Home
Printer-friendly versionSend by email
-A A +A

Một Thoáng Suy Tư Về Hàn Mạc Tử

 

 

MỘT THOÁNG SUY TƯ VỀ HÀN MẶC TỬ

 ( 22/09/1912 -22/09/2012)

 

Phần I) Những điều đã biết về Hàn Mặc Tử.

 

          Hàn Mặc Tử, một thi sĩ, một Kitô hữu Việt Nam, vừa được một nhóm thi sĩ và thi hữu Công giáo Việt Nam mến mộ tổ chức Mừng kỷ niệm Đệ Bách chu niên của ông (22/09/1912 - 22/09/2012). Ông thật diễm phúc, vì sau khi qua đời ở độ tuổi nữa chừng xuân, trong sự cô đơn, đúng với những lời thơ ông viết. Ông cảm nhận trước những gì sẽ xảy đến với ông trong cái định mệnh của ông.Hơn bảy mươi năm qua, ngày ông qua đời, những tác phẩm của ông, đồng thời là tài sản tinh thần của ông đã giúp ông thoát khỏi định mệnh cô đơn. Những tác phẩm của ông được bay vào môi trường giáo dục trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Làm say đắm biết bao tâm hồn yêu thích thơ, như vậy ông trở thành một thi sĩ của quần chúng. Ông không làm mất lòng chế độ nào, vì thơ của ông không mang tính chính trị, vì vậy, chế độ nào cũng đón tiếp ông. Đó là điểm chung cho một thi sĩ mà người ta cho là tài hoa mà bạc mệnh.

 

Trong dịp mừng sinh nhật thứ 100 của ông ngày 22/09/2012 vừa qua, đúng ra phải kỷ niệm ngày giỗ lần thứ 72 của ông mới đúng, nhưng ngày đó còn hơn một tháng nữa, ngày 11/11/1940. Vì ông đâu có sống đến 100 tuổi đâu mà mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, ông đi vào cõi thiên thu ở cái tuổi 28 mà. Nhưng thật ra, 72 năm qua, những đứa con “ruột” của ông đã sống tiếp cho ông, đó là những tác phẩm lưu danh của ông. Như vậy, ông đâu có mất, ông vẫn còn sống với tác phẩm của mình, và như vậy ông vẫn còn sống mãi. Nên chi, người ta gọi ông là một thi sĩ tài hoa mà bạc mệnh thì chưa hẳn đã đúng. Bởi vì, người ta đang nghiên cứu về ông, về tư duy của ông, về quan điểm cũng như về tài năng văn chương của ông, người ta viết kịch về ông, người ta ca ngợi ông, ông đã trở thành một huyền thoại HÀN MẶC TỬ.

 

         Tôi là hậu sinh, cũng như nhiều người, rất mến mộ ông, xin phép không dám nói nhiều về những gì mình không biết. Nhưng có một vài điều cần nói khi mình được biết để góp phần cho những tư liệu về ông thêm đầy đủ hơn, hầu tỏ lòng ngưỡng mộ bậc anh tài thi sĩ.

 

         Ông được mệnh danh là thi sĩ Công giáo, bởi vì ông sáng tác nhiều bài thơ về Đạo, trong khi ông là một thi sĩ được mến mộ nhiều, nếu nói theo ngôn từ của cách mạng thì ông là nghệ sĩ nhân dân.( tuy chưa được phong hàm ). Thực ra, ông không  phải là người tín hữu đầu tiên đưa thơ vào Đạo ở Việt Nam, vì trước ông có nhiều thi sĩ linh mục đã muốn dùng thi ca cho công việc truyền giáo, nhưng vì nhiều hạn chế khách quan cũng như chủ quan,mà cho tới nay chưa có một hình thức truyền giảng Tin Mừng bằng thi ca Việt Ngữ. Vì bên cạnh văn xuôi, thì thơ là một hình thức văn hóa có cái nét độc đáo riêng nhưng chưa có nguồn khơi thác nó một cách có qui cũ. Thơ ca, về khía cạnh nào đó, trong xã hội chưa cho nó cái tính nghiêm túc ở một điểm số cao như văn xuôi. Dù rằng thi ca cũng thuộc họ văn chương. Nói như vậy, để làm nổi lên sự thật là Hàn Mặc Tử rất ưu tú trong việc khai thác thi ca để trở nên một phương tiện hữu dụng trong việc tôn vinh Thiên Chúa. Ông yêu thơ, sáng tác thơ trong cái lý lẽ nhiệm mầu của Tạo Hóa, cũng thì bấy nhiêu chữ cái đó, mà ông biết suy niệm trong tư tưởng của ông để cho ra đời những lời tán dương Đấng Tạo Hóa. Như vậy, là phản ảnh lại kỳ công của Đấng Tạo Thành trong lĩnh vực những câu văn có vần điệu, đó là thi ca.

 

        Từ đó, cho thấy tâm hồn thi sĩ của ông là một suối nguồn thiêng thánh, mà chính Thiên Chúa đã rót vào, muốn vậy, ông phải nhận lấy một định mệnh mà người đời cho là nghiệt ngã, nhưng trong ông Thiên Chúa đang tác thành, tác thành nên vẻ đẹp thi ca của Hàn Mặc Tử để ngợi ca Thượng Đế vô biên. Cùng với cuộc đời cảm nhận Thiên Chúa qua Đức tin, ông đã biết trung tín gắn kết với Ngài, dù trong thời gian sống ngắn ngủi, nhưng ông đã sống một đời sống trọn đạo làm con đối với Ngài. Dù ông không được đào tạo trong tu viện, không phải là tu sĩ thệ khấn, nhưng cũng là một tu sĩ Kitô hữu, vì ít nhiều ông được hấp thu nền đạo đức gia đình và trường dòng Perellin Huế. Rõ ràng, khi hấp thụ được một nền học vấn và đạo đức căn bản, thì hạt giống ấy sẽ nảy mầm tươi tốt. Nói tắt là trong tâm hồn ông luôn luôn có Thiên Chúa, để khi lời thơ ông thốt ra đều có Nhiệm Ý của Ngài. Cũng vậy, mà ông được gán cho một tước hiệu rất thơ “ thi sĩ đồng trinh” “hay thi sĩ Thánh giá”. Dù vô tình hay hữu ý, những thi sĩ công giáo đều là thi sĩ của Thánh giá, vì thi sĩ công giáo nhờ vào mầu nhiệm Thánh giá mà làm thơ, như nhà thần bí thi sĩ Thánh Gioan Thánh Gía (Camelô), một con người Thánh giá nghĩa đen và nghĩa bóng. Hơn nữa tự Hàn Mặc Tử đã tự nhận mình là “ điên”, vì những người biết làm thơ đều chắc chắn là người bị điên dù nặng hay nhẹ. Người ngoài cuộc đều cho họ là “điên”, bởi vì thơ không bán không mua bằng tiền, mà bằng tình của vũ trụ, đó là Thượng Đế, vì họ cảm nhận được cái đẹp, cái chân, cái thiện của càn khôn, mà người ngoài cuộc không cảm nhận được. Nên chi, tâm hồn của họ nhạy bén hơn, dễ vỡ hơn và dễ “điên” hơn người bình thường. Vì đã là thi sĩ, thì chắc chắn phải say, nếu không say thì không thể trở thành thi sĩ được. Sự say thơ đến điên loạn của Hàn Mặc Tử đã đẩy ông đến suy tư táo bạo rằng : “ có một loài thi sĩ”. Ông đã đi tiên phong trong lĩnh vực nầy, dù đây là thực hay mộng., thì cũng xin hãnh diện với ông ,dù rằng loài nào cũng là thụ tạo, nhưng nếu có loài thi sĩ, thì loài ấy là loài trung tính, giữa loài vô hình và loài hữu hình. Thật là hay!

 

Phần II) Những điều cần nói vì chưa có ai nói. Những nên cần biết vì đã có người nói.

 

  1. Như chúng ta biết năm nay được gọi là năm Đức Tin, được khai mạc vào ngày 11/10/2012, bởi Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI đã ban hành Sắc Lệnh Porta Fidei : “ Cánh cửa ĐứcTin”, ngày 11/10/2011 và được bế mạc vào ngày Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ 24/11/2013.

 

Như vậy, ngày kỷ niệm 100 năm Hàn Mặc Tử có mặt trên dương thế, được kỷ niệm vào năm Đức Tin của Giáo Hội. Điều trùng khớp nầy, tuy ngẫu nhiên, nhưng ông cũng được thông công, vì có thể nói, cách đây gần 90 năm, ông đã suy tư về niềm tin của mình và ông đã chú ý vận dụng Đức Tin vào thơ ca, một việc làm có tính ngôn sứ của ông. Hay nói cách khác là ông đã ý thức văn hóa với đức tin, mà ngày nay, một câu nói thời danh của Chân Phước Gioan Phaolô II GH như sau: “Một đức tin mà chưa biến thành văn hóa, là một đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự suy tư, chưa sống một cách chân thành.” .Theo đó, ông đã phần nào xây dựng được điều mà vị Thánh Giáo Hoàng đã chia sẻ.

 

Mặc nhiên, ông đã đón nhận được một điều về chứng tá đức tin theo đường lối của Giáo hội. có thể nói ông đi tiên phong trước Công Đồng Vaticanô II về văn hóa trong đức tin và đức tin trong văn hóa.

 

Như vậy, là ông đã sống niềm tin bằng thi ca, cũng như người khác sống niềm tin vào hội họa, âm nhạc, để rao giảng cho nhân loại về Thiên Chúa của ông.

 

  1. Với tâm tình đó, ông đã sống một cuộc sống người tín hữu bằng thân xác hữu hình trong định mệnh hằng ngày, để phù hợp với niềm tin của mình một cách đạo đức. Để rồi với hơn 50 ngày ngắn ngũi trong trại phong Qui Hòa – Qui Nhơn, ông Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã trút linh hồn một cách êm ái, để trở về với Đấng Toàn Năng của ông.

        Với 28 năm ngắn ngũi trên dương thế, hơn 14 dành cho thi ca, nhưng chỉ có 5 năm mắc bệnh phung (Hansen), hơn 50 ngày ( từ 20/09/1940 đến 11/11/1940) trong trại phung Qui Hòa. Với thời gian thọ bệnh như vậy, ông không chết vì bệnh phung, mà là vì một chứng kiết lỵ.Vì vậy, cơ thể ông vẫn nguyên vẹn chứ không bị vi trùng Hansen tàn phá như người ta tưởng. Điều nầy cho thấy và nói lên sự huyền bí của một thụ tạo với Đấng thiêng liêng, nói cách khác, ông được ơn chết lành và còn hơn ơn chết lành một chút. Có thể nói được Hàn Mặc Tử đã sống và chết trong ân sũng của Thiên Chúa, tình trạng của ông trong khi lâm tử cũng giống như một số các thánh, nhưng ông chưa có phép lạ, hy vọng với sự huyền nhiệm của Thiên Chúa, một ngày nào đó Chúa sẽ làm cho ông một sự trọng đại.

 

        Vì có thể nói lòng kính mến Thiên Chúa và Đức Mẹ của ông dẫn đưa ông đến sự kết hiệp trọn vẹn của một thụ tạo hèn hạ với Đấng Toàn năng mà ông đã trung tín. Nói cách khác, chí có Chúa và ông mới biết. Lính hồn ông đã thấm nhuần ơn trìu mến, chắc chắn thân xác ông khi sinh thì sẽ đón nhận sự thiêng liêng hệ quả..Dù vậy, ông được biết đến như là một thi sĩ công giáo, nhưng ông chưa được Giáo Hội nhìn nhận. Nhưng những ai có lòng sùng kính kinh Mân Côi, và có lòng tôn kính Đức Mẹ cách đặc biệt như ông, chắn chắn không thất vọng./. AVE MARIA . Mong thay!

 

26/09/2012

P.Trần Đình Phan Tiến (Bước theo)