Kết Luận
IX. KẾT LUẬN
“Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban”
31. “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban” (Ga 4,10), Đức Giêsu nói với người phụ nữ Samari suốt một trong những cuộc trò chuyện đáng lưu ý vốn cho thấy Người hết sức tôn trọng phẩm giá của phụ nữ và tôn trọng ơn gọi vốn làm cho họ tham gia được vào sứ vụ Mêsia của Người.
Những suy tư hiện tại, nay đến lúc kết thúc, đã tìm cách nhận ra, bên trong “ân huệ của Thiên Chúa”, cái mà Người, xét như Đấng Sáng Tạo và Cứu chuộc, trao phó cho các phụ nữ, cho mọi phụ nữ. Thật thế, trong Thần Khí của Đức Kitô, phụ nữ có thể khám phá ý nghĩa trọn vẹn của nữ tính mình và từ đó sẵn sàng thể hiện một sự “hiến thân thành thực” cho những kẻ khác, nhờ vậy tìm được chính mình.
Suốt Năm Thánh Mẫu, Giáo Hội muốn cảm tạ Ba Ngôi Cực Thánh vì “mầu nhiệm phụ nữ” và vì mọi phụ nữ - vì cái làm nên chiều kích vĩnh cửu của phẩm giá phụ nữ, vì “những kỳ công của Thiên Chúa” mà suốt lịch sử nhân loại, đã và đang được hoàn tất trong và nhờ người nữ. Sau tất cả, chẳng phải trong và nhờ người nữ mà biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại -việc nhập thể của chính Thiên Chúa- đã hoàn tất đó sao?
Bởi thế Giáo Hội cám ơn vì mỗi và mọi phụ nữ: vì các bà mẹ, các chị em, các người vợ; vì các phụ nữ được thánh hiến cho Thiên Chúa trong đức khiết tịnh; vì những phụ nữ tận tụy cho lắm người vốn mong chờ tình thương nhưng không của kẻ khác; vì những phụ nữ đang chăm sóc những người trong gia đình, dấu chỉ nền tảng của cộng đồng nhân loại; vì những phụ nữ đang hoạt động nghề nghiệp và cùng lúc chịu gánh nặng của một trách nhiệm xã hội lớn lao; vì những phụ nữ “đảm đang” và vì những phụ nữ “yếu đuối” – vì mọi phụ nữ: như họ đã và đang xuất phát từ trái tim của Thiên Chúa trong tất cả vẻ đẹp và sự phong phú của nữ tính họ; như họ đã và đang được tình yêu vĩnh cửu của Người ôm ấp; như cùng với những người nam, họ đang là lữ khách trên trái đất này, “quê hương” tạm bợ của mọi người mà đôi khi bị biến thành “thung lũng nước mắt”; như cùng với những người nam, họ đang đảm nhận một trách nhiệm chung về vận mệnh của nhân loại theo những hoàn cảnh bắt buộc thường nhật và theo vận mệnh chung quyết mà gia đình nhân loại có trong chính Thiên Chúa, giữa lòng Ba Ngôi khôn tả.
Giáo Hội cảm ơn vì tất cả những biểu thị của “thiên tài” nữ giới vốn đã và đang xuất hiện trong dòng lịch sử, giữa mọi dân tộc và quốc gia; Giáo Hội cảm ơn vì mọi đặc sủng mà Thánh Thần phân phối cho các phụ nữ trong lịch sử Dân Thiên Chúa, vì mọi chiến thắng mà Giáo Hội mắc nợ đức tin, đức cậy và đức mến của họ; Giáo Hội cám ơn vì mọi hoa trái do sự thánh thiện của phụ nữ.
Đồng thời, Giáo Hội cầu xin cho “những sự tỏ mình của Thần Khí” (x. 1Cr 12,4tt) vốn được tuôn ban hết sức quảng đại trên các “con gái” của Giêrusalem vĩnh cửu, có thể được thừa nhận và đánh giá cách kỹ lưỡng, để những sự tỏ mình ấy có thể trở lại vì thiện ích chung của Giáo Hội và nhân loại, đặc biệt trong thời đại chúng ta. Suy niệm mầu nhiệm “người phụ nữ” trong Thánh Kinh, Giáo Hội cầu xin sao cho trong mầu nhiệm này, mọi phụ nữ có thể khám phá chính mình và “ơn gọi cao cả” của mình.
Chớ gì Đức Maria, Đấng “là một kiểu mẫu của Giáo Hội trong vấn đề đức tin, đức ái và sự hợp nhất hoàn hảo với Đức Kitô” [63], xin được cho tất cả chúng ta cùng “ân sủng” ấy trong Năm mà chúng ta dâng kính Mẹ khi chúng ta tiến gần thiên niên kỷ thứ ba kể từ lúc Đức Kitô đến.
Với những tâm tình đó, tôi ban Phép lành Tòa thánh cho tất cả mọi tín hữu, cách đặc biệt cho các phụ nữ, những chị em của tôi trong Đức Kitô.
Ban hành tại Rôma, bên cạnh Đền thờ Thánh Phêrô, ngày 15 tháng 08, lễ trọng Đức Trinh Nữ Maria Lên trời, năm 1988, đệ thập niên triều đại Giáo hoàng của tôi.
Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II
GHI CHÚ
1. Sứ điệp của Công đồng gửi các Phụ nữ (8-12-1965): AAS 58 (1966) trang 13-14.
2. X. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 8; 9; 60.
3. X. Công đồng chung Vaticanô II. Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân “Apostolicam actuositatem” số 9.
4. X. ĐGH Piô XII, Diễn từ cho các phụ nữ Ý (21-10-1945): AAS 37 (1945) tr. 284-295; Diễn từ cho Liên hiệp Thế giới các Tổ chức Phụ nữ Công giáo (24-04-1952) AAS 44 (1952) tr. 420-424; Diễn từ cho các tham dự viên Hội nghị Quốc tế lần thứ XIV của Liên hiệp Thế giới các Tổ chức Phụ nữ Công giáo (29-09-1957): AAS 49 (1957) tr. 906-922.
5. X. ĐGH Gioan XXIII, Thông điệp “Pacem in Terris” (11-04-1963): AAS 55 (1963) tr. 267-268.
6. Tuyên phong Thánh Têrêsa Giêsu lên “Tiến sĩ Giáo Hội Hoàn vũ” (27-09-1970): AAS 62 (1970), tr. 590-596. Tuyên phong Thánh Catarina thành Siêna lên “Tiến sĩ Giáo Hội Hoàn vũ” (04-10-1970): AAS 62 (1970), tr. 673-678.
7. X. AAS 65 (1973), tr. 284-285.
8. ĐGH Phaolô VI, Diễn từ cho các tham dự viên tại Hội nghị Quốc gia của Trung tâm Phụ nữ Ý (06-12-1976): “Insegna-menti di Paolo VI”, XIV (1976), 1017.
9. X. Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Chuộc “Redemptoris Mater” (25-03-1987), số 46: AAS 79 (1987), tr. 424tt.
10. Công đồng chung Vaticanô II. Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium” số 1.
11. Một minh họa về ý nghĩa nhân học và thần học của “khởi nguyên” có thể thấy trong phần đầu các Diễn từ Tiếp kiến chung Ngày Thứ tư, chuyên đề “Thần học về Thân thể”, từ ngày 05-09-1979: “Insegnamenti II”, 2 (1979), 234-236.
12. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 22.
13. Công đồng chung Vaticanô II, Tuyên ngôn về liên lạc với các Tôn giáo ngoài Ki-tô giáo “Nostra aetate”, số 1.
14. Như trên, số 2.
15. Công đồng chung Vaticanô II. Hiến chế Tín lý về Mạc khải “Dei Verbum”, số 2.
16. Theo các Giáo phụ, mạc khải đầu tiên về Ba Ngôi trong Tân Ước đã xảy ra trong cuộc Truyền tin. Người ta đọc thấy trong một bài giảng gán cho Thánh Grêgôriô Thần thông (Gregory Thaumaturgus): “Ôi Maria, Mẹ chói ngời ánh sáng trong vương quốc thiêng liêng cao cả! Trong Mẹ, Chúa Cha, Đấng chẳng có khởi đầu và đã bao phủ Mẹ bằng quyền năng, được tôn vinh. Trong Mẹ, Chúa Con, Đấng Mẹ đã cưu mang trong xác thịt, được tôn thờ. Trong Mẹ, Chúa Thánh Thần, Đấng đã tạo nên trong dạ Mẹ việc sinh ra Vua cao cả, được mừng kính. Và chính nhờ Mẹ, ôi Đấng Đầy ân sủng, mà Ba Ngôi cực thánh và đồng bản thể đã có thể được nhận biết trong thế trần” (Hom. 2 in Annuntiat. Virg. Mariae: PG 10, 1169). Cũng xem Thánh Andrê đảo Crète, In Annuntiat. B. Mariae: PG 97, 909.
17. X. Công đồng chung Vaticanô II, Tuyên ngôn về liên lạc với các Tôn giáo ngoài Ki-tô giáo “Nostra aetate”, số 2.
18. Giáo thuyết thần học về Mẹ Thiên Chúa (Theotokos), do nhiều Giáo phụ chủ trương, được soi sáng và xác định tại Công đồng Êphêsô (DS 251) và Công đồng Calxêđonia (DS 301), đã được tái tuyên bố bởi Công đồng Vaticanô II trong chương VIII Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium” số 52-69. Xem Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Chuộc “Redemptoris Mater” các số 4, 31-32 và các chú thích 9, 78-83: loc. cit. 365, 402-404.
19. X. Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Chuộc, các số 7-11 và những bản văn của các Giáo phụ trích ở Chú thích 21: loc. cit. 367-373.
20. X. Như trên, 39-44: loc. cit. 412-418.
21. X. Công đồng chung Vaticanô II. Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium” số 36.
22. X. Thánh Irênê, Adv. haer. V, 6, 1; V, 16, 2-3: 5. Ch. 153, 72-81 and 216-221; Thánh Grêgôriô thành Nysse, De hom. op. 16: PG 44, 180; In Cant Cant. hom. 2: PG 44, 805-808; Thánh Augustinô, In Ps. 4, 8: CCL 38, 17.
23. “Persona est naturae rationalis individua substantia” (Ngôi vị là bản thể cá nhân của một bản tính có lý trí): M. Séverin Boèce, Liber de persona et duabus naturis, III: PL 64, 1343; xem Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, Ia, q. 29, art. 1.
24. Trong số các Giáo phụ khẳng định sự bình đẳng cơ bản giữa nam và nữ trước Thiên Chúa: xem Origene, In Iesu nave IX, 9: PG 12, 878; Clêmentê thành Alexandria, Paed. 1, 4: S. Ch. 70, 12-131; Thánh Augustinô, Sermo 51, II, 3: PL 38, 334-335.
25. Thánh Grêgôriô thành Nysse tuyên bố: “Trên hết, Thiên Chúa là tình yêu và là nguồn tình yêu. Thánh Gioan vĩ đại đã nói điều này: ‘Tình yêu xuất phát từ Thiên Chúa’ và ‘Thiên Chúa là tình yêu’ (1Ga 4,7.8). Đấng Sáng Tạo cũng đã ghi sâu đặc điểm đó trên chúng ta. ‘Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau’ (Ga 13,35). Vì thế, nếu điều này không hiện diện, tất cả hình ảnh trở nên méo mó” (De hom. op. 5: PG 44, 137).
26. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 24.
27. X. Ds 23,19; Hs 11,9; Is 40,18; 46,5; cũng xem Công đồng Latêranô IV (DS 806).
28. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 13.
29. Ma quỉ, diabolic, do từ Hy-lạp “dia-ballô” = “Tôi phân chia, tôi tách rời, tôi vu khống”.
30. X. Origene, In Gen. hom. 13,4: PG 12, 234; Thánh Grê-gôriô thành Nysse, De virg. 12: S. Ch. 119, 404-419; De beat. VI: PG 44, 1272.
31. X. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 13.
32. X. Như trên, số 24.
33. Chính bằng cách nại đến thần luật mà các Giáo phụ thế kỷ IV đã phản ứng mạnh mẽ chống lại sự kỳ thị còn hiệu lực lúc ấy đối với các phụ nữ trong các phong tục và pháp chế dân sự thời các ngài. X. Thánh Grêgôriô thành Nazianze, Or. 37, 6: PG 36, 290; Thánh Giêrônimô, Ad Oceanum ep. 77, 3: PL 22, 691; Thánh Ambrôsiô, De instit. virg. III, 16: PL 16, 309; Thánh Augustinô, Sermo 132, 2: PL 38, 735; Sermo 392, 4: PL 39, 1711.
34. X. Thánh Irênê, Adv. haer. III 23, 7: S. Ch. 211, 462-465; V, 21, 1: S. Ch. 153, 260-265; Thánh Êpiphan, Panar. III, 2, 78: PG 42, 728-729; Thánh Augustinô, Enarr. in Ps. 103, S. 4, 6: CCL 40, 1525.
35. X. Thánh Giustinô, Dial. cum Tryph. 100: PG 6, 709712; Thánh Irênê, Adv. haer. III, 22, 4: S. Ch. 211, 438-445; v, 19, 1: 5. Ch. 153, 248-251; Thánh Cyril thành Giêrusalem, Catech. 12, 15: PG 33, 741; Thánh Gioan Kim Khẩu, In Ps. 44, 7: PG 55, 193; Thánh Gioan Đamascênô, Hom. 2 in dorm. B.V.M. 3: S. Ch. 80, 130-135; Hesychius, Sermo 5 in Deiparam; PG 93, 1464f.; Tertulianô, De carne Christi 17: CCL 2, 904f.; Thánh Giêrônimô, Epist. 22, 21: PL 22, 408; Thánh Augustinô, Sermo 51, 2-3: PL 38, 335; Sermo 232, 2: PL 38, 1108; J. H. Newman, A Letter to the Rev. E. B. Pusey, Longmans, London 1865; M. J. Scheeben, Handbuch der Katholischen Dogmatik, V/1 (Freiburg 1954), 243-266; v/2 (Freiburg 1954), 306-499.
36. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 22.
37. X. Thánh Ambrôsiô, De instit. virg. V, 33: PL 16,313.
38. X. Raban Maur, De vita beata Mariae Magda-lena, XXVII: PL 112,1474: “Salvator... ascensionis suae eam (=Mariam Magdalenam) ad apostolos instituit apostolam" (PL 112, 1474) (Chúa Cứu Thế đã đặt bà [Maria Mácđala] làm tông đồ của việc Người lên trời bên cạnh các Tông đồ). "Facta est Apostolorum Apostola per hoc quod ei committitur ut resurrectionem dominicam discipulis annuntiet" (Bà đã được đặt làm tông đồ của các Tông đồ do đã được trao nhiệm vụ thông báo sự phục sinh của Chúa cho các môn đệ): Thánh Tôma Aquinô, In Ioannem Evangelistam Expositio, c. XX, L. III 6 ("Sancti Thomae Aquinatis Comment. in Matthaeum et Ioannem Evangelistas"), Ed. Parmen. X, 629.
39. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 24.
40. Thông điệp Mẹ Đấng Cứu Chuộc “Redemptoris Mater” số 18: loc. cit. 383.
41. X. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 24.
42. X. ĐGH Gioan-Phaolô II, Các Diễn từ Tiếp kiến chung Ngày Thứ tư, 7 và 21-4-1982: “Insegnamenti” V, 1 (1982), 1126-1131 và 1175-1179.
43. X. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium” số 63; Thánh Ambrôsiô, In Lc II, 7: S. Ch. 45, 74; De instit. virg. XIV, 87-89: PL 16, 326-327; Thánh Cyrilô thành Alexandria, Hom. 4: PG 77, 996; Thánh Isiđôrô thành Seville, Allegoriae 139: PL 83, 117..
44. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium” số 63.
45. Như trên số 64.
46. Như trên số 64.
47. Như trên số 64. Về mối liên hệ Maria-Giáo Hội vốn liên tục trở lại trong suy tư của các Giáo phụ và của toàn thể Truyền thống Ki-tô giáo, x. Thông điệp “Redemptoris Mater”, 42-44 và các chú thích 117-127: loc. cit., 418-422. Cũng xem : Clêmentê thành Alexandria, Paed. 1, 6: S. Ch. 70, 186f.; Thánh Ambrôsiô, In Lc II, 7: S. Ch. 45, 74; Thánh Augustinô, Sermo 192, 2: PL 38, 1012; Sermo 195, 2: PL 38, 1018; Sermo 25, 8: PL 46, 938; Thánh Lêô Cả, Sermo 25, 5: PL 54, 211; Sermo 26, 2: PL 54, 213; Thánh Bêđa Khả kính, In Lc I, 2: PL 92, 330. “Cả hai bà mẹ -Isaac of Stella, đệ tử của Thánh Bênađô viết- cả hai trinh nữ, cả hai cưu mang nhờ công trình của Chúa Thánh Thần… Đức Maria… đã sinh một đầu cho thân xác; Giáo Hội… đã khiến một thân xác sinh ra cho đầu. Cả hai đều là mẹ của Đức Ki-tô: nhưng không bên nào sinh Người trọn vẹn mà chẳng cần bên kia. Chính vì lẽ đó…. điều được nói cách chung về trinh mẫu Giáo Hội thì cũng áp dụng cách đặc biệt cho trinh mẫu Maria; và điều được nói cách đặc biệt về trinh mẫu Maria thì cũng được gán cách chung cho trinh mẫu Giáo Hội; và tất cả những gì được nói về một trong hai thì có thể được áp dụng mà chẳng cần phân biệt bên này với bên kia” (Sermo 51, 7-8: S. Ch. 339, 202-205).
48. X. ví dụ: Hs 1,2; 2,16-18; Gr 2,2: Ed 16,8; Is 50,1; 54,5-8.
49. X. Cl 3,18; 1 Pr 3,1-6; Tt 2,4-5; Ep 5,22-24; 1 Cr 11,3-16; 14,33-35; 1 Tm 2,11-15.
50. X. Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên bố về Vấn đề cho Phụ nữ chịu chức Tư tế thừa tác “Inter Insigniores” (15-10-1976): AAS 69 (1977), trang 98-116.
51. X. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium” số 10.
52. X. Như trên, số 10.
53. X. Như trên, số 18-29.
54. Như trên, số 65 và 63; x. Thông điệp "Redemptoris Mater," 2-6; loc. cit., 362-367.
55. “Hình bóng Maria ấy cũng căn bản và đặc trưng đối với Giáo Hội như -thậm chí hơn- hình bóng tông đồ và Phêrô mà nó kết hợp cách sâu xa… Chiều kích Maria của Giáo Hội có trước chiều kích Phêrô, nhưng không cách nào tách rời hoặc kém bổ túc cho chiều kích Phêrô. Đức Maria Vô nhiễm đi trước mọi người khác, kể cả chính Phêrô và các Tông đồ. Điều này phải như vậy, vì không những Phêrô và các Tông đồ, được sinh ra từ dòng dõi nhân loại dưới gánh nặng của tội lỗi, làm nên phần của Giáo Hội vốn ‘thánh thiện từ trong các tội nhân’, nhưng cũng vì chức năng 3 mặt của họ không có mục đích nào khác ngoài việc làm nên Giáo Hội phù hợp với lý tưởng thánh thiện đã lập trình sẵn và tiên trưng trong Đức Maria. Một thần học gia hiện đại đã tuyên bố cách chí lý rằng Đức Maria là ‘Nữ vương của các Tông đồ mà chẳng có tham vọng nào về các quyền lực tông đồ: bà có những quyền lực khác lớn hơn’ (H. U. von Balthasar, Neue Klarstellungen)." Diễn từ cho Hồng y và các Chức sắc Giáo triều Rô-ma (22-12-1987); "L'Osservatore Romano”, 23-12-1987.
56. X. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 10.
57. Như trên số 10.
58. X. Thánh Augustinô, De Trinitate, L. VIII, VII, 10-X, 14: CCL 50, 284-291.
59. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 24.
60. X. phần Phụ lục các tác phẩm của Thánh Ambrôsiô, In Apoc. IV, 3-4: PL 17, 876; Thánh Augustinô, De symb ad. catech. Sermo IV: PL 40, 661.
61. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay “Gaudium et spes” số 10.
62. Công đồng chung Vaticanô II, Hiến chế Tín lý về Giáo Hội “Lumen Gentium” số 36.
63. X. Như trên số 63.
++++++++++++++++++++++++++++++++