất chính thống. Về giáo dục La-Hy, thánh-nhân được tham gia vào các trò chơi thế vận/thể dục như chạy việt-dã, đô vật và ném dĩa. Các thể-tháo-gia khi ấy, đều phải ở truồng khi thi đấu, đó là điều mà phần đông người Do thái sùng đạo không mặn mà cho phép dân con của mình tham gia chuyện này, trước công chúng. Nếu ta buộc phải gọi thánh Phaolô là “thày” hoặc cả đến danh xưng “đệ nhất bậc thày” cũng không đúng qui cách cho lắm. Giả như thánh-nhân là người như thế, thì cũng chẳng ai lấy làm lạ. Giả như có người giả thuyết là: thánh-nhân cũng có doanh hiệu đàng hoàng và thực hiện kinh doanh với bạn đời mình, thật không đúng. Bởi, phần đông các tác giả Kinh thánh đều thẩm định rằng thánh nhân vốn là người độc thân. Riêng tác giả Murphy O’Connor lại nghĩ là ông có vợ đàng hoàng, và vợ ông và một người con có thể đã chết trong trận động đất nào đó ở Giêrusalem. Nhưng nghiên cứu kỹ, mọi người đều không thấy chứng cứ nào nói rõ về chuyện ấy, hết.
Thánh Phaolô luôn quan niệm rằng: Israel được Chúa tuyển chọn làm dân con hàng đầu trong việc thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa, với gian trần. Thánh-nhân tin vào ơn gọi của Israel được Chúa tặng ban cho quyền làm dân con Ngài, so với thế giới. Thánh nhân tin rằng: Abraham ở vào vị trí có nhiều đặc quyền/đặc lợi hơn Ađam hoặc các nhà sáng lập nên La Mã. Thánh-nhân coi Israel là dân con rất tin tưởng vào Chúa và là niềm hy vọng cho nhân loại tốt hơn Ađam hoặc người La Mã từng tự hào.
Thánh Phaolô biết rõ cộng đoàn Do thái vẫn tin vào Đức Giêsu hơn ai hết. Thánh-nhân cũng coi tín hữu Do thái theo Đạo Chúa cũng là người theo Do-thái-giáo nhưng có niềm tin đặc biệt nơi Chúa. Thoạt trưởng thành, thánh-nhân đã biết cực lực phản đối các nhóm nào tự hào như thế. Thật ra, ta cũng chẳng rõ tại sao thánh-nhân lại làm thế. Một số nhà chú giải lại nghĩ: tương quan giữa nhóm này với Đức Giêsu thật khác với Do-thái-giáo bình thường. Nhiều vị lại nghĩ rằng: vi phạm luật Torah một cách trắng trợn như thế, đối với thánh Phaolô, cũng là việc quá đáng. Có vị lại hiểu: cách hành xử như thế, có lẽ đã đe doạ và làm hại cho sự tự do/thông thoáng mà người Do thái đã được hưởng từ người La Mã. Có vị lại quan niệm rằng: sự việc ấy chỉ như cách để thay cho tính nóng giận mà ông không dằn lòng được. Theo ý của riêng tôi, thì việc cho phép người ngoại giáo gia nhập cộng đoàn Kitô-hữu Do thái còn son trẻ, có thể cũng đưa thánh Phaolô vào tình huống quá mức chịu đựng. Giả như thánh-nhân đã thực sự bách hại cộng đoàn nào đó, vì ông cũng có cởi mở hơn luật, thì người theo Do-thái-giáo theo đúng luật Torah, cũng không dám tỏ ra quá cởi mở, cả sau khi đã hồi hướng trở về với Đạo Chúa. Thành thử, đây có thể là chuyện đi chệch thái độ khá thường tình của ông. Thật ra thì, thánh-nhân biết rõ tâm trạng người tín hữu của ông; nên, bấy nhiêu thôi cũng đủ khiến ông nổi điên khi phải giải quyết những chuyện như thế. Điều làm cho thánh nhân nổi điên hơn cả, là những người như thế lại cứ bảo: người ngoại giáo có thể làm thành viên tốt lành với nhóm dân con tín hữu bên Đạo Chúa.
Việc hành hạ các kẻ tin vào Đức Giêsu ở Giêrusalem đã lôi kéo nhiều vị ra khỏi chốn đó để về với các thị trấn hoặc vùng đất khác của Đế quốc. Một số vị lại đã đi về vùng duyên hải phía miền Phênixia. Một số vị lại tản về Đảo Sýp. Một số khác đi mãi tận Antiôkia. Thời đó, chỉ mỗi vùng đồng bằng sông Orôntes thôi, cũng có khoảng 500,000 dân cư sinh sống ở đó rồi. Vùng này cách biển chừng 18 dặm. Có hải cảng riêng, là Sêlêuxia. Hêrôđê Cả, là người dựng nên đền thờ Giêrusalem, đã ra lệnh cho lát đá và đặt trụ cột trên đường chính dẫn đến Antiôkia. Ở nơi đó, có một số hội đường lập ra cho dân chúng. Cũng tại nơi này, người tìm đến cũng gặp nhiều kiều bào Do thái nói tiếng Hy Lạp như ngôn ngữ chính của họ. Cả đến các tân tòng mới hồi hướng trở về, tức gồm các dân ngoại từng theo Do-thái-giáo, các vị kính sợ Chúa, dân ngoại đạo rất đặc trưng từng thần phục Thiên Chúa của Israel là Thiên Chúa Độc Nhất rất thực, không chịu quay về trở thành người theo Do-thái-giáo; và cả dân ngoại tò mò cũng về tập trung ở đó.
Có lẽ, thánh Phaolô không được nhóm tư tế Giêrusalem cho phép bách hại người Do-thái ở Đamát, cũng không chừng. Thánh nhân có đi Đamát, cũng chỉ vào thời Israel thuộc quyền kiểm soát của Nabatêan, tức triều đại vua Aretas trị vì. Và, vị Trưởng tế Giêrusalem khi ấy có lẽ ít có quyền hành hoặc ảnh hưởng ở tại đó. Đồng thời, người Do thái nào tin Đức Kitô mà lại bị ông bách hại, thì điều này xem ra không phù hợp với chủ đích của hàng tư tế. Thành thử, vấn đề thánh nhân bách hại người Do-thái ở đây, xem ra không có cơ sở.
Thánh Phaolô có lẽ không là nhà thần bí, xuất thần hoặc nhà khổ hạnh, từng có thị kiến rất nhiều lần trước khi ông lên đường đi Đamát. Theo tình thần của thư thứ 2 Côrinthô, thì sau đó thánh Phaolô cũng có đôi ba thị kiến giống như thế.
Nhiều lúc, ta cũng tự hỏi không biết thánh-nhân có thực thi nghi tiết Do-thái-giáo thời đó hay không? Ông có thực hành nguyện cầu kiểu Do-thái-giáo mỗi sáng không? Hoặc, có tổ chức các nghi thức giống thế không, cũng không chắc.
--------------
QUÁ TRÌNH LÝ LỊCH CỦA THÁNH PHAOLÔ NƠI ĐẠO CHÚA
Quá trình lý lịch của thánh Phaolô, là quá trình của người Do thái từng coi trong luật Torah, rất nghiêm túc. Đó cũng là lý do khiến ông chống lại bất cứ nhóm nào xem ra muốn tấn công đường lối sống theo luật này bằng vào việc phổ biến cung cách giảng giải dựa trên hiểu biết khác biệt, nhưng đáng kể. Chẳng hạn như vấn đề về luật tinh khiết, thuế thập phân và ranh giới mang tính máy móc này khác, quyết duy trì tính đầy đăn/trọn vẹn của dân con Đức Chúa. Thánh Phaolô giữ luật như mọi người. Ông tự tạo cho mình sự chín chắn có được từ việc giữ luật đúng qui cách. Ông sống cuộc sống rất trọn hảo, theo luật định. Ông là người có thể thuận theo qui định thường tình của Do-thái để có hành xử rất mực thước trước mặt Thiên Chúa và người đồng đạo.
Thánh Phaolô ít khi tiếp xúc, liên hệ hoặc tùy thuộc trọn vẹn vào Đức Giêsu lịch sử cũng như các vị đồng hành với thánh-nhân. Ông chẳng bao giờ đề cập đến Galilê hoặc nói về Hêrôđê hoặc các người con của ông này. Thánh-nhân cũng chẳng bao giờ nói về Thượng Tế thời mình sống, hoặc về Philatô, hết. Thánh-nhân chưa khi nào nói về đấng sinh của Chúa hoặc thánh Gioan Tẩy Giả. Thánh-nhân chỉ nhắc đến thánh Giacôbê, người anh em đồ đệ của Chúa có hai lần, nhưng trong bối cảnh cuộc sống đầu đời hoạt động của thánh Giacôbê, thôi. Thánh Phaolô chỉ đề cập những chuyện ấy trong bối cảnh lúc thánh Giacôbê làm trưởng cộng đoàn Giêrusalem, sau này thôi. Còn, với các tông đồ khác thì thánh Phaolô chỉ nhắc sơ qua như: thánh Phêrô và thánh Gioan chẳng hạn.
Ngược lại, thánh Phaolô lại nêu đích danh học trò hoặc các vị từng giúp đỡ thánh-nhân. Trong số đó, có Barnaba, Timôthê, Titô, Luca vị thày thuốc, Silvanô, Sostênê, Apôlô thành Alexandria, Aquila, Priscilla thành Rôma, Máccô, Aristarcus, Đêma. Điều này cho thấy: có lẽ thánh-nhân cũng không rõ gốc/ngọn thời Chúa mới hoạt động; hoặc cũng có thể, thánh-nhân không muốn đề cập đến những sự việc như thế.
Phần lớn các “tin vui” do thánh-nhân viết, chỉ viết theo cung cách của các vị khác. Tuy nhiên, trong các tài liệu do thánh-nhân viết, cũng thấy bao gồm phần lớn thông tin về việc Chúa chấp nhận cái chết theo cung cách nào, Ngài được chôn cất ra sao và sống lại như thế nào. Viết như thế, thánh-nhân vẫn kỳ vọng Chúa sẽ quang lâm/đến lại, thêm lần nữa. Nhiều tác giả, lại vẫn nghĩ: các sự việc được thánh Phaolô đề cập, bao gồm cả lời dạy cũng như giáo huấn về Tiệc Thánh Thể. Nhưng, vấn đề này, tác giả Vermes lại bất đồng quan điểm khi ông cho rằng sự việc ấy xuất xứ từ mặc-khải trực tiếp do chính ông đưa ra. Tức, bao gồm cả giáo huấn của Chúa về việc không được phép ly dị vợ hoặc chồng, vốn dĩ là điều làm cho thánh-nhân thoải mái khi tường thuật lại. Và, về quyền hạn của bậc giảng thuyết phải được duy trì ở cộng đoàn, chính đó là điều mà thánh Phaolô thường phản đối nhất mực.
Các lãnh vực chính yếu mà thánh Phaolô giảng thuyết giảng, thường tập trung quanh việc:
*Đức Giêsu chết và sống lại, hầu trở thành Con Thiên Chúa, nhờ uy lực sống lại;
*Nét tương phản giữa Ađam đầu đời và Đức Giêsu, là Ađam mới;
*Kết hiệp thần bí với Đức Giêsu, Con Thiên Chúa đã chết trên thập giá và đã sống lại;
*Diễn tả đặc biệt về bí tích qua Thanh tẩy và Tiệc Thánh;
*Giải toả khác biệt bằng việc hiệp thông cởi mở, đặc biệt hướng tới người nghèo khó;
*Kỳ vọng Chúa quang lâm cũng rất mau bằng sự kiện Chúa trở lại;
*Lập trường đạo đức đặt nền tảng trên trông ngóng này:
-Thời gian qua mau, nên việc rao giảng Tin Mừng cho thế giới đến cũng rất nhanh;
-Cứ giữ nguyên vị trí (không kể: ai cắt bì ai không, ai có gia đình ai không, tự do/nô lệ);
-Đừng quá kích bốc;
-Tạm thời chỉ định lãnh đạo để thay thế;
-Quản trị vững chắc để tạo an toàn (không bạo động cũng chẳng lôi cuốn, hấp dẫn)
-Sống tích cực với người theo Do-thái-giáo và cả người ngoại đạo, nữa.
Việc Chúa đến lại, vẫn chưa xảy ra. Người theo Do-thái-giáo và Đạo Chúa vẫn chia rẽ nhau. Nhưng, hội thánh vẫn tồn tại, nhờ có thị kiến đầy uy năng về thần học và tài tổ chức cũng như sự khôn khéo của người Do thái gốc Thổ Nhĩ Kỳ, là sáng lập viên thực thụ của thế giới Đạo Chúa.
CHÚ THÍCH
Tín hữu thời tiên khởi, mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 3, đã thực hiện được hệ thống có đặc trưng/đặc lợi tương tự như người theo Do-thái-giáo thời đó, tức những người không chịu thờ cúng Hoàng đế. Dù sao đi nữa, các anh em này cũng bị coi như đã tách khỏi Do-thái-giáo. Dù các ngài không có được truyền thống của tiên tổ, như người theo Do-thái-giáo từng làm. Cuối cùng thì, cho đến thế kỷ thứ 3, theo luật Dexius, tức luật lệ toàn cầu buộc mọi người thờ kính Hoàng-đế đều đã áp dụng. Tín hữu nào không chịu thờ kính hoàng đế, sẽ bị bỏ cho thú dữ ăn thịt. Đến lúc đó, vị nào chịu khuất phục theo luật lệ ngoài đời, vẫn có thể thi hành chức năng của tín hữu Đạo Chúa. Việc bách hại tín hữu cũng bớt dần cho đến triều đại của Diocletian trở về chống phá Đạo Chúa, năm 303. Việc này kéo theo hậu quả, là đã tạo dư luận quần chúng hỗ trợ cho tín hữu Đạo Chúa. Khi ấy,Constantine đọc được điều này nhờ đầu óc của chính-trị-gia, nên ông đã trở thành tín hữu đạo hạnh có được tâm tính kiên trì.
Constantine công nhận quyền chủ quản của các giám-mục cũng như của các vị lãnh đạo trong cộng đoàn Đạo Chúa. Vốn có tài cai quản đồng thời là người thiết lập hệ thống pháp lý thay cho những gì đã có, các giám mục đã không chịu làm quân cờ thí để Constantine tung hoành tự tác với trò chơi do mình đặt. Cuối cùng các giám mục chủ quản đành sử dụng thánh Phaolô cho mục đích các ngài nhắm đến. Ý các ngài, là áp đặt kỷ luật của đảng phái chính trị dưới quyền bính của Hội thánh. Điều này có nghĩa, là các ngài muốn ép buộc những người từng đi chệch đường phải hồi hướng trở về, hầu sống sao cho phù hợp với hệ cấp quyền hành của Hội thánh. Điều này có nghĩa là, các ngài sẽ bức bách đám người dị giáo/ rối đạo, tức kẻ tin nào không đi đúng mạch chính của giáo hội. Các giám mục có thẩm quyền khi đó đã yêu cầu Constantine triệu tập một Công-đồng Đại-kết ở Nicea để định ranh giới đúng/sai, đạo/đời… Điều này có nghĩa là: các giám mục đòi được quyền xác-chứng tính hợp pháp cho tất cả các hoàng đế, cũng như lãnh tụ ngoài đời. Hoặc, các ngài cũng đòi có quyền từ chối làm việc đó cho bất cứ vua quan/lãnh chúa nào mà các ngài thấy không được. Từ đó trở đi, Hội thánh xưa kia từng bị bách hại, lại đã trở thành Hội thánh bức bách dân con nhiều đạo khác… Có giám mục nổi danh còn dùng đến bạo lực để tỏ uy quyền của mình, nữa. Các đấng bậc này có khi còn dùng cả biện pháp ra chỉ thị cho dân con mình được phép phá huỷ đền thờ ngoại giáo cũng như hội đường của những vị thuộc đạo giáo khác. Đến thời Đức Justinian trị vì từ năm 527 đến 565, người ngoại đạo nào cố chấp còn bị nhà nước tuân theo Đạo Chúa đe nẹt treo họ lên thập tự cho đến chết.
Điều quan trọng ở đây, là: ta cũng đừng nên tra cứu tình huống ở mọi thời xem nó có rơi vào thời của thánh Phaolô không. Đó, mới là việc chính đáng, rất nên làm.
_________________
Thư tịch để đọc thêm
John Dominic Crossan and Jonathan L. Reed, The Normalcy of Imperial Divinity, in In Search of Paul, tr. 284-288, with Overview, ibid. tr. 74-75
Norton Wright , What Paul Really Said, 1997 tr. 63-75.