Mùa Vọng: ý nghĩa, biểu tượng và truyền thống
Mùa Vọng: ý nghĩa, biểu tượng và truyền thống
Mùa Vọng, cùng với Mùa Chay, là một trong những thời kỳ phụng vụ tâm linh mãnh liệt đặc biệt quan trọng đối với người Kitô giáo.
Mùa Vọng, có nghĩa là “đến”, là sự chuẩn bị cho Đại lễ Giáng Sinh. Đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ phụng vụ và kéo dài bốn tuần. Theo truyền thống, trong mọi cộng đồng Kitô giáo, một khoảng thời gian dài hơn như thế này được dành cho việc cầu nguyện. Ví dụ, tại chính Vatican, vào mỗi thứ Sáu, người thuyết giáo của Phủ Giáo hoàng sẽ đưa ra một bài suy niệm dành cho Đức Giáo hoàng và các viên chức của Giáo triều.
Raniero Cantalamessa, thuyết giảng viên của Phủ Giáo hoàng: “Đấng Messiah được mong đợi từ lâu, người được các tiên tri loan báo, được các thánh vịnh hứa hẹn, vậy thì Người có phải là người có vẻ ngoài khiêm nhường như vậy không?”
Mỗi giai đoạn chuẩn bị tâm linh trong Giáo hội Công giáo thường đi kèm với việc ăn chay, thi ân và sám hối. Đó là lý do tại sao màu tím, màu của sám hối, được sử dụng trong hầu hết các lễ kỷ niệm phụng vụ. Vào Mùa Vọng, chỉ có một Thánh lễ sử dụng màu hồng: Chúa Nhật Gaudete (Chúa Nhật ‘Nhật Hãy vui lên’ – thứ 3 Mùa Vọng).
Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hôm nay, chúng ta hãy cử hành Chúa Nhật thứ ba của Mùa Vọng.”
Màu hồng là kết quả của sự pha trộn màu tím của sự sám hối với màu trắng để vui mừng Chúa Kitô đến.
Ngoài ra, ở một số quốc gia có những truyền thống đặc biệt như vòng hoa Mùa Vọng hoặc lịch. Ở Ý, vào cùng Chúa Nhật Gaudete đó, Đức Giáo hoàng thường ban phước lành được gọi là “bambinelli” - những bức tượng Chúa Giêsu hài đồng nhỏ xíu mà các gia đình sẽ đặt trong máng cỏ tại nhà của họ.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn