Bài Lời Chúa 049
BÀI LỜI CHÚA 49
Ham hố, tham lam
Chúng ta đã từng nghe truyện tướng Na-a-man, người Sy-ri ngoại đạo, đã được tiên tri Ê-li-da chữa lành tật phung hủi, nhờ vâng lời đi tắm 7 lần trong dòng sông Yor-đan. Sau khi được khỏi, tướng Na-a-man biếu lễ vật cho tiên tri rất hậu, nhưng tiên tri không nhận. Người của Thiên Chúa thì không hám lợi, còn tên đầy tớ của tiên tri thì sao ? Ta hãy nghe Kinh Thánh kể tiếp câu chuyện.
Trích sách 2 Các Vua, ch.5
Đứa tiểu đồng của tiên tri Ê-li-da, tên là Ghê-kha-di, tự nói với mình:
- Này, chủ ta quá dè dặt với Na-a-man, mà không chịu nhận lễ tạ của ông ấy dâng. Hoài của! Ta sẽ chạy theo mà lĩnh chút gì của ông ấy chứ!
Nói rồi, Ghê-kha-di đuổi theo xe của Na-a-man. Ông tướng này, thoáng thấy nóchạy theo mình, thì từ trên xe nhảy xuống, đến gặp nó và nói:
- Yên hàn cả chứ ?
Nó đáp:
- Bằng yên cả! Chủ tôi sai tôi đi nói với Ngài: “Này, vừa rồi có hai người thuộc hàng tiên tri từ vùng núi Eph-ra-im đến với tôi. Xin ông cho họ một nén bạc, và hai bộ xiêm y”.
Na-a-man nói:
- Không những một nén, mà tôi xin biếu hai nén!
Và ông nài nẵng bắt Ghê-kha-di phải nhận hai nén bạc, dắt vào hai ruột tượng, kèm với hai bộ xiêm y. Và ông còn bảo hai đầy tớ vác hộ nó. Khi về tới nơi tiên tri ở, nólĩnh lấy đồ vật mà đem giấu trong nhà. Các người kia đi rồi, nóra mắt chủ nó. Tiên tri mới nói:
- Ghê-kha-di, ngươi ở đâu đến ?
Nó đáp:
- Tôi tớ ngài cóđi đâu đâu!
Ông nói với nó:
- Thần trí ta đã theo dõi ngươi, khi ngươi chạy theo xe của người đó và người đóxuống xe gặp ngươi. Chẳng phải là ngươi đã lĩnh bạc, lĩnh áo ư ? Thế là ngươi giàu tiền, lắm của rồi. Từ đây, người sẽ đem số bạc ấy tậu vườn dầu, vườn nho, chiên dê, bê bò, cùng tớ trai tớ gái! Nhưng đây là phần phạt của tội ham hố, tham lam: bệnh hủi của Na-a-man sẽ bám lấy mình ngươi và dòng dõi ngươi mãi.
Khi tên tiểu đồng rời khỏi mặt chủ, bệnh phung hủi đã xuất hiện trên khắp mình nó.
* Đó là Lời Chúa! - Tạ ơn Chúa!
Suy niệm Lời Chúa
Là tôi tớ trung trực của Chúa, tiên tri Ê-li-da quả cótư cách xả kỷ, vị tha, không tham lam, ham hố. Ông làm ơn trọng mà không nhận lễ tạ rất hậu của tướng Na-a-man, mặc dầu ông sống nghèo khó. Còn tên tiểu đồng, trái lại, tư cách thật tồi tệ, đã không làm ơn cho ai, thấy tiền của người khác lại bắt ham muốn. Mất hết lương tri, hắn đã dám mạo danh chủ, bày đặt chuyện dối gian, để bòn rút được chút của cải.
Chúng ta có thể rút bài học nào từ tích Kinh Thánh ấy ? Thật đã rõ: tránh tham lam, ham hố của cải cũng như tránh lo lắng, bận tâm quá về chúng.
Thứ nhất: Chúa dạy ta: ham hố và lo lắng về tiền của làm nghẹt ơn nghĩa Chúa trong linh hồn.
Đành rằng đồng tiền là cần thiết cho đời sống, “đồng tiền liền với khúc ruột” cơ mà! ai chẳng ham, chẳng muốn ? Nhưng lo lắng, bận tâm, ham hố về nó thì tai hại. Người đời lo lắng làm sao cho có của, có càng nhiều càng tốt. Nhưng đó là người đời, kẻ ngoại đạo, không là con cái Chúa, như chính Chúa Giêsu đã phán trong Tin Mừng: “Những điều ấy, người ngoại đạo lo kiếm tìm” (Mt 7.32). Ngài có ý đối chọi người ngoại với người cóđạo. Người có đạo, có Cha trên trời, thì họ phải trông cậy vào Cha trên trời lo cho như Chúa Giêsu nói tiếp theo ngay sau đó: “Phần các con, các con có Cha trên trời, Người biết rõ các con cần cái gì”. Chưa yên tâm, chúng ta hỏi lại Chúa: “Thưa Chúa, người ngoại lo tìm kiếm của cải, cơm ăn áo mặc, thế còn chúng con sẽ tìm kiếm gì ?”. Chúa đáp ngay câu sau đó(c.33): “Chúng con hãy tìm kiếm Nước Trời và sự công chính, đạo đức của Chúa”. Nghe Chúa đáp, hẳn ta kinh ngạc, và chắc chắn, cóngười không tin thầm nhủ: “Sống ở trần gian, cần tiền của, cơm ăn, áo mặc, mà không ra sức kiếm tiền, kiếm của, thì lấy gì mà ăn, mà mặc ? Chúa thiếu thực tế! Ai sẽ cho chúng con các điều cần thiết ấy?” Thấu suốt lòng ta, chắc Chúa buồn, vì ta không cótinh thần của Chúa, cũng chẳng hiểu lòng Cha trên trời, Đấng cho chim trời, cá nước không lo lắng gieo gặt gì, mà vẫn được Cha nuôi nấng đầy đủ, chẳng lẽ chúng ta là con cái Chúa, Chúa lại không lo cho ta cóđủ của nuôi sống hơn các con vật đósao ? Cho nên Chúa mắng: “Quân yếu tin! ” (c.30). “Cứ hãy lo tìm kiếm, không phải tìm kiếm của ăn, áo mặc, song tìm kiếm Nước Trời và sự công chính đạo đức, Cha trên trời sẽ ban thêm cho các con! ” Anh chị em nghe rõ chưa ? Các của ấy, Cha trên trời sẽ ban thêm cho! Đó là chính Lời Chúa hứa, mà trong kinh trông cậy ta đọc thì ta biết rằng: “Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng, đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen “. Vấn đề là ta có dám tin vào Chúa như thế không ?
Dĩ nhiên, Chúa Giêsu không dạy ta lười biếng, cứ ăn không ngồi rồi, chờ sung rụng. Chúa đã đặt cho loài người phải lao động: đổ mồ hôi đổi bát cơm, và ngay cả khi Ađam, Eva chưa phạm tội, thì Chúa cũng đã đặt ông bà trong vườn để săn sóc, trồng trọt vườn ấy cơ mà! Vậy Chúa chỉ ngăn ta lo lắng, bận tâm, tham lam, ham hố mà kiếm tìm của cải đời này. Vì Chúa biết lòng lo lắng ấy sẽ làm nghẹt ơn Chúa, cản trở sự sống đạo, làm ta ra khô khan, nguội lạnh với Chúa và các sự trên trời, một trật, lòng ra chai đá, ích kỷ, cứng cỏi với đồng loại. Đólà một trong những hiểm họa lớn nhất đe dọa phần rỗi linh hồn của ta. Chính Chúa đã nói: “Như gai góc mọc lên chen lấn làm hạt lúa bị còi cọt mà chết đi, thì những lo âu việc đời và bả phú quí làm ngạt Lời Chúa mà ra vô hiệu” (Mt 13.22). Lời Chúa ở đây cóý nói đức tin Chúa gieo vào thửa ruộng lòng ta, sẽ bị ngột ngạt chết đi vì các lo âu sự đời, lo làm giàu, lo lắng tiền của.
Quả thật, Chúa nói rất đúng. Cónhững người tín hữu lo lắng tìm kiếm của cải, đến độ mắc tội hà tiện, tham lam: hễ cứ thấy tiền là động lòng tham, muốn cócủa ấy, bao nhiêu cũng không vừa, họ tham công tiếc việc, làm đêm làm ngày, Chúa nhật phải nghỉ việc xác để tôn thờ Chúa và dưỡng sức, họ cũng cứ quần quật làm như trâu, như bò, chứ không như con người nữa, càng không như con của Chúa. Họ còn không cho con cái đi học, bắt ở nhà làm việc, không dám ăn, không dám mặc, bỏ ra đồng tiền hay con cái xin tiền đóng tiền học, mua sách vở... thì tiếc xót như cắt da, cắt ruột, tằn tiện chi ly, chắt bóp, hạnh họe, la mắng con cái từng chút nào là hoang phí, lấy gì đổ vào miệng mà ăn... - thật đúng như ông trùm sò đã nói: “Tôi chẳng yêu ai, chỉ yêu tiền” - nào bòn tro đãi trấu, nào ăn mắm mút giòi! Tâm hồn đầy lo lắng, ham hố như thế, còn chỗ đâu dành cho Chúa, cho các sự thiêng liêng ? Ơn Chúa chết nghẹt mất rồi!
Hơn nữa, cũng như tên tiểu đồng Ghê-kha-di, mọi phương thế đều coi là tốt, để chiếm cho được của cải. Ghê-kha-di mạo danh chủ, bày đặt chuyện gian dối, thì ngày nay, mạo chữ ký, mạo dấu mộc đỏ, gian dối, lừa đảo. Những ai đọc báo Công an số đặc biệt mới đây sẽ thấy tả cả 1.001 lối lường gạt, xảo trá để đoạt của..., thậm chí không ngần ngại nhúng tay vào máu, hoặc hơn nữa, phản bội tổ quốc vì tiền... Phim truyền hình “Con Bạch tuộc”, “Một mình chống Ma-fi-a” đã phơi bày tất cả các khía cạnh ghê sợ ấy. Cũng chỉ vì tiền! Cũng vì vậy, Yuđa đã bán Chúa 30 đồng bạc.
Thử hỏi: ơn nghĩa Chúa làm sao mà không chết nghẹt trong những tâm hồn như thế ?
Nhưng có người nghĩ: linh hồn ấy có thể ăn năn hối cải. Thưa: khól ắm!
Đôi khi được nghe giảng, nghe đọc sách thiêng liêng hay đọc Lời Chúa, được nhắc nhở, nhưng linh hồn ấy sẽ giả điếc làm ngơ, từ chối không sửa đổi tính ham hố, lo lắng tiền của. Linh hồn ấy sẽ mất ơn Chúa vĩnh viễn, đúng như Chúa Giêsu dạy trong dụ ngôn khách được mời dự tiệc cưới (Lc 14.15tt). Họ lấy cớ nọ, cớ kia, toàn là cớ vật chất: nào tôi xin kiếu vì tôi mới tậu ruộng phải đi thăm, hoặc mới tậu bò phải đi thử..., cũng như chúng ta ngày nay lấy cớ nào là tôi một vợ, năm con, phải lo đi làm, nào không cóthời giờ, nào phải đi đây đi đó, lo việc nọ việc kia... Chúa cho biết tiếp dụ ngôn: khi ông chủ tiệc nghe đầy tớ về báo cáo các khách đã từ khước lời mời, ông nổi giận: vì tất cả các khách ấy được ông tôn trọng, quí mến mà họ đã khinh màng, coi trọng công việc và của cải vật chất hơn bữa tiệc của ông, nên ông hạ lệnh: Họ đã tỏ ra bất xứng, từ nay và cho đến đời đời, họ sẽ không được nếm tiệc của ông nữa, tức là mất được phúc dự tiệc thanh nhàn thiên quốc đời đời. Thay thế họ, chủ sẽ cho mời những kẻ nghèo đói, khao khát, chờ mong.
Anh chàng thanh niên giàu cónọ cũng vậy đó. Anh đã tỏ ra sống chính trực khá lắm khi nói với Chúa: “Lạy Thày, các điều răn tôi đã giữ từ thuở bé! ”. Ấy thế mà khi Chúa bảo bán của cải, bố thí cho kẻ nghèo để đi theo Chúa, thì anh ta sầm mặt xuống mà bỏ đi buồn rầu, vì anh luyến tiếc của cải (Mc 10.17tt).
Ta đừng nghĩ rằng: dụ ngôn ấy chỉ nói về các người giàu có. Không! Ý chính Chúa muốn nói là lòng luyến tiếc của cải, người nhiều của luyến tiếc theo cách nhiều của, kẻ ít của theo cách ít của: một chiếc áo là cả một gia tài đối với người nghèo rồi và anh cũng cóthể sống chết vì cái áo đó. Tại sao Tin Mừng tả: anh giàu cókia sầm mặt xuống, bỏ đi buồn rầu ? Sầm mặt xuống là thái độ thất vọng. Cónhà chú giải cho rằng: đólà dấu hiệu của sự hư đi, vì anh đã làm hỏng cuộc đời! Đây này: anh được Đức Giêsu trìu mến, vì thấy đời anh đạo đức, ăn ở ngay lành, Ngài mời anh đi theo Ngài để nên cao sang, vinh hiển. Uổng thay! Anh đã vì tiền của tạm bợ, mau hư mau mất mà bỏ lỡ tiếng gọi, đời anh trệch hướng mất rồi. Vì được cả thế gian mà mất sự sống của linh hồn thì nào ích gì cho kẻ ấy ? Nósẽ lấy tiền của nào mà chuộc lại sự sống thiêng liêng của linh hồn ?
Thứ hai: Chúa dạy rằng: Chớ để lòng ham mê của cải kẻo sẽ đâm ra làm nô lệ cho chúng, chúng trở thành chúa tể trong lòng ta và trong cuộc đời ta: “Các ngươi chớ tích trữ của cải dưới đất, nhưng hãy tích trữ kho tàng trên trời..., vì của cải ngươi ở đâu, lòng ngươi cũng ở đó” (Mt 6.19-21).
Lòng con người thật là kỳ lạ: nókhông thể để lòng ở hai nơi được, vừa để nơi của cải vật chất, vừa để nơi các của cải thiêng liêng. Cho nên, Chúa kết luận: “Con người không thể là tôi hai chủ. Vì hễ mến chủ này thì sẽ ghét chủ kia. Các ngươi không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6.24). Thật là rõ ràng. Chúa không úp mở! Tiền của không thể làm Chúa, ngang hàng với Thiên Chúa trong đời ta được. Tiền của không là giá trị cao quí nhất, tuyệt đối, tối thượng trong cuộc đời. Cho nên, hễ ai đặt cả trí khôn, đầu óc, suy tư, cả tâm hồn, thời giờ, sức lực vào việc tìm kiếm và giữ gìn nó, tức là coi nólà đích cuộc đời, là hạnh phúc đời mình. Nói tóm, coi nólà chúa tể rồi: họ đã thờ tiền của rồi đó! Và tức khắc, họ hết thờ Thiên Chúa, cho dù đang khi ấy họ còn làm các việc bề ngoài là đi dự lễ, đọc kinh..., song chỉ như một cái máy, lòng họ không còn để ở đónữa. Chính vì nghiệm thấy sự ghê tởm ấy mà Thánh Phaolô nói: “Anh em hãy đinh ninh trong dạ điều này: mọi kẻ tham lam, hà tiện là... một hạng thờ quấy..., kẻ ấy không hề cóphần trong Nước của Thiên Chúa” (Ep 5.5; Cl 3.5). Xưa, người ta gọi thờ quấy là thờ bụt thần, ma quỉ.
***
Quả thật, bài học Lời Chúa hôm nay thật quan trọng, nhất là với tinh thần duy vật ngày nay đang tràn lan trong thế giới. Con cái Chúa sống ở giữa thế gian khólòng mà không nhiễm phải, nhất là trong các chuyện thiết thân, cần thiết cho cuộc sống ở trần thế như vấn đề tiền của, cơm ăn, áo mặc... Biết vậy, nên Chúa Giêsu càng dạy dỗ con cái Chúa phải cảnh giác, phải thức tỉnh, phải đi đúng Lời Chúa dạy, như thế, “ở giữa bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoặc hơn nữa, còn phải “như đuốc sáng chiếu rọi giữa thế gian tăm tối tà vạy này” (Ph 2.15), nêu cao gương sáng của sự thanh thoát, của một lòng trông cậy vào Cha trên trời.
Tích truyện
Có một bà kia, cả đời chắt bóp, ky cóp, tần tảo mà sao bề ngoài vẫn thấy bà rách rưới, nghèo túng, ăn uống kham khổ, chồng con phải làm lụng không lúc nào được nhàn rỗi. Sau đó, chồng chết, bà ở góa nuôi con, lại càng thấy bà nghèo khổ hơn nữa. Hàng xóm thấy vậy ai cũng tắc lưỡi thầm thương số phận hẩm hiu của bà và nhiều lần đã đến cho bà đồ ăn, thức uống và các đồ cần dùng khác.
Một hôm kia, kiệt sức, bà bệnh nặng và khó qua khỏi. Con cháu chạy đi mời cha đến ban phép xức dầu bệnh nhân. Thường thì xức dầu phải xức vào các ngũ quan: mắt, mũi, miệng và chân, tay. Khi cha xức đến tay, thì bà cứ co tay, giấu dưới lưng, bảo sao bà cũng không đưa ra. Con cái đến lôi tay ra thì bà càng gắng sức giấu lại, miệng kêu la rên rỉ... Gắng quá làm bà kiệt sức, đứt mạch máu tắt thở.
Cả nhà khóc lóc, lo sợ, vì bà không chịu phép xức dầu cho nên. Linh mục cũng buồn rầu ra về. Khi ấy, người nhà mới kéo được hai tay bà ra, thì té ra hai tay bà nắm khư khư 5 lượng vàng.
- Thư Viện: