Bài Lời Chúa 058
LỜI CHÚA 58
Về danh dự
Trích sách 1 Ma-ca-bê, ch.1-2
Ở đất Israen, khoảng hai thế kỷ trước Chúa giáng sinh, là một thời tao loạn, vô đạo và tàn ác. Đế quốc hi lạp xâm lăng và đô hộ đất Israen, họ đem các thờ bái ngoại đạo và lối sống vô đạo du nhập vào đất thánh của Thiên Chúa, hơn nữa, họ bãi bỏ các luật thánh, tàn phá Đền Thờ và cướp các đồ thờ bằng vàng và ngọc quí... Khắp nơi đều vang tiếng rên la, than khóc... Đáng buồn nhất là có nhiều người Israen đã đâm hư đốn, chối bỏ lương tâm và danh dự của người dân thánh vì sợ hãi, sợ mất mạng, mất của cải... ; họ đã chối bỏ đạo, hùa theo làm nhiều sự dữ. Cũng may, còn cólắm người tỏ ra biết tự trọng, ở mạnh mẽ, can đảm, nhất định thà chết chứ không vi phạm Giao ước thánh với Thiên Chúa.
Trong số đó, có ông Mat-ta-thy-a cùng với 5 con trai can đảm đứng lên chống lại. Ông tuyên bố:
- Cho đi tất cả các dân tộc trong Đế quốc của Hoàng Đế đều tuân lệnh ông ấy, mà chối bỏ việc thờ bái của tổ tiên mình, tôi và con cái tôi, anh em tôi đây, cứ bước đi trong Giao ước của tổ tiên chúng tôi đã thề nguyền với Thiên Chúa.
Vừa nói các lời ấy xong, thì một người Do thái tiến lên thờ bái bụt thần trước mặt mọi người theo lệnh Hoàng Đế. Mat-ta-thy-a thấy thế, thì bừng bừng cơn nghĩa nộ, vì nhiệt thành với Thiên Chúa, ông lao mình tới mà hạ sát tên ấy ngay chân bàn thờ... Rồi ông lật đổ bàn thờ và hô lớn:
- Phàm ai nhiệt thành bảo vệ Lề luật thánh và Giao ước, thì hãy ra đi theo tôi!
Ông và các con ông đã chạy trốn lên núi lập chiến khu và bỏ lại mọi sự họ cótrong thành...
...Bấy giờ, cónhiều đoàn thể tận tình với đạo thánh và tất cả những ai trốn lánh tai họa cũng tìm đến gia nhập với họ...
...Từ đó, họ phát động những cuộc du kích chiến đánh phá quân hi lạp vô đạo..., cho đến ngày toàn thắng, đuổi được quân xâm lược, dành độc lập và tự do tôn giáo cho dân tộc họ.
* Đó là Lời Chúa! - Tạ ơn Chúa!
Suy niệm Lời Chúa
Ông Mat-ta-thy-a thật là một người đáng mọi người tôn trọng, kính vì! Cũng như Trần Bình Trọng nước Nam ta, lúc ông khẳng khái tuyên bố:
“Thà làm quỉ nước Nam,
Còn hơn làm Vua đất Bắc! ”
hoặc lời chí khí này của Trần Quốc Tuấn lúc thế giặc cực kỳ quẫn bách:
“Nếu Bệ hạ muốn đầu hàng,
hãy chặt đầu tôi trước đã! ”
Những người ấy là những người trọng danh dự của chính mình, mà không hề tỏ ra kiêu ngạo hay tự ái rởm! Họ trung thành với Chúa, với tổ quốc quê hương, không tham sinh úy tử, bán đạo, bán nước cầu vinh... Họ không ngần ngại liều mạng sống bênh vực đạo, bênh vực công lý...
Đólà bài học về danh dự, về danh thơm, về tiếng tốt!
Hình như trong xã hội nhiễu nhương ta đang sống, người ta đã bán rẻ danh dự từ lâu rồi, chỉ vì nhu cầu sinh sống vật chất quá thúc bách... Luân lý và đạo đức đã tuột dốc trầm trọng. Đây chính là lúc Kitô hữu chúng ta nên dừng lại suy nghĩ về danh dự, là nền móng của cuộc sống trong xã hội, không có nó, xã hội sẽ lung lay. Mà danh dự lại là một ân huệ của Thiên Chúa. Bạn có biết điều ấy không ?
Quả thật, có những ân huệ của Thiên Chúa mà chúng ta thường ít khi nghĩ đến, chẳng hạn sức khoẻ. Có sức khoẻ là ta có thể đi đây đi đó, đi chợ, đi chơi phố, đi nhà thờ..., thấy được bao cái hay, cái đẹp, cái lạ: “Đi một đàng, học một sàng khôn” ; có sức khoẻ, ta làm được bao việc tốt, ích lợi cho gia đình, cho đồng loại... Chẳng may, ngày nào tai nạn đến làm ta bị què chân, cụt tay, hay bệnh hoạn đến ghì chặt ta trên giường hết năm này đến năm khác ; lúc ấy, ta mới thấy sức khoẻ là quí biết bao! Sức khoẻ là vàng! Gần nhà tôi có một bà liệt giường mười mấy năm nay, hàng ngày, bà chỉ cầu xin: “Xin Chúa cho con chút sức khoẻ, để con đi nhà thờ, và để con được cùng các anh chị em đi làm tông đồ! ” - Thế mà đến nay bà vẫn chưa được.
Vậy, ta cùng nhau bàn về một ân huệ Thiên Chúa ban, mà rất nhiều người trong chúng ta chỉ nhớ đến khi đã đánh mất, đólà DANH DỰ!
1/ Danh dự là gì ? Ta sẽ hiểu là gì khi thấy một anh thanh niên trong khu xóm được chính quyền khen thưởng huy chương lao động, hoặc thấy đội banh quốc gia đoạt cúp vô địch tại Thế Vận Hội, hoặc bố ta được đắc cử vào Quốc Hội... Ta sẽ hiểu rằng: chiếc huy chương, chiếc cúp, hay chức dân biểu là những dấu hiệu bên ngoài nói lên cái sự người ta nhìn nhận giá trị hoặc đức độ bên trong của đương sự. Người ta nhìn nhận bao công khócủa anh thanh niên: nào anh đã hết sức lao động, đã xông pha đến những chỗ nào khó khăn, nặng nhọc nhất, anh đi làm đúng giờ, và là người ra về sau hết mọi người..., anh cósáng kiến cải tiến kỹ thuật cho công trình được xúc tiến mau lẹ..., có lần anh đã liều mạng sống để giữ vững cái đập đang sắp bị nước lũ cuốn phăng đi... Ai ai nghe nói về anh cũng đồng thanh: “Thanh niên như anh, không có đến người thứ hai đâu! ”. Biết bao cô gái ước mơ được anh làm chồng mình.
Những người như thế, ta bảo họ được mọi người ngưỡng mộ, yêu mến, trọng nể: người ấy có danh thơm, tiếng tốt, có danh dự.
2/ Nền tảng của danh dự: Thoạt tiên, ta nghĩ danh dự của một người nào là cái giá trị, cái đức độ của riêng người đó, đã do cung cách sống của họ tạo nên. Đúng! Song người Kitô hữu ta còn đi xa hơn: danh dự của con người, trước hết là ân huệ của Thiên Chúa.
Thật thế! Thiên Chúa, Đấng chói lòa thánh thiện và vinh hiển, đã khấng dựng nên loài người - một vật yếu ớt giữa bao mãnh thú, nhỏ bé giữa vũ trụ nguy nga - nhưng đã tạo dựng họ theo hình ảnh của Ngài: Kinh Thánh ca ngợi:
“Lạy Yavê, Chúa chúng tôi!
Danh Người uy linh dường bao trên khắp cõi trần!
Khi tôi trông lên trời, do ngón tay Người làm ra,
trăng sao vằng vặc Người đã định chỗ”.
So sánh như vậy thì:
“Phàm nhân là cái gì để Người nhớ đến ?
Con người là chi để Người phải bận tâm ?”
(Quả thực, con người thật nhỏ bé và yếu ớt trước tất cả vũ trụ, thế mà):
“So với thần linh, Người đã dựng nên họ không thua mấy tí,
Vinh dự huy hoàng là triều thiên Người ban tặng cho họ” (Tv 8.).
Được đặt lên địa vị vinh dự cao sang như thế, nhưng con người sa ngã phản nghịch đánh mất vinh dự huy hoàng của mình rồi! Song Thiên Chúa không bỏ con người tàn tạ trong hư hỏng và nhục nhã. Một lần nữa, Thiên Chúa lại đến nâng con người lên: Người sai Con Một là Đức Yêsu xuống tái tạo danh dự và vinh quang cho con người, lần này một cách hiển hách hơn trước. Công trình này không phải là việc chắp vá một cái bình đổ vỡ, mà là một phép mầu, tái tạo cho tốt đẹp, kỳ diệu hơn. Chẳng thế mà Hội Thánh ca ngợi Thiên Chúa rằng: “Lạy Thiên Chúa là Đấng tạo dựng con người cách lạ lùng, nhưng còn tái tạo họ cách kỳ diệu hơn nữa”.
Trước kia, được tạo dựng nên hình ảnh Thiên Chúa, nay thì nhờ Chúa Kitô, còn được làm con của Thiên Chúa, thông chia mọi vinh hiển, danh dự, quyền năng của chính Con Một hằng sống của Thiên Chúa là Đức Yêsu phục sinh.
Như vậy, nếu con người - tự bẩm chất do Thiên Chúa dựng nên - đã đáng trọng kính, thì nay được làm con Thiên Chúa, lại càng đáng trọng, đáng kính, đáng vinh quang, vinh dự hơn nữa, khi người đósống trong ân nghĩa, tự do và yêu thương. Cha của ông Ôrigênê, một nhà thần học lỗi lạc thế kỷ thứ 3, mỗi khi lại gần nôi con, ông quì xuống vái lạy và hôn ngực con. Với ai bỡ ngỡ, ông nói: “Con tôi, đã được chịu phép Thanh tẩy, bây giờ nó là con Thiên Chúa, Chúa Ba Ngôi ngự trong nó, sao tôi lại không bái lậy ?”. Còn Thánh Phaolô nói: “Vinh quang, danh dự và bình an, cho người nào làm sự lành! ” (Rm 2.10).
3/ Danh dự cần cho đời sống nhân loại: Tự nhiên, ai cũng mong muốn được kính trọng, đánh giá tốt bởi đồng loại. Không ai muốn bị người khác khinh thường, phỉ nhổ, chê bai. Người nào luôn sống trong mặc cảm bị khinh chê, ghét bỏ, không thể sống được, hoặc sống chỉ còn như súc vật - loài vật không có danh dự, không biết xấu hổ - như thế kể như họ đã chết! Bởi thế, ta mới thấy danh dự là điều kiện cần thiết của đời sống nhân loại. Kìa, ta nhớ lại cha ông tổ tiên chúng ta, lúc đạo nho còn thịnh hành, Đức Khổng đã dạy cho biết sống sao cho thành người Trượng Phu, Quân Tử, tức là sống xứng với địa vị mình: quân, thần, phụ, tử: Vua sống cho ra vua, bầy tôi cho ra bầy tôi, cha cho đáng mặt cha, con cho đúng đạo làm con, hầu cho cóchết đi, danh thơm còn để lại muôn đời trong sử xanh!
“Thà chết vinh, còn hơn sống nhục! ”
Biết bao người chỉ nghĩ đến danh dự mà thấy có sức thúc đẩy để thực hiện những việc anh hùng, diệu kỳ. Ngược lại, cũng có khối kẻ chỉ nhờ nghĩ đến sự mất danh dự, đã dừng lại trên con đường tội ác.
Một xã hội chỉ lành mạnh và văn minh, một cuộc sống chỉ thật cótính người, khi đàn ông tôn trọng đàn bà, cha mẹ tôn trọng con cái, người trên trọng kẻ dưới, người giàu không khinh khi người nghèo khổ... ; nói tóm: người này tôn trọng người kia, đồng loại mình, hình ảnh Thiên Chúa, dù đã là con Thiên Chúa hay đang được kêu gọi sẽ làm con Thiên Chúa.
Gia đình chúng ta đồng tâm nhất trí nhớ và nhắc nhở nhau nhớ đến vinh dự Thiên Chúa đã ban cho mỗi người chúng ta, và quyết chí không bao giờ chà đạp bởi những hành vi đê hèn, nhuốc nhơ. Quyết chí chưa đủ, ta hãy tha thiết cầu xin Thiên Chúa, Đấng đã ban cho ta vinh dự huy hoàng, chỉ thua kém thần linh một tí, cũng ban thêm ơn cho ta gìn giữ nó.
Tích truyện
Trên đường chạy loạn, Hoa Hâm cùng đoàn tùy tùng gặp một người lạ cũng chạy loạn, năn nỉ xin nhập đoàn. Các tùy tùng đồng ý. Chỉ có Hoa Hâm nói:
- Ta cómấy người, hiểm nguy, may mắn, sướng khổ đùm bọc lấy nhau. Bây giờ thêm một người nữa, liệu khi hữu sự cólo cho người ta chu đáo không ?
Các tùy tùng năn nỉ xin cho người lạ. Sau cùng Hoa Hâm cũng thuận. Cả đoàn tiếp tục đi. Đi được xa xa, người lạ bỗng xảy chân rơi xuống giếng. Đoàn tùy tùng sợ khónhọc và trách nhiệm phiền phức, nên bỏ đi. Hoa Hâm bất mãn nói:
- Đã nhận người ta cùng đi, lúc người ta lâm nạn, bỏ người ta sao đành ?
Ông liền ra lệnh cho tùy viên vớt lên, tìm cách cứu chữa cho lành. Nhưng rủi, người ấy ngộp nước và tắt thở. Hoa Hâm tận tụy cho mai táng chu tất với lòng tiếc thương.
- Thư Viện: