Bài 08
Bài 08
PHAOLÔ và Kiều bào Thessalônikê cùng Philípphê
Tóm lược
Kiều bào Thessalônikê
Với thánh Phaolô, thì việc đi Châu Âu, đặc biệt là đến với thủ phủ Phillíphê, ở Maxêđônia, là việc quan trọng rất lớn lao. Và việc này, còn quan trọng không kém cho cả Châu Âu nữa. Vào lúc đó, thánh-nhân dám nói lên sự khác biệt giữa Hoàng-đế và Đức Giêsu. Khác biệt, là ở chỗ: hoàng đế La Mã chỉ muốn bá-chủ hoàn-cầu. Còn Đức Giêsu, Ngài lại những muốn gia-nhập nhóm người nghèo hèn luôn bị ức hiếp và bức bách để rồi Ngài cũng trở thành một người bị o ép, giống như họ. Nói lên điều này, thánh Phaolô đã gặp rắc rối ngay với giới cầm quyền La Mã, nên ông đành phải sách gói ra đi về xứ miền Thessalônikê, một thủ phủ rất không lạ với người Do thái và Hy Lạp. Mãi sau này, khi ghi thư kể lại sự việc xảy đến với chính mình, thánh Phaolô cho thấy: ông từng đối đầu với các vấn đề “thế tận”, và “phục sinh”. Và khi ấy, cả đến cộng đoàn dân Chúa ở miền đó, lại cũng nghĩ: thế giới rồi sẽ bị xoá sổ khỏi vũ trụ/vạn vật, rất nhiễu nhương. Và Phục Sinh, chỉ có nghĩa: người người sẽ lại có xác thể rất mới, hệt như bộ đồ mới tậu, hầu góp mặt với thế trần, thời mai hậu.
Thánh Phaolô từng trả lời: không phải thế. Chẳng có tận thế hay tận mạng gì hết. Bởi, thế giới ta hiện sống, sẽ chẳng bao giờ bị hủy diệt do bất cứ biến cố nào gây ra, nhưng sở dĩ có chuyện đồn đoán rất như thế là vì thế giới rồi cũng sẽ thay hình đổi dạng để cải biến, mỗi thế thôi. Và, tiến trình biến cải đã thật sự bắt đầu ngay vào lúc ấy. Và, tiến trình này xảy đến cũng rất nhanh, nghĩa là sẽ rơi vào triều đại của một trong các hoàng-đế La Mã, tựa hồ như một quang-lâm mới cũng rất khác. Và, người chết dù nằm xuống, cũng sẽ đến với Ngài, và với người còn sống, để rồi tất cả sẽ hoàn tất công cuộc biến-cải toàn thế-giới nhân trần, ngay thời hiện tại. Muốn được thế, họ cần mặc lấy cho mình một xác thể rất khác. Và, cũng phải trải nghiệm hiện-trạng xã-hội theo cung cách vẫn rất mới. Thánh Phaolô gọi đó là “Sự Sống có trỗi dậy”. Và thánh-nhân nhìn sự việc Phục-sinh/trỗi dậy như tiến trình phải đến, ngay khi ấy.
Kiều bào Philípphê
Thánh Phaolô đặc biệt mến mộ kiều bào ở đây. Họ luôn có chỗ đứng trong tâm-can ông. Và, ông vẫn mở lòng mình ra với kiều bào ở đây, rất mật thiết. Thế nhưng, họ vẫn không tài nào hiểu được thánh-nhân một cách trọn vẹn. Bởi, tôn giáo họ phục vụ khi trước, là đạo giáo chỉ thuần phục mỗi thần “Mắn Đẻ” Artêmis –mà thế giới Tây Phương thường gọi là nữ thần “Diana”. Đạo giáo này, ý-thức về sự việc được thay thế, lại dẫn về những gì khác lạ, cuồng điên, dễ kích bốc đến độ nó sẽ thay hình đổi dạng, rất xuất-thần. Kiều bào ở đây vốn nghĩ rằng: thánh Phaolô hẳn sẽ đưa ra điều gì đó giống hệt thế, nên ông mới nói đến quan hệ mật thiết với Đức Chúa-chịu-đóng-đinh-vào-thập-giá. Thánh Phaolô lại nói tiếng “không” một lần nữa. Thánh-nhân khuyên dân con Đạo Chúa phải biết tự mình trở thành hư không/trống rỗng như Đức Giêsu từng thực hiện khi Ngài tự “trút sạch” khỏi mọi sự, như vậy. Thánh Phaolô không ở lại nơi “linh đạo” hoặc “thần bí” giống như thế. Thay vào đó, thánh-nhân đã nên “một” với Đức Giêsu theo cung cách rất chính trị. Và, Đức Giêsu đã cùng với thánh-nhân và dân con của Ngài sống trong tình thương-yêu cởi-mở và tôn trọng những người mới đến, để họ có thể cải biến hệ-thống sinh-động cách trọn vẹn, dù đó có là sự hệ thống sinh động theo kiểu Hoàng đế hoặc do thần Artêmis tạo ra, hay không. Dù, hệ thống ấy có là nhà nước hoặc nhà Đạo, sao cũng mặc. Thánh Phaolô khuyên các đồng đạo lâu nay có lập trường như thế, hãy sống theo kiểu “trút sạch” con người mình như Đức Chúa từng bảo ban, dạy dỗ. Và, tất cả mọi người hãy gia nhập nhóm bạn đạo lâu nay chẳng có thứ gì trong người mình, từ: của cải, tiền bạc cho chí gia tài hoặc kỹ năng này khác. Bởi, điều mà bà con ở đây đạt được, lại sẽ gồm toàn những rắc rối, khó khăn và sầu não cả vào lúc bắt đầu một ngày mới. Nhưng, việc đó cũng cần để mọi người có thể kết hợp với Đức Giêsu Kitô, nhất định là như thế.
“Đức Giê-su Ki-tô
vốn dĩ là Thiên Chúa
mà Ngài không nghĩ nhất quyết phải duy trì
địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,
nhưng Ngài đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ,
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
Ngài lại còn hạ mình,
vâng lời đến nỗi bằng lòng chịu chết,
và là cái chết trên thập tự.
Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài
và tặng ban danh hiệu
trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.”
(Phil 2: 6-9)
Chú thích để dẫn nhập
Ở đây, chúng ta sẽ xem xét sứ-vụ thừa-sai giai đoạn đầu của thánh Phaolô tại Maxêđônia, ở Châu Âu; đặc biệt là các thư do thánh-nhân ghi về sau và gửi về cho hai cộng đoàn đặc trưng nói ở trên. Trước nhất, là cộng đoàn Thessalônikê và sau đến là cộng đoàn Philípphê. Vậy, ta chỉ xét qua các sự việc thánh-nhân từng làm hồi còn ở Philípphê, như “sứ vụ” đầu đời của ông thôi. Sau đó, xét kỹ những gì thánh-nhân thực hiện ở Thessalônikê; để rồi, mới xét các thư do thánh-nhân viết cho cộng đoàn ở đây. Sau cùng, sẽ quay về lại với cộng-đoàn Philípphê để xem các thư viết về sau gửi kiều bào xứ Philípphê.
Vào độ trước, khi khởi đầu hành-trình do mình thực hiện, thánh Phaolô từng đến ở lại vùng Tiểu Á –nay là Thổ Nhĩ Kỳ- ở đó, ông nhận được “thị kiến thành Trô-a” thúc giục ông hãy đi Maxêđônia. Lúc ấy, thánh-nhân đem Timôthê, Silas và Luca cùng đi với ông. Sau đó, ông rời Châu Á để đi Châu Âu –điều này có tầm vóc hết sức quan trọng cho ý niệm ban đầu về Châu Âu. Ở Châu này, việc đầu tiên của ông là đặt chân đến với đất miền Philípphê, một thủ phủ cách vùng Tây Bắc gần cảng Nêapôlis của Maxêđônia, đi về phía Đông cũng dài đến 15 cây số ngàn. Nêapôlis, -tức Kavala hiện giờ- là phần đất mà thánh Phaolô từng đặt chân đến. Nơi đây còn là đường thông thương sống chết của Đế quốc chạy dài từ Đông sang Tây, ngang qua lộ tẻ Via Egnatia. Đất đá vùng Via Egnatia này, vẫn còn ghi dấu chân mòn rộn rã của thánh-nhân mãi đến ngày hôm nay. Đấy là lớp đá sỏi trên đó thánh-nhân từng vẹt mòn đôi dép cổ, để đi bộ. Ngày nay, đã có xa lộ thênh thang chạy vút từ Belgrade và sông Đanube theo cùng tuyến đường đi về vùng biển thênh thang, thoáng mát. Chuyện này, không thấy sách Công Vụ hoặc bất cứ thư mục vụ nào nhắc nhở đến chuyện thánh Phaolô từng giảng giải cho bất cứ ai ở đất miền Nêapôlis này. Trong khi đó, Philípphê lại không phải là thủ phủ chính của Maxêđônia, vào thời đó. Và nơi đó, cũng chẳng là thành phố ban đầu được thánh Phaolô đặt chân ghé đến. Trong khi đó, Nêapôlis lại có được vinh dự lớn đến là thế. Còn, Thessalônikê mới là thành đô của xứ miền Maxêđônia. Và Amphipôlis chỉ là thủ phủ chính của quê hương bạn mình. Về điểm này, sách Công Vụ đã ghi chép sự việc này không chính xác lắm.
Philípphê lúc ấy chỉ gồm một số rất ít người Do thái sống ở đây. Tính kỹ, cũng chỉ đếm đuợc chừng mươi nam-nhân là cùng. Nơi đây, lại không có hội đường, cũng chẳng có cao ốc hoặc phố chợ vùng thị thành, lắm người tập trung. Thế nên, thánh Phaolô cứ phải cuốc bộ nhiều dặm đường về miền Đông, mới đến được vùng ven sông cạnh đó, ngõ hầu tụ tập được một dúm người rất ít oi, đến để nguyện cầu. Đấy chỉ là nhánh nhỏ của sông con Strymôn và nơi này cũng chỉ đếm được có vài nữ phụ, lác đác cũng không nhiều. Trong khi đó, sách Công Vụ lại kể về một buổi thanh tẩy cho bạn đạo nọ ở Châu Âu thời tiên khởi; ở buổi đó còn chú thích là do thánh Phaolô chủ trì, được tổ chức ngay bên ngoài thủ phủ Philípphê, cũng không xa. Chính nơi này, người đọc nhận ra được một nữ thương gia khá giàu mang tên Lyđia và gia đình chị từng đến đây để sinh sống. Vì thế, ta mới có thể nói một cách văn hoa bóng bảy, rằng: Niềm tin khi xưa mang tính chất rất Châu Âu và Châu Âu khi ấy lại có niềm tin rất đặc thù…
Cũng nên biết, là: đến với Châu Âu thánh Phaolô chẳng mang thứ gì đi theo người, ngoại trừ độc nhất mỗi sứ điệp. Bởi, thánh-nhân không quen biết một ai. Và thông thường, ông vẫn lê đôi chân nghèo nhiều ngày liên tiếp, chứ làm gì có ngựa có lừa để mà cỡi. Tiền bạc dù có rủng rỉnh, thánh-nhân cũng chẳng làm sao tìm ra được công ty độc-mã hay tứ mã nào ở đây, để thuê mướn. Thời đó, chỉ mỗi giới quân nhân người La Mã là giới chức duy nhất có khả năng cỡi ngựa ở vùng này mà thôi. Thánh-nhân cũng chẳng khi nào đứng trên bục gỗ hoặc thùng hàng để giảng cho mọi người nghe, về chuyện Đạo. Và, thánh-nhân chỉ muốn kết hợp mọi người thành hệ-thống gia-đình mà ông từng quen biết ở hiện trường lao động/thừa-sai tựa hồ như đồng nghiệp ngành lều/bạt và cả đến đồng Đạo quanh quẩn ở hội đường, thôi.
Thánh Phaolô rời khu vực đó, để đến với Thessalônikê, ngang qua lộ tẻ Via Egnatia, như mọi người đều biết. Quan toàn quyền La Mã, cũng từng sinh sống ở nơi này. Binh đội La Mã thì đồn trú rất qui mô, đông đúc tại trại binh chốn ấy. Thành thử, truyền thống sắc tộc độc đáo và cung cách hành nghề ở đây, cũng đều do những người như thế phổ biến, vẫn rất rộng. Có thể là, thánh Phaolô từng bị giới cầm quyền La Mã ép buộc phải bỏ xứ Philípphê nổi cộm này là vì ông dám có động thái công khai hoặc ngấm ngầm chỉ trích Xêda của họ, khi ông lớn tiếng bảo rằng: Đức Giêsu Kitô chính là Đức Chúa và là Đấng Thiên Sai mọi người đợi trông. Có một lúc, có lẽ do hành tung mang tính chất rất quân sự, nên khá nhiều bạn Đạo ở Philípphê có thể cũng đã phải hy sinh vì Đạo nghĩa. Cũng có thể, một số vị từng trách cứ thánh Phaolô về chuyện ấy. Và lúc đó, thánh-nhân đành phải tạo “thành tích” với các vị trong Hội thánh ở Thessalônikê hệt như một người có thể cũng dễ bị hành quyết, chết cho Đạo như đã xảy ra ở thủ phủ Philípphê, nhưng ông kịp thời thoát mạng trong gang tấc.
-----------------------
Thessalônikê
-Xem Michael Tellbe, Paul between Synagogue and State: Christians, Jews, and Civic Authorities in 1 Thessalonians, Romans, and Philippians, Stockholm, Almqvist and Wiksell, 2001.
Vào độ năm 50 sau Công nguyên, có ba đấng bậc trổi bật, là; Phaolô, Silvanô và Timôthê đã quyết cuốc bộ đến Thessalônikê từ phía Đông, dọc lộ tẻ Via Egnatia. Các vị thừa sai này lại đã rao báo về một Đấng Bậc vốn cũng là người Do thái nhưng ít người biết đến và Ngài đã làm và đã nói lên rất nhiều điều phi thường, Ngài đã bị đóng đinh vào thập-giá do bởi vua quan đám cầm quyền người La Mã cứ o ép/bách hại, nhưng Ngài đã được Thiên Chúa-là-Cha nâng nhấc để Ngài có cuộc sống rất trỗi dậy. Các vị giảng thuyết này, lại nhấn mạnh một điều, là: kỷ nguyên mới đang trờ đến và “tương lai/mai ngày” đã có mặt ở thời hiện tại, ngay bây giờ. Và, các ngài còn nói: đối chọi lại những gì lâu nay được đế quốc La Mã tuyên truyền, đấy chính là Tin Mừng thật sự, cho mọi người. Nếu sách Công Vụ được tin là tài liệu ghi chép chính xác về điểm này -và theo tôi nghĩ: thì sự việc này, Sách Công Vụ ghi cũng đúng, thì chuyện ở trên xảy đến vào trước thời tổng trấn Galliô ta biết được, là nhờ vào bia đá có khắc ghi dấu vết xảy đến từ năm 51 đến năm 52, thôi. Trong thư gửi giáo đoàn Philípphê ở đoạn 4 câu 15, thánh Phaolô gọi đây là: “Khởi đầu Tin Mừng rất khích lệ”.
Nhiều người lại vẫn tin rằng: kiều bào ở đây hầu hết có quá khứ/lý lịch thuộc sắc tộc không phải là Do thái. Một số vị khác lại cứ nghĩ: thủ phủ này, thời ấy, đã có số người Do thái ngụ cư ở nơi đây cũng không nhiều. Dù sách Công Vụ có nói điều gì thêm nữa, thì chi tiết ghi trong đó có chính xác không, đó mới là vấn đề. Thật ra thì, chẳng dữ kiện nào chính xác đủ hoặc có theo cung cách sử học hoặc khảo-cổ-học không, ta mới có thể dựa vào đó mà đoan quyết về số cư dân từng sống ở đó. Trong các thư do thánh Phaolô ghi, cũng không thấy thánh-nhân đả động gì đến chuyện có liên quan đến tục “cắt bì” hoặc luật ăn uống, hết. Phần đông người ngoại giáo ở đây, đều thuộc giới thủ công nghệ, hành nghề tay chân, thôi.
Định vị nơi này, chẳng mấy chốc đã thấy có sự hiềm khích chống lại động-thái của thánh Phaolô cũng như của nhóm thừa sai cũng không đông cho lắm ở miền đó. Thế nên, thánh-nhân buộc phải giã từ thủ phủ nổi tiếng này mà ra đi và một lần nữa, và ông lại hướng về phía Nam mà đi xa thêm. Cuối cùng, thì: khi đặt chân đến Côrinthô, thánh-nhân bèn sai đồ đệ là Timôthê về lại Thessalônikê để kiểm tra tình hình ở nơi đó xem thế nào. Timôthê đã tường trình trở về lại rất đúng lúc để bảo rằng: tình hình xem ra có vẻ không ổn chút nào, vì đã có sự chộn rộn chao động đang nhen nhúm giữa nhóm/hội đồng đạo tin vào Chúa, nhất là về vấn đề người quá vãng; tức: vẫn có nhiều người thắc mắc, hỏi rằng: phải chăng sự chết đã lấy mất đi khỏi họ mọi chúc lành và ân lộc của Thiên Chúa? Và, hễ ai chết, họ có bị mất hết ân huệ cứu rỗi được Đức Chúa cam kết không? Ai tin Chúa đã sống lại, có bị án chết đời đời không?
Chính vì thế, thánh Phaolô đã quyết định phải có thư cho cộng đoàn Thessalônikê để giải thích cho mọi người hiểu. Thư này được viết vào năm 50-52, ở ngay tại Côrinthô. Chừng như, thư được viết dưới danh nghĩa là do Phaolô thánh-nhân, Silvanô và Timôthê gửi, nhưng phần chính đều do thánh-nhân đọc cho thư ký viết. Điều chắc chắn mà ta có được, là: nội dung thư, đã thấy có trên văn bản, chí ít là vào năm 200 sau Công nguyên, cũng thấy xuất hiện nội dung ở cảo bản Chester Beatty Papyrus. Đây chỉ là bức thư đơn giản, không do gom góp lấy từ thư khác. Thư này được viết theo dạng thư-từ giao-dịch kiểu lễ tân vào thời đó, thế thôi.
Thư cho thấy: lúc đó đã có chống đối nổi lên từ bên ngoài cộng đoàn Đạo Chúa, do nhóm “dân quân địa phương”, là tên gọi để chỉ cả người Do thái lẫn Dân ngoại chủ trương. Việc chống đối không nhắm vào cộng đoàn do thánh Phaolô thiết-lập hoặc vào cộng sự viên trông nom cộng đoàn. Cũng chẳng chống lại tín hữu nào từng sinh hoạt vào thời đó, nhưng lại đánh thẳng vào sứ điệp của Tin Mừng. Bởi, đối với một số người, thì sự việc được đề cập ở trong đó, thật khó mà tin. Cộng thêm vào đó, là sự kiện quyết được rằng: đòi hỏi sống thực sự yêu cầu phục sinh quả là mục tiêu phân rẽ cộng đoàn kẻ tin do tính xã hội của nó. Thành thử, hệ thống xã hội của các vị này lúc đầu cũng đổi thay, có khi còn thê thảm hơn mọi người dự tưởng.
Ta không thể biết đích xác con số các vị sống trong cộng đoàn được bao nhiêu vị đã qua đời và trước khi chết, các vị sống ra sao? Bao nhiêu vị chết cách êm ả? Chuyện chết chóc xảy đến với các vị như thế nào? Có phải các vị đều tử vì đạo? Sự việc này, cũng chẳng tác động gì lên lý lẽ/nội dung của thư mà mọi người đề cập. Thật ra, vấn đề chỉ là: kiều bào Thessalônikê khi ấy vẫn buồn sầu/khổ não chẳng hy vọng gì. Các vị vẫn tỏ ra như thể quan niệm sống, lúc ấy, của các vị vẫn giống trước khi gia nhập Đạo, tức quan niệm về thế giới không còn theo kiểu của người Do thái nữa. Và, một điều nữa, là: trước đây các vị đều cho rằng mình đã có lý, trước khi quay lưng lại với thần-linh/ngẫu tượng nhưng nay đã quay về với Đức Giêsu, cũng là chuyện tốt. Trong thư này, thánh Phaolô có khuyên răn các vị sống ở thủ phủ nói trên chớ nên buồn sầu/khổ não hoặc than khóc như những người ngoài Đạo. Bởi, Đức Giêsu, Đấng đã sống lại và nay Ngài về với Chúa Cha sẽ cứu vớt mọi người và cả những người đã chết. Việc Chúa phục sinh mang ý nghĩa rất rõ, là: nhờ Chúa hoàn tất cứu độ mọi người khỏi mọi lỗi tội và sự chết. Ngài làm việc này một cách công khai, ngay trước mắt, rất nghiêm túc cả vào lúc Ngài đến lại như Vua Cha, thời mai hậu. Và khi đó, cả người sống lẫn kẻ chết sẽ cùng nhau san sẻ hết mọi thứ ở Vương Quốc Nước Trời. Kết cục, thánh Phaolô lại đã khích lệ nhóm của ông hãy sống vững chãi trong niềm tin vào Đức Chúa duy nhất chỉ có Một. Và, mọi người hãy sống có luân lý/đạo đức trong tương quan dục tình, theo phương án ta đạt được từ niềm tin tưởng vào sự sống lại, rất mai hậu.
Kiều bào Thessalônikê khi ấy đã bị giao động về tư tưởng có liên quan đến tận thế và sống lại. Nhưng họ vẫn thấy khó mà tin. Kiều bào Thessalônikê thuộc thế hệ đầu đã báo hiệu thời khắc đi vào Đạo Chúa, là: đi vào với với thế giới đích thực ở thời cổ. Và thánh Phaolô, lần đầu tiên viết thư luân lưu cho cộng đoàn do mình thành-lập, đã tự ràng buộc mình bằng khí cụ chính trị nên thánh-nhân xem ra cũng quyền phép lắm. Theo Helmut Koesler thì: thư thứ nhất Thessalônikê là “thư về tín hữu Đạo Chúa đang thành hình.” Thư đó là những giòng chữ đầu của Tân Ước.
Lời tựa đầu về thư thánh Phaolô.
Thật ra, thời đó đã có một thứ gọi là “phố chợ tôn giáo”, ở xứ/miền này. Tức: vẫn có các bậc hiền triết lang thang, có ngôn sứ thuộc đủ loại từng khất thực, có cả các nhà ảo thuật, hoặc lang “vườn” cũng như dân bịp ở khắp chốn, đều vẫn ưu tư/quan ngại. Nhưng, thánh Phaolô đã tự tách ly khỏi đám nguời như thế. Và như thế, lại có hiện tượng thu hút quần chúng ngay trong cộng đoàn ở nơi này. Và, thánh Phaolô cũng tự tách rời khỏi nơi họ. Tín hữu Đạo Chúa –và cả người Do thái ở đó- đều kỳ vọng vào việc Chúa quang lâm sẽ đến lại. Về việc này, thánh Phaolô đã đồng ý với những chuyện như thế; và, thánh-nhân lại vẫn nghĩ rằng: chuyện như thế cũng sẽ xảy ra vào thời thánh-nhân vẫn còn sống. Tín hữu thời đó, đều tự vấn-nạn chuyện các vị đã qua đời. Về việc này, thánh Phaolô có nói: các vị đều sẽ trỗi dậy; và, tất cả đều sẽ gặp Chúa.
Thánh Phaolô đối đáp vấn nạn của kiều bào Thessalônikê bằng một cam kết về sự “sống lại” bằng vào sử dụng ẩn-dụ mà ai cũng hiểu –tức: diễn giải sự sống lại theo nghĩa “tái quang lâm” tựa như sự có mặt của hoàng đế vào khi ông ta chinh phục toàn đế quốc La Mã này. Thánh Phaolô, bằng vào việc giảng rao Tin Mừng, cũng đã kể cho mọi người biết, là: việc đó như thể Hoàng đế La Mã cũng sẽ “quang lâm”/trở về lại những nơi mà ông từng chinh phục. Vậy thì, Đức Giêsu cũng sẽ “tái quang lâm” cách chung cuộc ở bất cứ nơi nào. Và lúc ấy, những người đã chết –nhất là các đấng tử vì đạo cùng các vị bị quẫn bách ở Philípphê- cũng sẽ gặp được Chúa trước nhất. Điều này làm mọi người nhớ đến chi tiết mỗi khi Hoàng đế La Mã đi tới đâu, đều có kiệu rước theo hầu, và ông thuờng ngang qua mộ phần của người chết ở ngoại ô thành phố mà xem xét. Đây cũng thế, mọi nguời sẽ đi vào thành phố với Đức Giêsu, một cách rất phấn khởi.
Ở đây cần nhấn mạnh một điều là: đây không phải là trường hợp định lại vị trí trên Thiên quốc với Đức Giêsu, mà là: kết hiệp với Ngài. Và những ai còn sống trong thành phố, sẽ theo cung cách biến đổi thành phố ở đây, cả về tính cách xã hội cũng như chính trị.
Một lý do nữa, là: vì các vị cần cải tân thân xác mình, và chính các vị mới phải làm thế với lý do tham gia đường lối tái tạo “xác thể” mới theo nghĩa chính trị. Đáng lý ra, thì duy nhất chỉ có một cuộc “Tái quang lâm” thôi. Và, duy nhất chỉ có một tiến trình biến đổi ngang qua cuộc sống với thế giới, mới là điều cần thiết. Thật ra thì, tiến trình này đã khởi đầu bằng sự sống lại của Đức Giêsu. Và sự việc này còn tiếp diễn. Xem thế thì, cũng nên hiểu “Sống lại” theo nghĩa tiêu biểu của người Do thái mới đúng nghĩa tiêu biểu, đó là sự trỗi dậy của tất cả mọi người theo nghĩa rất chung, nhưng chỉ nên xem đó như tiến trình bắt đầu từ sự Phục Sinh của Đức Giêsu. Điều này, khiến cho toàn bộ thế giới trở thành chốn sống hài hoà, có công lý chính trực. Kết quả là tình thương được phổ biến khắp chốn. Thánh Phaolô tưởng tượng rằng: việc Chúa “tái quang lâm” đến lại sẽ khởi động những chuyện như thế sẽ xảy ra ngay trong thời mình sống hoặc thời của những người cùng sống với Ngài. Thánh-nhân đã tính sai ngày tháng và niên đại. Và, xem ra thánh-nhân cũng không chắc chắn gì mấy về ngày tháng cũng như cả đến tư tưởng này nữa: ông có nói là chuyện đó xảy ra như thể kẻ trộm ghé về đêm, thành thử chẳng ai biết được ngày giờ nó trờ đến. Thế nhưng, thánh-nhân cũng đã cải tân ý tưởng nền tảng này. Bởi, muốn xem sự trỗi dậy cũng rất chung như một tiến trình diễn tiến theo tính năng động ngay tại nơi mình lao động, đó là chuyện mới theo tầm nhìn của Do-thái-giáo mang nặng tính Pharisêu và đã hiển hiện ở nền tư tưởng của tín hữu Đạo Chúa thời tiên khởi.
“Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối. Vậy chúng ta đừng ngủ mê như những người khác, nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ. Ai ngủ, thì ngủ ban đêm; ai say sưa, thì say sưa ban đêm.8 Nhưng chúng ta, chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy sống tiết độ, mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ.” (1Thes 5: 5-8)
Cùng lúc đó, vẫn có quan điểm/lập trường vững chãi quyết tập trung vào việc sử dụng ẩn-dụ hoặc “tái lâm” ngay ở đây. Qua kinh nghiệm sống của mình, thánh Phaolô quả đã không tin rằng sự chết còn có thể diễn tiến -chí ít là cái chết theo nghĩa “chấm hết”/dứt đoạn, vẫn chưa xảy đến chút nào!!
Tuy nhiên, quan điểm này lại đã khiến cho giới mộ đạo ở Thessalônikê thêm rối rắm do có nghi ngờ rằng chuyện rắc rối thực sự nằm ở việc người Thessalônikê coi đó như một chỉ dẫn chuyện thần thiêng nên chẳng đoái hoài gì. Nếu chuyện ấy đúng, thì người chết sẽ để mất cơ hội được thấy Đức Giêsu đến lại trong vinh quang như vua cha; và như thế, người người có cũng bị vụt mất ơn cứu độ Ngài mang đến, chăng? Thánh Phaolô cũng thông cảm. Không. Không chỉ thế. Thánh-nhân vẫn chủ trương phải san sẻ với người đã chết cũng một ơn cứu rỗi này khi Chúa đến. Thánh Phaolô kể cho đồng Đạo biết cách mà tính toán/đếm đong những gì là tích cực. Niềm tin của mọi người vẫn rất tốt, vẫn thoả đáng, dù không thành toàn. Tình thương họ được dạy để thi hành là do có sự hiện diện của Chúa ở giữa họ. Nhưng, niềm hy vọng của họ vẫn cần được cải tân. Nên, thánh-nhân lại đã bảo: chắc chắn một điều, là Thiên Chúa sẽ tuyển chọn họ đương nhiên là điều phải lẽ qua cung cách họ nhận lãnh Tin Mừng ngay từ buổi đầu?
Lâu nay, vẫn thấy có sự lẫn lộn về điều mà thánh Phaolô muốn nói ở đây. Chừng như, mọi người có cảm tưởng rằng trong bản diễn dịch, ra như có một thứ gì đó giống một cạm bẫy chường ra cho ta, về ngày giờ Chúa đến lại. Điều này là do có sự mù mờ nơi tiếng A-ram/Do thái được thánh-nhân vận dụng để nói cho mọi người nghe biết khi ông còn ở lại với xứ miền Thessalônikê. Chẳng hạn như cụm từ “hebel” bên tiếng Aram lại có hai nghĩa: đó vừa là cạm bẫy, vừa là cơn đau quặn khi ở cữ. Nghĩa là, thánh Phaolô muốn nói đến các khó khăn hiện tại giống như người đàn bà đau đẻ, và thế giới này vẫn không chết, mà chỉ như người mẹ đang ở cữ sinh con, dù đó có là sự việc tái quang lâm, Chúa lại đến.
Thánh Phaolô không để luột mất cơ hội khuyến khích người mộ đạo thời ông sống, là: hãy có cuộc sống luân lý tốt đẹp, ở đời này. Thánh-nhân nhắc lại quan niệm của người Do thái vẫn nhìn về ngày cánh chung, rất ưu thế. Điều này nói lên rằng chúng ta đang sống trong một thế giới đầy tội ác do sự dữ/ác thần khuynh loát. Vì thế nên, luôn có sự phấn đấu rất liên tục giữa sự dữ và uy lực hiền từ vào mọi lúc. Nhưng, xem ra sự dữ thường thắng thế. Con người, vẫn tham gia vào cuộc chiến phấn đấu có tính cách nước đôi này và đôi lúc cũng thấy họ dạt nghiêng về phía đúng đắn (như con cái sự sáng) hoặc phe nhóm chuyên hờn giận (như con cái của tối tăm). Thế nhưng, Thiên Chúa vẫn có kế hoạch để chấm dứt cuộc đấu tranh giành phần thắng lợi.
Thiên Chúa sẽ lại can thiệp giải quyết bằng đường lối thảm khốc và bằng cuộc chiến đấu qui mô cuối cùng sẽ xảy đến giữa sự dữ và sự tốt lành/hiền từ để rồi chung cuộc thì sự tốt lành/hiền từ sẽ toàn thắng. Và những điều như thế sẽ xảy đến cũng rất chóng. Và, trong cơn giận lôi đình của Thiên Chúa, các uy lực tà thần dù có sự lãnh đạo của Satan (hoặc Bêlian hoặc tên tuổi nào khác được nhân-cách-hoá) cũng sẽ tàn phai hoặc bị Chúa huỷ diệt, mãi muôn đời. Quan niệm đương thời của người Do thái lại vẫn nói: Thiên Chúa sẽ gửi đến cho ta một hoặc vài ba nhân vật rất quan trọng, tựa hồ vị tư tế đã xức dầu hoặc ngôn sứ, hoặc vua quan, chiến sĩ hoặc tất cả những vị nào giống như thế, nhất nhất đều đóng vai trò quan yếu trong chiến thắng vinh quang của Ngài. Và với thánh Phaolô, thì dĩ nhiên Đấng đó là Đức Chúa Phục Sinh sẽ lại đến vào thời tái quang lâm, cũng rất gần.
Chính Thiên Chúa hoặc sứ giả của Ngài sẽ phân xử và phân rẽ tách bạch người tốt khỏi kẻ xấu. Có thể là, khi người chết trỗi dậy cũng sẽ phải trải qua một lựa lọc tựa hồ như thế. Và, người đã trỗi dậy (hoặc vẫn còn sống lúc đó) sẽ được Thiên Chúa muôn đời chúc phúc mà ở với Ngài trong công cuộc tạo dựng này hoặc ở vương quốc/thế giới rất thiên đường. Còn, thân phận của kẻ xấu cũng ra như uy lực của ác thần/sự dữ, gọi là Satan là kẻ sẽ phải đối đầu trước cơn lôi đình này.
Cũng không rõ, là: bức thư thánh Phaolô ghi có đem lại kết quả gì không? Chừng như, một thời gian sau, nhiều vị ở Thessalônikê đã nắm bắt được ý tưởng thánh Phaolô đưa ra, rất đàng hoàng. Có lời nhắn gửi đến các vị này để bảo rằng: Ngày của Chúa đã đến rồi. Trong trường hợp đó, không chỉ mỗi người quá cố mà cả những người còn sống đều vẫn ở trong ơn cứu độ Chúa ban tặng. Đối đáp tình trạng này, thánh Phaolô lại viết tiếp thư thứ hai gửi giáo đoàn Thessalônikê để giải thích. Theo một số nhà chú giải, thì: thư thứ hai này hầu như không do chính tay thánh Phaolô soạn thảo mà là do ai đó có mặt trong cộng đoàn truyền thống của thánh-nhân ghi lại, mãi sau này. Xét giọng điệu viết trong thư, hẳn người đọc cũng nhận ra được sự khác biệt giữa hai thư nói trên. Thứ thứ nhất Thessalônikê được viết, là viết về những gì đồn đoán về tương lai/mai ngày (cả đến chuyện Chúa tái quang lâm, cũng thế). Còn thư thứ hai Thessalônikê, thì thay vào đó, lại cổ võ chuyện tái lâm mau xảy đến và cũng góp phần để sự việc sẽ xảy đến, rất chắc chắn…
Thư thứ hai Thessalônikê bắt đầu bằng những lời chào như thế này:
“Chúng tôi là Phao-lô, Silvanô và Timôthê, kính gửi Hội Thánh Thêssalônikê ở trong Thiên Chúa là Cha chúng ta, và trong Đức Giêsu Kitô. Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Giêsu Kitô ban cho anh em ân sủng và bình an.” (2Thes 1: 1-2)
Và khi kết thúc thư đầu tay này, thánh-nhân lại cũng viết những giòng cuối có lời chào hỏi do tự chính ông, như sau:
“Chính tôi, Phaolô, tự tay viết lời chào này. Đó là chữ ký trong tất cả các thư của tôi. Tôi viết như thế đó. Chúc tất cả anh em được đầy ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” (2Thes 3: 17)
Đó là cung cách cũng rất riêng của thánh-nhân mỗi khi ghi thư gửi giáo đoàn các nơi. Về chuyện này, một số nhà chú giải lại đã đổi ý, lúc thì công nhận thánh Phaolô là tác giả của thư này, cho đến hôm nay, lại nói khác bảo rằng: thư này không do thánh-nhân tự tay viết hoặc do chính miệng ông đọc cho thư ký ghi. Nghiên cứu kỹ, ta sẽ thấy đây là một loại thư nhái có tính toán cốt để lập lại ý tưởng được ghi trong thư thứ nhất, nhưng đã cập-nhật-hoá cho hợp thời. Các nhà chú giải khác lại nhận rằng thánh Phaolô là tác giả của thứ thứ hai Thessalônikê và còn thêm: nội dung thư thứ hai này được đưa vào thư Côrinthô, chỉ xuất hiện sau thư Thessalônikê có vài tháng, thôi. Rõ ràng là, người đọc thứ thứ nhất Thessalônikê vì không hiểu kỹ những điều viết trong đó, nên tác giả mới quyết định viết thư thứ hai sau đó không lâu là cốt để hiệu đính lá thư đầu. Thành thử, có thể nói không sai rằng: thư thứ hai Thessalônikê là thư được chỉnh sửa đôi điều về lập trường đã viết trong thư thứ nhất, mà thôi.
Có vị lại còn cho rằng thư thứ hai này cũng do chính thánh Phaolô, Silas và Timôthê gửi đi như đã gửi thứ thứ nhất, thế nhưng địa chỉ nơi nhận có thể mang tính giả tưởng, nếu ta xét kỹ nội dung. Bởi, mục đích của thư thứ hai đi ngược hẳn ý tưởng ghi trong thư thứ nhất. Tức, muốn nói về ngày sau hết, rất thế tận. Điều đó, còn đi ngược lại cả tư tưởng của thánh Phaolô về việc Chúa tái lâm coi như rõ mồn một, rất cấp kỳ. Điều này do có nhiều dấu chỉ cho thấy những gì được kỳ vọng sẽ đi theo cùng với “ngày tái lâm” vẫn chưa thấy xảy đến. Tức, mọi người vẫn cứ hiểu là chuyện ấy sẽ được dời ngày, đoạn tháng. Kết cục thì, vẫn cần đến một thứ trật tự trong cộng đoàn hội thánh Chúa, là tổ chức rất chính đáng. Ở đây cũng nên thêm một chú thích để mọi người thấy rằng: các dấu hiệu xảy đến là về “bội giáo”, tức một mục nát/suy sụp về luân lý nói chung, cần có “Đấng không lý gì đến luật lệ” sẽ trỗi dậy, tức: tương tự như những gì được nói đến ở thư khác là sự hiện diện của vị nào đó được gọi là “Phản Kitô”.
------------------------
Philípphê
Thánh Phaolô thực sự rất cảm mến cộng đoàn do mình lập ở Philípphê. Đây là xứ miền đầu tiên, ông đặt chân đến ở Hy Lạp, cũng một Châu Âu. Cộng đoàn hội thánh ở đây thực sự “có chỗ đứng thường xuyên trong tâm can của thánh-nhân”. Thánh-nhân mở lòng mình ra với các vị ở nơi đó, như có lần thánh-nhân từng thổ lộ tâm tình mình về những sự bực bõ ông gặp ở nơi khác. Thánh-nhân kể cho các vị ở đây nghe về những chuyện như ta vừa thấy, chẳng hạn như: chuyện thánh-nhân tự định danh chính mình với Đức Giêsu và nhất là về những lời tự sự mà thánh-nhân diễn tả về việc Chúa “trút sạch” Thân Mình Ngài.
Tuy nhiên, nói thế tức diễn giải một sai sót cả về thủ phủ Philípphê này nữa. Bởi, phần đông tôn giáo của xứ vùng này vẫn đồng loạt thờ thần “mắn đẻ” Artêmis (tứ Diana). Đây chính là đạo giáo chuyên thờ nữ thần, vẫn khích lệ động-thái xuất-thần, hiểu theo nghĩa nhập-định thần bí có động tác thác loạn, cuồng si đến cực độ. Khi thánh Phaolô nói về việc định danh/định hình với Đức Giêsu, là lúc thánh-nhân liên tưởng đến thái độ và động-thái thường vẫn thấy các tôn giáo khác vẫn làm thế. Khi ấy, mọi người đều liên tưởng đến tình trạng thay thế cho niệm-thức rất rõ, tức một loại xuất-thần/nhập định rất linh đạo.
Thánh Phaolô đành nói cho bạn bè hiểu rằng ông muốn nói đến trạng huống chính trị chứ không phải linh đạo, thiêng liêng. Thánh-nhân vẫn giữ lập trường chính trị y như cũ giống như Đức Giêsu từng chủ trương, tức về phe với những người bị o ép/bách hại để rồi không có lý gì mà lại đi đến thái độ kỳ thị, hoặc chống báng. Kết quả, điều thánh-nhân đạt được không phải là sự xuất-thần, mà là những gì Chúa từng có –tức mọi năng lực của hệ-thống tiêu-cực đều dồn vào Đức Giêsu, lúc bấy giờ, và cũng dồn vào thánh-nhân, rất cùng lúc. Điều đó đã “trút sạch” mọi tơ tưởng ở nơi ông, cả đến giấc mơ, mộng mị về sự sống lại có thể tạo cho thế giới gian trần. Thánh-nhân bắt đầu nhận ra rằng: tất cả đều có thể xảy đến trong một ngày, nhưng không bằng sự thành toàn của chương trình mà thánh-nhân định ra hoặc ngang qua kết quả mình có được, mà là ngang qua sự thể biến mình thành hư không/trống rỗng, vẫntrút sạch mọi giấc mộng nào như thế. Đây là sự tự hạ mình dẫn đến uy lực phục sinh/trỗi dậy, chứ không dùng quyền uy, thế lực nào của mình hết. Điều, thánh-nhân mặc lấy cho mình chỉ là những nhức óc/đau đầu hoặc đâm nhói tim gan mà người Hy Lạp gọi đó bằng cụm từ rất ý nghĩa như “thlipseis”.
Việc thánh-nhân nguyện cầu, không phải là xuất-thần. Bởi, ông tự tinh-giản chính mình thành trạng thái chẳng là kinh nghiệm linh đạo mang ý nghĩa gì hết; và cũng chẳng có lời nào diễn tả những gì là hư không/trống rỗng ở đó hết. Thánh-nhân chỉ mỗi tin tưởng và nhìn về một tương lai/mai ngày chưa xảy đến… Có thể, đó là cung cách thực tiễn hơn cốt để trở nên loại thần bí, đích thực! Tuy nhiên, điều đó cũng chẳng hay ho gì để ta đem quảng cáo với người mới nhập môn, vẫn còn hăng hái, hứng thú!
Muốn hiểu rõ chuyện này, có lẽ cũng nên hướng về với Êphêsô, như để có chút lo ra hay lạc đề. Có như thế, mới dễ hiểu.
(còn tiếp)
______________________
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch.