Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Mù quáng phi lý

Tác giả: 
Trầm Thiên Thu

 

 

MÙ QUÁNG và PHI LÝ

 

PHI LỘ – Tác giả bài viết này là Frank Cronin đã từng thề là vô thần, có bằng thạc sĩ về Thần Học của ĐH Regent. Nghiên cứu của ông bao gồm ĐH Harvard, ĐH Columbia, Tông Đồ Đoàn (Holy Apostles College) và Chủng Viện (Seminary). Và rồi ông đã gia nhập Công giáo năm 2007.

 

Từ danh sách các sách loại bestseller (sách bán chạy như tôm tươi) tới các chương trình talk show (chương trình đối thoại phát thanh hoặc truyền hình), các sứ giả của chủ nghĩa vô thần (CNVT) tuyên bố các chiến thắng của họ đối với Kitô giáo và tôn giáo. Trường hợp của họ hoàn tất và chiến thắng cuối cùng của họ được bảo đảm, họ hướng tới tương lai của một nền văn hóa vô thần và thế giới vô thần, có lần các pháo đài cuối cùng về niềm tin gay gắt tấn công sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật.

 

Đối với họ, cuộc chiến giành trí tuệ của con người hiện đại chỉ là vấn đề thời gian. Cuộc xung đột bùng nổ dữ dội 500 năm qua đã chấm dứt. Tất cả các chiến thắng quyết định đã thắng cuộc. Tôn giáo rút sự quay cuồng khỏi các thất bại khủng khiếp này một cách nhục nhã. Bị thất bại, mất tổ chức và chán nản, sự tín nhiệm của Kitô giáo bị nghiền nát hoàn toàn trong con mắt của những người có uy tín được tỉnh ngộ trên thế giới.

 

Chính Thiên Chúa giáo lảo đảo trên sự suy sụp hoàn toàn, lần lượt các tín đồ từ bỏ đức tin của cha ông họ. Các huyền thoại cổ xưa, các truyền thuyết và truyền thống suy sụp trước sự rùng mình dữ dội của khoa học và sự xâm nhập ngấm ngầm của tính hiện đại.

 

Chiến thắng hoàn toàn gần kề. Những gì còn lại là thu gom các dấu vết cuối cùng của sức đề kháng tôn giáo: Những người quá khích thiếu suy xét, những người thần bí xúc cảm và những người theo trào lưu chính thống cuồng nhiệt. Đã đến lúc hoạch định một thế giới mới không bị gò bó theo kiểu xưa của luân lý tôn giáo, không bị ảo tưởng về tín lý, không bị ảo giác về chân lý, mục đích, và một Thiên Chúa yêu thương công bình.

 

Nhưng, các tường trình về cái chết của Kitô giáo đã bị phóng đại thái quá. Vì các dấu hiệu này đã khiến trường hợp của họ bằng sự khoa trương và lố bịch hơn là bằng lý lẽ và sự kiện. Khi họ dùng lý lẽ, nó giống lý lẽ của dân buôn bán, giới nghệ sĩ chuyên nghiệp hoặc chính khách hơn là lý lẽ của nhà luận lý học thẳng thắn hoặc lý lẽ chung của một người bình thường.

 

Nhiều sứ giả nổi trội này áp dụng và vận dụng sai lý lẽ và khoa học để xói mòn tính tín nhiệm và nội dung của đức tin Kitô giáo. Họ đã dùng các lý lẽ để xây dựng trường hợp của họ cho một vũ trụ vô thần và các vũ khí khoa trương để thúc đẩy viễn cảnh vũ trụ của họ đối với dân chúng. Các dụng cụ và các vũ khí này không thuộc về họ. Chúng thuộc về chúng ta.

 

Đối với hầu hết niềm tin cốt lõi và nền tảng của các sứ giả vô thần này chỉ là chiều kích thực tế vì vũ trụ là vật hữu hình, thế giới của các cảm giác, thế giới vật chất. Đây là lý do mà cách vận dụng khoa học của họ là chính đối với trường hợp của họ về CNVT. Đối với họ, nếu các vật không thể quan sát bằng ngũ quan, không nhờ sự giúp đỡ của tiến bộ kỹ thuật hoặc phép ngoại suy toán học (mathematical extrapolation) thì các vật đó không hiện hữu. Ở mức thiển cận và bằng một số cách dè dặt, đó là thật. Tới một điểm nào đó. Một điểm rất gần, rất hẹp hòi và rất hạn chế.

 

Khoa học xử lý hiệu quả nhiều phương diện của vũ trụ vật chất. Nhưng nó cũng dựa nhiều vào lý lẽ theo khái niệm. Lý lẽ chứ không phải vật chất. Đó là tinh thần. Đó không là vật có thể sờ mó. Đó là thứ không thể sờ mó. Nhưng hoạt động của não là vật chất và có thể quan sát. Bạn có thể thấy não bằng dụng cụ hợp lý. Như vậy, khi nó suy nghĩ, lý luận, cần có sự phân biệt chủ yếu trong trí tuệ. Hoạt động của não không thể sờ mó. Lý lẽ cũng vậy.

 

Nhưng lý lẽ là một phương diện chính của khoa học. Vì khoa học nối kết những thứ có thể sờ mó và những thứ không thể sờ mó, những thứ là vật chất và những thứ là tinh thần, những thứ có thể quan sát và những thứ có thể suy luận hợp lý. Nếu không, chúng ta không có khoa học và kỹ thuật.

 

Nhưng đối với người vô thần, những người tưởng mình là vô địch về khoa học, luôn luôn có hoạt động của não. Không gì hơn. Đối với họ, lý lẽ là ảo tưởng, không thể sờ mó, không thể thấy dù sử dụng bất cứ loại dụng cụ nào. Nếu không thể thấy thì lý lẽ không hiện hữu.

 

Đối với người vô thần, chỉ có hoạt động của não hiện hữu vì nó là vật chất và có thể quan sát. Đối với họ, hoạt động của não là phương diện thực tế duy nhất của bất cứ lý luận nào, dù tốt hay xấu, xác thực hay giả mạo, vững chắc hay lầm lẫn. Nhưng, đối với những người nhận ra chiều kích không thể sờ mó đối với vũ trụ, lý lẽ chỉ hơn hoạt động của não. Nó thực tế và hợp pháp. Lý luận có thể được đánh giá tùy theo quy luật về lý luận.

 

Có lẽ một ví dụ sẽ giúp làm sáng tỏ. Hãy tưởng tượng việc bỏ phần trên của cái sọ và quan sát hoạt động của não. Bạn sẽ thấy gì? Hoặc tưởng tượng việc dùng máy theo dõi hoạt động của não. Bạn có thấy các tư tưởng? Có thấy chúng lý luận? Không. Bạn chỉ có thể thấy hoạt động của thần kinh. Đó là nơi mà những người vô thần dừng lại. Họ dừng lại vì các tư tưởng chỉ là một ảo ảnh, một ảo giác do não tạo ra.

 

Nhưng, dù cho bạn có thể thấy lý luận của chúng, làm sao bạn biết nếu đó là tốt, xác thực và vững chắc? Bạn sẽ không biết. Bạn không biết vì quy luật của lý luận, cấu trúc của nó và tính hiệu quả là không thể sờ mó và không thể quan sát đối với sự kiểm tra của vật chất. Chúng là tinh thần và chúng sẽ không được phát hiện trong thế giới vật chất. Chúng thuộc lĩnh vực không thể sờ mó của thế giới. Chúng thuộc lĩnh vực cố hữu của vũ trụ, một vũ trụ vừa có thể sờ mó vừa không thể sờ mó.

 

Các phương diện không thể sờ mó của vũ trụ không thích hợp với kiểu vũ trụ của người vô thần. Họ không thể cho phép hoặc tha thứ họ vì nó khơi lên tính khả dĩ và thực tế của những thứ trừu tượng khác như tình yêu, chân lý, luân lý, và thậm chí là tính khả dĩ của Thiên Chúa. Đối với người vô thần, nếu mọi thứ là vật chất thì mọi thứ trong vũ trụ phải là vật chất. Nếu mọi thứ là vật chất thì mọi thứ là một vật. Không gì có thể là thứ khác. Nếu mọi thứ là vật chất thì không gì có thể hiện hữu nếu nó không là vật chất. Do đó, lý luận chỉ là vật chất đối với người vô thần.

 

Lý luận thật của chúng ta không là gì hơn là những ảo ảnh thần kinh, các ảo giác sinh hóa đối với người vô thần. Não của chúng ta chỉ là một cơ phận thần kinh phức tạp. Tư tưởng của chúng ta chỉ là sản phẩm của hoạt động sinh hóa hữu cơ này. Nội dung của tư tưởng và tính hợp pháp của lý luận đều là sinh hóa, có thể sờ mó, là vật chất.

 

Như vậy, nếu họ không tin vào thực tế thật và có căn cứ của việc suy nghĩ hoặc ý thức hoặc lý luận, tại sao chúng ta có thể nhân nhượng họ dùng một khí cụ như lý lẽ để xây dựng trường hợp của họ theo quan điểm của họ? Tại sao chúng ta có thể cho phép họ dùng lý lẽ để bảo vệ và tranh luận cách nhìn về vũ trụ không nhận lý lẽ là nguồn hiểu biết thật và hợp pháp đối với bất kỳ sự thật nào về vũ trụ vật chất hoặc tính hợp pháp của các tư tưởng hoặc cảm xúc, sự tranh luận hoặc cách giải thích?

 

Người vô thần thực sự hiểu quan điểm của họ về vũ trụ, tư tưởng chỉ là và luôn là ảo giác, một loại ảo ảnh sản sinh bởi hoạt động sinh hóa. Nếu tư tưởng chỉ là các dữ kiện sinh hóa như người vô thần tin vậy, thì luận lý, ý nghĩa chung và trực giác cũng vậy. Lý lẽ chỉ là một chức năng vật chất của não. Việc lý luận thực sự của não là không có giá trị hoặc không thể tin vì nó không là gì khác hơn là hoạt động. Các giả thuyết, kết luận, sự kiện, tư tưởng và mọi lĩnh vực khác, kể cả luận lý và luật, đều chẳng là gì hơn ảo giác được hoạt động của não tạo ra.

 

Do đó, khi người vô thần phản đối niềm tin hoặc luân lý hoặc kiến thức, hãy làm cho họ hoạt động trong một vũ trụ xác định. Hãy để họ giải thích cách phản đối của họ. Hãy lắng nghe cách tranh luận của họ. Nhưng đừng tranh luận về lý lẽ. Hãy để họ giải thích cách họ dùng lý lẽ. Hãy để họ chứng minh tính vật chất của lý lẽ. Hãy bảo họ cho bạn thấy tính vật chất của luật pháp và quy luật của lý lẽ. Hãy bảo họ làm điều này mà không cần lý lẽ. Rồi bạn hãy làm những điều đó cho họ thấy.

 

Hãy giữ họ chỉ ở chiều kích vật chất, vì đó là vũ trụ mà họ đang ở. Hãy biết với sự chắc chắn tuyệt đối mà họ không thể giải thích vấn đề này của tính xác thực, cách lý luận và bản chất của lý lẽ. Vì họ cố ý nghi ngờ các chiều kích không thể sờ mó của cuộc sống, hãy nghi ngờ cách tranh luận của họ bằng cách bảo họ cho bạn thấy nền tảng vật chất đối với cách lý luận và chính lý lẽ.

 

Khí cụ của lý lẽ và vũ khí của khoa trương là cố hữu đối với một thế giới và một vũ trụ bao gồm các chiều kích không thể sờ mó, pha trộn và hài hòa những thứ có thể sờ mó và những thứ không thể sớ mó. Việc xây dựng một trường hợp, tạo ra cuộc tranh luận, thậm chí các yếu tố rất thuyết phục của thuật hùng biện và tranh luận đều dựa trên lý lẽ thật. Một người bị thuyết phục phải biết lẽ phải hoặc không có cách xây dựng một trường hợp để thuyết phục hoặc làm ảnh hưởng người khác.

 

Sự hiện hữu và tầm quan trọng của lý lẽ đối với bản chất con người và cuộc sống con người là một phần của chứng cớ về thức tế của những thứ không thể sờ mó. Sự hiện hữu của những thứ không thể sờ mó buộc người vô thần xem lại kết luận của họ. Nó đưa ra sự nghi ngờ, không có trạng thái triết học như với chủ nghĩa hoài nghi (skepticism) hoặc thuyết bất khả tri (agnosticism), nhưng như một trạng thái trong quá trình hiểu biết sự thật về vũ trụ, bản chất con người và cơ bản về Thiên Chúa.

 

Khi chúng ta nghe những tường trình về chiến thắng cuối cùng của khoa học đối với tôn giáo, những thông báo từ mặt trận của các cuộc chiến văn hóa hoặc sự lố bịch tùy tiện của người ta và các cơ quan ở gần bạn nhất, hãy chắc chắn rằng nhiều tiếng nói đó không nói về sự tranh luận hạ nhục và tính bất khả dĩ hợp lý của đức tin Kitô giáo, mà chỉ nói về ưu thế của dạng suy nghĩ bất hợp lý và các niềm tin mù quáng được CNVT nuôi dưỡng. Nhưng hãy nhận biết rằng nó cũng nói về công việc phải được các Kitô hữu thực hiện để soi sáng những người đi trong bóng tối.

 

Chúng ta phải cho họ thấy rằng họ nghĩ chúng ta chỉ là những cái máy sinh hóa, chỉ là cấu hình hiện tại của vũ trụ vật chất, mà nhân loại, cũng như vũ trụ, đều là những thứ có thể sờ mó và không thể sờ mó. Chúng ta phải cho họ thấy chúng ta không ở trong một vũ trụ trống rỗng, tĩnh lặng, vô nghĩa, vô mục đích, vô trật tự hoặc vô cấu trúc, vô nhịp điệu hoặc vô lý lẽ.

 

Chúng ta phải mở mắt cho họ thấy thực tế thật của vũ trụ. Chúng ta phải cho họ thấy sự khám phá tuyệt vời và kỳ lạ mà lý lẽ, công lý, tình yêu và các chiều kích khác của đời sống con người không chỉ là những cảm giác đơn giản được hoạt động sinh hóa kích thích hoặc các cảm xúc có nền tảng trong quá trình sinh hóa. Nhưng, cũng như lý lẽ, chúng là vậy và còn hơn thế nữa.

 

FRANK CRONIN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)